Anh trai cựu cố vấn ông Hồ Cẩm Đào lĩnh án hơn 12 năm tù
Một tòa án tại Trung Quốc ngày 16/12 đã kết án tù 12 năm rưỡi đối với người anh trai của cựu cố vấn đắc lực cho cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vì tội nhận hối lộ, hãng tin nhà nước Xinhua cho biết.
Ông Lệnh Chính Sách (Ảnh: SCMP)
Theo Xinhua, tòa án tại thành phố Trường Châu, tỉnh Giang Tô đã buộc tội ông Lệnh Chính Sách, cựu Phó chủ tịch Chính hiệp tỉnh Sơn Tây, vì nhận hối lộ trực tiếp hoặc gián tiếp 16 triệu nhân dân tệ (2,3 triệu USD) trong khoảng thời gian từ 2001-2014.
Truyền hình nước Trung Quốc dẫn thông tin từ tòa án cho hay ông Lệnh nhận mức án nhẹ hơn do ông này đã thừa nhận các tội danh, bày tỏ sự ăn năn và hợp tác trong cuộc điều tra.
Ông Lệnh Chính Sách là anh trai của Lệnh Kế Hoạch, cựu cố vấn đắc lực của cho cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và đã bị kết án tù chung thân hồi tháng 7 vì tội nhận hối lộ và thu thập phi pháp các bí mật quốc gia trong một vụ việc mà đảng Cộng sản Trung quốc nói là gây tổn hại nghiêm trọng tới hình ảnh của đảng.
Giới chức đã công bố cuộc điều tra nhằm vào ông Lệnh Chính Sách vào tháng 6/2014.
Hồi năm ngoái, Phó thủ tướng Trung Quốc Mã Khải đã miêu tả vấn nạn tham nhũng ở tỉnh Sơn Tây “giống căn bệnh ung thư”. Là một trong những tỉnh sản xuất than đá hàng đầu Trung Quốc, nền kinh tế của Sơn Tây đã bùng nổ do nhu cầu năng lượng tăng mạnh trong thập niên qua, một trong những lý do mà báo chí nhà nước nói là gây ra tham nhũng.
Video đang HOT
Hồi tháng 1/2016, Trung Quốc đã lần đầu tiên thừa nhận việc liên lạc với Lệnh Hoàn Thành, một người em trai của ông Lế Kế Hoạch. Hồi cuối tháng 10, ông Lệnh Hoàn Thành bị bắt ngay sau khi trở về Trung Quốc từ Mỹ. Chính phủ Trung Quốc không tiết lộ chi tiết bất kỳ cáo buộc nào liên quan tới ông này.
Kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp, cảnh báo rằng vấn đề này có thể đe dọa sự sống còn của đảng Cộng sản nước này.
(Theo Dân Trí)
Sợ rơi vào tình cảnh giống Hồ Cẩm Đào, ông Tập vội áp "ranh giới đỏ" cho quân đội
Đại biểu quân đội "đồng loạt rút lui" được cho là bước tiến lớn trong quá trình chuyển giao quyền lực và là một phần nội dung trong kế hoạch cải tổ quân đội của Tập Cận Bình.
Hiện nay, chính quyền các địa phương trên khắp Trung Quốc đang bước vào đợt cao điểm trong quá trình thay đổi nhiệm kỳ, chuyển giao quyền lực trước Đại hội khóa XIX đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ diễn ra vào mùa thi năm 2017.
Giới quan sát nhận định, quá trình chuyển giao quyền lực tại đảng ủy các địa phương sẽ hoàn thành vào mùa xuân năm 2017. Thời gian nửa cuối năm 2017 sẽ tiến hành công tác trù bị cho Đại hội khóa XIX.
Đáng chú ý, những năm gần đây, cơ cấu hội đồng nhân dân tại các địa phương không xuất hiện đại biểu thuộc khối Quân ủy trung ương Trung Quốc hay còn gọi "ủy viên thường vụ quân trang".
"Ủy viên thường vụ quân trang" hay "ủy viên thường vụ quân đội" chỉ đại biểu quân đội trong thành phần lãnh đạo đảng ủy cấp tỉnh, thành phố.
Thông thường Chính ủy hoặc Tư lệnh quân khu các tỉnh, thành phố sẽ đảm nhận vai trò "ủy viên thường vụ quân trang".
Theo tuyên bố chính thức của ĐCSTQ, động thái này có tác dụng "tăng cường sự giao lưu giữa quân đội với chính quyền địa phương".
"Ủy viên thường vụ quân trang" cần tham dự các hội nghị thường vụ đảng ủy cũng như tham gia vào các vấn đề lớn tại địa phương như: Quyết sách về các vấn đề lớn, đảm nhiệm điều hòa mối quan hệ giữa quân đội với chính quyền địa phương hay giúp đỡ chính quyền địa phương xây dựng kinh tế xã hội v.v...
Thanh lọc quan hệ địa phương - quân đội?
Bạc Hy Lai (trái) và Từ Tài Hậu. (Ảnh: 360doc.com)
Theo Đa chiều (Mỹ), hiện tượng "giới ủy viên thường vụ quân ủy đồng loạt rút lui" được cho là bước tiến lớn trong quá trình chuyển giao quyền lực trên chính trường Trung Quốc, đồng thời là một phần nội dung trong kế hoạch cải tổ quân đội của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trả lời tờ Tuần san tin tức Trung Quốc, Giáo sư Hứa Diệu Đồng thuộc Học viện Hành chính quốc gia ĐCSTQ cho biết, việc giới "ủy viên thường ủy quân trang" rút lui khỏi Ủy ban thường vụ tỉnh ủy sẽ tạo thuận lợi cho việc tập trung sức mạnh kiện toàn quân đội.
Một số ý kiến cho rằng, cần phải thanh lọc mối quan hệ giữa lãnh đạo địa phương với tướng lĩnh quân đội nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp của lực lượng vũ trang, giảm xung đột lợi ích giữa địa phương và quân đội, xây dựng mối quan hệ địa phương - quân đội theo hình thức mới.
Tuy nhiên, giới phân tích chỉ ra rằng, bản chất của vấn đề này không hề đơn giản.
Trước đó, thông cáo của Hội nghị trung ương 6 của ĐCSTQ (24-27/10) được công bố vào hôm 2/11 yêu cầu, "kiên quyết ngăn chặn [quan chức] có lòng tham, âm mưu chiếm đoạt quyền lực...".
Theo đó, hành động "rút lui tập thể của các ủy viên thường ủy vũ trang" có thể là sự hồi đáp với khẩu hiệu trên của đảng.
Một luồng ý kiến khác cho rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện bước đi này có thể nhằm đề phòng sự xuất hiện một "Bạc Hy Lai thứ hai" cũng như để tránh xảy ra tình trạng lũng đoạn quân đội do những nhân vật như hai "hổ béo" Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu gây ra.
Bạc Hy Lai - cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh là người có nhiều mối quan hệ mật thiết với một số tướng lĩnh trong quân đội Trung Quốc. Vụ án tham nhũng của Bạc năm 2012 đã gây xáo trộn và được cho là chặn đường hoạn lộ của nhiều tướng lĩnh.
Nhà bình luận chính trị Lý Bình phát biểu trên Apple Daily (Hồng Kông) hồi tháng 4 vừa qua cho biết, vấn đề nghiêm trọng nhất mà Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu phạm phải chính là lũng đoạn quân đội Trung Quốc, tìm cách "cô lập" ông Hồ Cẩm Đào khi nhà lãnh đạo này còn tại nhiệm.
(Theo Thời Đại)
Tín hiệu sau cú "lột xác" bất ngờ của nhân vật được Hồ Cẩm Đào gửi gắm cho Tập Cận Bình Đây là động thái được cho là để chuẩn bị cho bước tiến mới của ông Hồ Xuân Hoa - cấp dưới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sau khi Hội nghị trung ương 6 của đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) diễn ra từ 24-27/10 kết thúc, những thông tin về việc thay đổi nhân sự của Trung Nam Hải...