Anh trai Bầu Thụy huy động gần nửa tỷ USD, tham vọng đầu tư dự án điện mặt trời công suất lớn thứ 2 thế giới
Trong 3 tháng, doanh nghiệp của ông Nguyễn Văn Thiện huy động hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu để đầu tư vào một trong những dự án điện mặt trời, được quảng cáo sẽ có công suất lớn nhất Đông Nam Á và đứng thứ 2 thế giới.
10.000 tỷ đồng huy động điện mặt trời
Công ty Ea Súp 5 – chủ đầu tư dự án điện mặt trời trong cụm dự án Nhà máy Xuận Thiện – Ea Súp, vừa thông tin về việc phát hành thành công 440.000 trái phiếu với tổng giá trị 440 tỷ đồng. Doanh nghiệp không công bố lãi suất nhưng tiền lãi được thanh toán 3 tháng/lần. Kỳ hạn trái phiếu là 12 năm.
Thời gian qua, Công ty Ea Súp 5 liên tục huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp. Tháng 7, công ty công bố huy động thành công 330 tỷ đồng trái phiếu có tài sản đảm bảo, kỳ hạn 10 năm, lãi suất cố định 18 tháng đầu là 11,25%/năm. Cuối tháng 6, Ea Súp 5 cũng thông tin về kết quả 9 đợt phát hành trái phiếu đã chào bán thành công. Tổng giá trị các đợt phát hành đạt 1.350 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ trong vòng 3 tháng, riêng Ea Súp 5 đã công bố huy động thành công hơn 2.100 tỷ đồng trái phiếu.
Ea Súp 5 là một trong các chủ đầu tư thực hiện Tổ hợp dự án nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện – Ea Súp tại DakLak. Dự án này gồm 5 nhà máy với quy mô 875ha, tổng mức đầu tư 15.400 tỷ đồng. Chủ đầu tư của từng nhà máy lần lượt là các công ty Ea Súp 1,2,3,4,5.
Tuy nhiên, cả Cụm điện mặt trời Xuân Thiện – Ea Súp lại do Công ty TNHH Xuân Thiện Việt Nam (Xuân Thiện Group) làm chủ đầu tư. Doanh nghiệp này do các pháp nhân cùng họ Xuân Thiện góp vốn thành lập như Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình, Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang, Công ty TNHH Xuân Thiện Hòa Bình.
Cơ cấu cổ đông sáng lập Ea Súp 5.
Video đang HOT
Bên cạnh Ea Súp 5, các công ty Ea Súp 1 và Ea Súp 2 từng lần lượt huy động 1.630 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp theo thông báo ngày 26/8. Trước đó, Công ty cổ phần Xuân Thiện Đắk Lắk cũng huy động thành công 1.880 tỷ đồng trái phiếu.
Ngoài ra, một số công ty thuộc “họ Xuân Thiện” cũng vừa đồng loạt huy động hàng nghìn tỷ để phục vụ các dự án điện khác. Cụ thể, Xuân Thiện Ninh Bình thông qua 2 công ty thành viên là Xuân Thiện Thuận Bắc huy động 1.234 tỷ đồng trái phiếu và Công ty Xuân Thiện Ninh Bình huy động 2.056 tỷ đồng trái phiếu vào ngày 28/8. Nguồn vốn này được huy động để thực hiện dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc (giai đoạn 1 và 2) tại xã Bắc Phong, tỉnh Ninh Thuận.
Như vậy, chỉ trong vòng 3 tháng, tổng giá trị trái phiếu các doanh nghiệp trong họ Xuân Thiện trên đã huy động đạt 10.540 tỷ đồng.
Dự án điện mặt trời Xuân Thiện – Ea Súp do Xuân Thiện Group đầu tư là một trong những dự án có công suất lớn nhất khu vực Đông Nam Á và lớn thứ hai thế giới khi hoàn thành, bao gồm 22,2 km đường dây 500 kV và trạm biến áp 500 kV/1200 MVA.
Cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện – Ea Súp có tổng mức đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng, công suất khoảng 2.000 MW (tương đương công suất lưới 2.800 MWp). Giai đoạn I của dự án có công suất 600 MW (tương đương công suất lưới 830 MWp) vừa được Thủ tướng phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia cuối năm 2019. Cụm dự án dự kiến khánh thành vào ngày 15/11 và phát điện, đưa vào vận hành thương mại trong quý IV năm nay.
Giai đoạn II của dự án với công suất 1.400 MW đã qua thẩm định và chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng.
Tham vọng đầu tư của đại gia thuỷ điện
Xuân Thiện Group do ông Nguyễn Văn Thiện (sinh năm 1970) làm Chủ tịch HĐQT, là con trai cả của ông Nguyễn Xuân Thành – người sáng lập Tập đoàn Xuân Thành (Ninh Bình). Hai người em trai của ông là Nguyễn Đức Thụy ( bầu Thụy – sinh năm 1976) – Chủ tịch HĐQT Thaiholdings tập trung mảng phát triển bất động sản và ông Nguyễn Xuân Thủy (sinh năm 1988) – người điều hành mảng sản xuất và kinh doanh xi măng.
Thi công Cụm Dự án điện mặt trời Xuân Thiện – Ea Súp tại huyện Ea Súp.
Xuân Thiện Group thông qua nhiều công ty thành viên tập trung đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất điện và cả xi măng – lĩnh vực truyền thông của Tập đoàn mẹ Xuân Thành – nay được đổi tên là Thai Goup. Cùng với đó, Xuân Thiện Group còn được Thai Group giao nhiệm vụ đầu tư ra nước ngoài các dự án thủy điện, xi măng và khách sạn nghỉ dưỡng.
Ở lĩnh vực sản xuất điện, ngoài dự án tại Ea Súp, Xuân Thiện Group còn có thế mạnh ở lĩnh vực thủy điện khi đang đầu tư khai thác khoảng hơn 20 dự án trong và ngoài nước. Trong đó, doanh nghiệp có 2 dự án tại Cameroon là Thủy điện Yabassi và Toumbassala trên sông Wouri và Nkam có tổng công suất gần 600 MW. Công ty này vẫn đang tiếp tục tìm kiếm để đầu tư thêm các dự án thủy điện tại châu Phi và các nước Mỹ La Tinh.
Bên cạnh các dự án về điện Xuân Thiện Group từng gây xôn xao khi đặt tham vọng vào các dự án Giao thông đường thủy xuyên Á và thủy điện trên sông Hồng với tổng vốn đầu tư 24.500 tỷ đồng năm 2016. Đề nghị này đã bị bác bỏ do những lo ngại tác động xấu đến môi trường, thay đổi hệ sinh thái khu vực đồng bằng sông Hồng.
Sau đó, Xuân Thiện Ninh Bình bày tỏ muốn đầu tư xây dựng cảng phía Bắc Hà Nội trên sông Hồng tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội – khu vực đoạn cầu Thăng Long và Nhật Tân. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 500 tỷ đồng. Diện tích cảng vào khoảng 12ha, công suất 1,2 triệu tấn/năm.
So găng những doanh nghiệp điện mặt trời trên sàn chứng khoán
Được xem là một trong những lĩnh vực "hot" nhất hiện nay với tỷ suất sinh lời cao đột biến, nhưng ngành năng lượng tái tạo vẫn là một phân khúc hiếm "người chơi" trên sàn chứng khoán. Nếu tính cả TTA, một tân binh sàn HoSE với tiềm lực lớn trong lĩnh vực này, số lượng doanh nghiệp niêm yết tham gia lĩnh vực điện mặt trời và điện gió chưa tới hai con số.
Dự án điện mặt trời Hồ núi Một 1 của TTA đang được thi công
"Sức nóng" của ngành năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, không chỉ được thể hiện qua con số dự án đã và đang triển khai tăng đột biến gần đây, mà còn ở hiệu suất kinh doanh ấn tượng. Chỉ sau một năm đi vào triển khai, nhiều dự án lớn đã mang về hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận, với tỷ lệ biên lợi nhuận gộp 50-60%. Với hiệu quả kinh doanh hấp dẫn nhưng trên sàn chứng khoán hiện tại lại khá vắng bóng các cổ phiếu ngành năng lượng tái tạo.
CTCP Điện Gia Lai (GEG), Sao Mai Group (ASM), Fecon (FCN), CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) hay Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (TV2) hiện là những đại diện hiếm hoi trong ngành đang có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán. Nếu tính cả Trường Thành Group (TTA), tân binh mới trên sàn HoSE, số lượng doanh nghiệp niêm yết tham gia lĩnh vực này mới chỉ có 7 cái tên.
Trong số này, GEG thuộc TTC Group hiện đang tạm đứng đầu với 5 nhà máy điện mặt trời có tổng công suất 260MW cùng với một số nhà máy thủy điện nhỏ. Sao Mai Group (ASM) cũng sở hữu tổng suất 150MW điện mặt trời nhưng nguồn thu từ điện khá khiêm tốn khi đặt cùng các mảng kinh doanh khác như bất động sản hay thủy sản.
TV2 cũng chọn năng lượng tái tạo là trọng tâm nhưng công ty tham gia dưới cả vai trò chủ đầu tư và tổng thầu EPC. Quy mô dự án TV2 hoàn thành mới khiêm tốn ở con số 2, gồm dự án Điện mặt trời Vĩnh Tân GĐ 1 và Điện mặt trời Sơn Mỹ 3.1, tổng công suất 56,2MW. Không nằm ngoài cuộc đua đầu tư vào điện mặt trời, tuy nhiên Fecon hiện mới đang thi công đồng loạt 4 dự án nhà máy điện mặt trời (Vĩnh Hảo 6, Sunseap, Hồng Phong và Sơn Mỹ), trong đó có 1 dự án mà công ty này là nhà đầu tư (Vĩnh Hảo 6).
Là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực đầu tư năng lượng nhưng REE dường như cũng không quá mặn mà ngoài một khoản đầu tư nhỏ vào Phong điện Thuận Bình.
Tân binh mới của sàn HoSE cũng tham gia trong lĩnh vực năng lượng tái tạo là Trường Thành Group. Theo thông tin trong bản cáo bạch, ngoài hai dự án thủy điện đặt nền móng cho sự phát triển là Ngòi Hút 2 và Ngòi Hút 2A, Trường Thành hiện đã chuyển trọng tâm sang điện mặt trời với một dự án đã hoàn thành là Hồ Bầu Ngứ (gần 62MW) và một dự án sắp hoàn thành là Hồ Núi Một 1 (50MW). Bên cạnh 2 nhà máy điện mặt trời, Trường Thành còn nắm giữ 35% lợi ích tại Nhà máy Phong điện Phương Mai công suất 30MW.
Kết quả kinh doanh ấn tượng
Một trong những điểm nhấn đáng chú ý của lĩnh vực năng lượng tái tạo là tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn. Kết quả này cũng tương đồng với số liệu tài chính những doanh nghiệp đứng đầu trên sàn chứng khoán.
Là doanh nghiệp đang sở hữu quy mô công suất lớn nhất, doanh thu bán điện mang về cho GEG hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2019, gấp đôi năm 2018. Nếu tính riêng chu kỳ nửa đầu năm trong hai năm gần nhất, mảng hoạt động này đem về tỷ suất lợi nhuận gộp ấn tượng với gần 60%.
Tuy nhiên, kết quả này còn ấn tượng hơn nếu nhìn từ báo cáo tài chính của Trường Thành, tân binh mới của sàn HoSE.
Trong nửa đầu năm 2019, TTA ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận gộp đạt lần lượt 107 tỷ và 62 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 59%, tương đương với GEG. Tuy nhiên, khi dự án điện mặt trời Hồ Bầu Ngứ hoàn thành vào quý IV/2019, kết quả nửa đầu năm nay đã có sự tăng trưởng đáng kể. Doanh thu và lợi nhuận gộp trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 170 tỷ và 114 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận gộp tăng vọt lên gần 70%. Kết quả này chỉ kém một chút so với Sao Mai An Giang, thuộc Tập đoàn Sao Mai (ASM).
Nếu xét về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS), cả TTA và GEG cùng duy trì ở ngưỡng trên 20%. Theo Trường Thành, dự kiến khi toàn bộ các nhà máy vận hành tối đa công suất từ năm 2021, Trường Thành sẽ đạt khoảng 790 tỷ đồng doanh thu và 256 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, ROS sẽ vượt ngưỡng 30%.
EVNGenco3: Điều chỉnh giá theo sản lượng giữa dịch Covid-19, doanh thu công ty mẹ 8 tháng điều chỉnh nhẹ về 26.143 tỷ đồng EVNGenco3 cho biết đang xúc tiến thực hiện các thủ tục thực hiện đầu tư dự án Điện mặt trời trên hồ thủy điện Buôn Kuốp và Srêpốk 3, điện mặt trời mái. Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP (EVNGenco 3, PGV) vừa công bố tình hình kinh doanh điện tính đến tháng 8/2020. Ghi nhận, trong tháng 7 - 8...