Anh tính chuyện đối phó với khả năng eurozone tan rã
Nước Anh đã tính đến những tình huống xấu nhất có thể xảy ra với khu vực đồng euro. Bộ Ngoại giao Anh yêu cầu các đại sứ quán Anh ở châu Âu chuẩn bị kế hoạch đối phó và sơ tán công dân nếu khu vực đồng tiền chung euro bị tiêu tan.
Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne cảnh báo những nguy cơ nếu eurozone tan rã.
Trong lúc các nước châu Âu vẫn đang bàn chuyện cứu nợ ngân sách cho Itlaia và Tây Ban Nha thì nước Anh đã tính đến chuyện sẽ làm gì nếu ngôi nhà euro bị sập và lên kế hoạch chống đỡ cơn sóng thần tài chính.
Video đang HOT
Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne hôm qua cảnh báo tình hình kinh tế Anh sẽ vô cùng tồi tệ nếu khu vực đồng euro “bị vỡ”.
Bộ Tài chính Anh đang gấp rút soạn thảo kế hoạch cứu trợ châu Âu nếu điều đó xảy ra, đồng thời kêu gọi các ngân hàng chuẩn bị kế hoạch hoạt động trong trường hợp euro không còn là đồng tiền chung của các nước châu Âu.
Các đối phó của chính phủ Anh được thực hiện theo đúng nguyên tắc hoạt động trong điều kiện khủng hoảng, vốn đã thành qui trình cho cả hệ thống từ nhiều năm qua, trong đó trước hết là đánh giá mức độ của nguy cơ có thể xảy ra chuyện ngôi nhà euro sụp đổ.
Tờ Telegraph ra hồi đầu tuần trích lới một chuyên viên phân tích ở ngân hàng đầu tư UBS cảnh báo từ hồi đầu năm về kịch bản xấu nhất có thể diễn ra là hỗn loạn dân sự và nguy cơ về quyền tài sản cơ bản nhất, theo sau cơn sóng thất nghiệp.
Từ hai tuần trước, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đã cảnh báo về nguy cơ từ đồng euro cho nền kinh tế thế giới. Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, ông đánh giá đây là cơn khủng hoảng lớn nhất từ trước đến giờ buộc các lãnh đạo EU phải làm sao giải quyết món nợ của nước Italia và Hy Lạp.
Từ phía chính phủ cầm quyền, Bộ trưởng kinh doanh Vince Cable cũng đồng ý với nhận định đó, kêu gọi các lãnh đạo EU có giải pháp, và đương kim thủ tướng David Cameron cũng mô tả tình hình kinh tế châu Âu sắp tới là kinh hoàng.
Theo Dân Trí
Slovakia ban bố tình trạng khẩn cấp do hàng nghìn bác sỹ bỏ việc
Chính phủ Slovakia vừa ban bố tình trạng khẩn cấp ở 15 bệnh viện công sau khi khoảng 2.000 bác sỹ xin thôi việc do lương thấp.
Thủ tướng Slovakia Iveta Radicova.
Theo hãng tin Bloomberg, tình trạng khẩn cấp này có hiệu lực từ ngày 29/11 và cho phép chính phủ buộc các bác sỹ tiếp tục làm việc bất chấp đề nghị thôi việc từ hôm nay 1/12. Nếu không tuân thủ, các bác sỹ Slovakia có thể chịu hình phạt, thậm chí lãnh án tù. Lệnh khẩn cấp trên có hiệu lực tối đa 1 tuần đối với 6 trong tổng số 15 bệnh viện.
Hiện có khoảng 7.000 bác sỹ làm việc trong các bệnh viện của Slovakia, trong đó, hơn 2.000 người tuyên bố thôi việc nếu yêu cầu tăng lương của họ không được đáp ứng.
Chính phủ Slovakia đã đề nghị tăng lương 300 euro (400 USD)/tháng cho các bác sỹ, tuy nhiên, các công đoàn y tế đòi hỏi phải tăng 700 euro (934 USD).
Thủ tướng Slovakia Iveta Radicova nói, bà thừa nhận mức lương hiện tại cho bác sỹ là chưa đủ, nhưng chính phủ đủ khả năng nâng lương theo đề nghị của họ bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Slovakia Ivan Uhliarik đã đề nghị các nước láng giềng cử nhân viên y tế của họ tới hỗ trợ, để đối phó với tình trạng thiếu hụt bác sỹ.
Slovakia gia nhập Liên minh châu Âu năm 2004 và gia nhập khu vực đồng euro (eurozone) năm 2009.
Theo Bưu Điện VN
Châu Âu khủng hoảng nhất từ sau Thế chiến 2 Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 14/11 cho rằng những khó khăn tài chính trong khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) có thể là cuộc khủng hoảng lớn nhất của châu Âu kể từ sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời kêu gọi châu lục này hội nhập nhiều hơn để đối phó với thách thức hiện nay. Thủ...