Anh tôi ném xấp tiền lên bàn rồi nói lời cay nghiệt, phản ứng của chị dâu khiến cả nhà bất ngờ
Tôi không thể chấp nhận những lời anh trai nói với chị dâu và rất hả hê với màn phản pháo của chị ấy.
Trước khi cưới nhau, anh trai và chị dâu đã góp tiền mua nhà, nhờ đó mà nhiều năm nay tôi được ở trọ miễn phí. Những năm sống chung với chị dâu, tôi thấy chị là người phóng khoáng, tốt tính và đối xử rất công bằng với bố mẹ 2 bên.
Ngày tôi còn là sinh viên, tháng nào chị cũng cho 1 triệu để chi tiêu sinh hoạt. Còn tiền anh trai cho tôi, chị không bao giờ hỏi han hay kiểm soát. Những lúc đi mua sắm quần áo chị hay rủ tôi đi và chắc chắn chị sẽ tặng cho 1 bộ đồ nào đó.
Hiện tại tôi đã đi làm, nhiều lần muốn ra ở riêng để trả lại không khí bình yên cho anh chị nhưng chị không chịu. Chị sợ tôi ra ngoài chi tiêu tốn kém, chị muốn tôi để dành tiền tiết kiệm cho gia đình nhỏ sau này.
Từ khi sinh đứa nhỏ, chị dâu nghỉ việc ở nhà chăm sóc con. Chị muốn 2 đứa con phải được chăm sóc tốt ngay từ khi còn nhỏ, còn chuyện tiền nong để kiếm sau.
Từ khi không đi làm nữa, chị dâu hạn chế chi tiêu mua sắm hơn. Số tiền anh tôi đưa cho mỗi tháng chị dành toàn bộ để phục vụ chồng con, còn bản thân chị sống rất đơn giản đạm bạc. Nhiều khi tôi còn bắt gặp cảnh chị ăn sáng bằng vài thìa cơm nguội. Chị nói là để giảm cân nhưng tôi biết chị đang thực hiện chế độ sống tiết kiệm.
Video đang HOT
Anh tôi cau mày trách chị không biết chi tiêu, đưa bao nhiêu tiền cũng hết. (Ảnh minh họa)
Hôm thứ 5 vừa rồi, anh tôi lĩnh lương và đưa cho chị dâu 17 triệu chi tiêu sinh hoạt trong gia đình. Trước khi ném xấp tiền lên bàn, anh tôi cau mày trách chị không biết chi tiêu, đưa bao nhiêu tiền cũng hết, chẳng hiểu nổi tiêu tiền kiểu gì nữa.
Nghe anh tôi nói thế, chị dâu đứng bật dậy và cầm tiền nhét ngược lại vào túi chồng. Chị bảo từ nay về sau, anh tôi cứ giữ lấy tiền cho bản thân, chị không cầm tiền của anh nữa để đỡ bị mang tiếng ăn hoang phá hoại.
Chị nói tháng sau sẽ gửi con đi trẻ và bản thân sẽ đi kiếm tiền, không cần sự bố thí của chồng nữa. Thái độ thẳng thắn, quyết đoán của chị dâu làm anh tôi sợ xanh mặt. Anh vội nói lời xin lỗi và khuyên chị ở nhà chăm sóc con 1 thời gian nữa, để con cứng cáp rồi gửi trẻ, kẻo cho con đi học sớm sẽ ốm yếu. Sau này, anh không dám nói những lời xúc phạm chị nữa.
Dù anh nói thế nào đi nữa, chị dâu vẫn giận. Từ hôm đó đến nay, chị dành nhiều thời gian ngồi trên máy tính để ôn lại kiến thức đã bị quên. Có lẽ chị chuẩn bị kiến thức để đi phỏng vấn. Anh tôi rất hối hận vì đã nói lời không phải với chị dâu.
Chị đang giận anh nên sẽ không nghe lời khuyên của chồng. Anh trai muốn tôi thuyết phục chị ở nhà chăm sóc con nhưng tôi không biết phải nói sao để chị nghe theo nữa?
Gọi điện mời chị dâu về quê ăn Tết, chị ngậm ngùi tiết lộ số tiền nợ khiến cả nhà hoảng hốt
Cứ đến ngày 20 tháng Chạp âm lịch, tôi lại gọi điện, mời vợ chồng chị dâu về quê ăn Tết.
Nhưng lần này, chị không còn vui vẻ đồng ý nữa.
Gia đình chồng tôi rất nề nếp, gia giáo. Có lẽ một phần vì bố mẹ chồng đều là giáo viên đã về hưu nên ông bà còn giữ nếp sống cũ. Thời gian đầu về làm dâu, tôi cũng nảy sinh mâu thuẫn với họ. Sống 2 năm, tôi mới dần hòa mình vào nếp sống của nhà chồng. Còn chị dâu vì không chịu đựng nổi sự hà khắc quá mức của bố mẹ chồng nên đã bỏ đến thành phố ở. Anh trai chồng thương vợ con nên đi theo. Từ đó đến nay, anh chị chỉ về quê vào những dịp quan trọng như giỗ, lễ, Tết.
6 năm nay, cứ đúng ngày 20 tháng Chạp âm lịch, tôi lại là người gọi điện mời vợ chồng chị dâu về quê ăn Tết. Mẹ chồng tôi nói cùng là dâu, tôi sống ở nhà từ đường thì nên gọi điện mời anh chị, có như thế mới phải phép. Mấy chuyện nhỏ nhặt này, tôi cũng chẳng nề hà.
Thường thì mọi năm, vợ chồng chị sẽ thu xếp về quê vào ngày 28 Tết. Anh chị mua nhiều quà cáp, bánh trái, biếu tiền vợ chồng tôi để mua sắm. Hơn nữa, chị dâu sẵn sàng giúp đỡ tôi việc dọn dẹp, nấu nướng chứ không kiêu kì, tỏ vẻ là người thành phố. Mối quan hệ giữa tôi với chị dâu rất tốt, chưa từng xảy ra hiểu lầm, xích mích nào.
Gọi điện mời vợ chồng chị dâu về quê ăn Tết, chị lại tiết lộ đang nợ hơn 3 tỷ. (Ảnh minh họa)
Hôm qua, tôi gọi điện cho chị dâu, hỏi anh chị khi nào về quê được. Tôi còn nhờ chị mua giúp mình vài thứ đồ trang trí. Chị dâu không vui vẻ như thường lệ nữa mà mặt mày ủ rũ, chán chường. Chị ngậm ngùi nói vợ chồng mình không trụ nổi việc kinh doanh, hiện tại đang cố gồng gánh số nợ hơn 3 tỷ nên chẳng còn tâm trạng nào để về quê. Anh chị định giấu kín chuyện này vì không muốn mọi người lo lắng, nhưng buộc phải nói để không mang tiếng ỷ giàu nên không chịu về quê ăn Tết. Chị cười buồn, khóe mắt đỏ hoe, nói rất sợ đối diện với bố mẹ chồng. Sợ bị bố mẹ tra hỏi, đổ tội, sợ chồng khó xử khi đứng giữa. Chi bằng không về, có khi lại dễ chịu hơn.
Tôi kể mọi chuyện cho bố mẹ chồng nghe. Họ ngồi chìm trong im lặng và suy nghĩ. Có lẽ chính bố mẹ cũng không nghĩ rằng việc mình quá hà khắc, nề nếp lại ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ của con dâu như vậy. Đến mức con dâu không còn muốn chia sẻ hay nhờ vả vào cha mẹ nữa.
Chồng tôi bảo bố mẹ bán đất, lấy tiền giúp anh chị trả bớt một khoản nợ. Trả được bao nhiêu thì đỡ bấy nhiêu. Ông bà lại nói nếu như vợ chồng chị dâu chịu về quê, nói rõ mọi chuyện thì ông bà sẵn sàng làm thế; còn nếu không thì để anh chị tự xoay xở. Nhưng tôi biết, chị dâu đã nói thế thì chắc chắn chị sẽ không về. Tôi muốn giúp chị mà cũng đành bất lực. Phải thuyết phục như thế nào để chị chịu về bây giờ?
Nghe được những lời phàn nàn của chị dâu, tôi mới biết mình đã tin tưởng vợ một cách mù quáng Nếu vợ cư xử tốt với bố mẹ anh em nhà nội thì tôi đã chẳng phải can thiệp vào mấy chuyện hậu phương thế này. Khi còn thanh niên, vào mỗi dịp Tết đến tôi thường biếu bố mẹ mỗi người 10 triệu để mua sắm. Từ ngày lập gia đình, vợ quản lý toàn bộ tài chính, trong ví tôi không...