Anh tính “chia nhỏ” liều tăng cường để tiết kiệm vắc xin cho thế giới
Các nhà khoa học ở Anh xem xét giảm liều lượng vắc xin Covid-19 đối với mũi tăng cường để giải bài toán thiếu nguồn cung vắc xin cho các quốc gia nghèo hơn trên thế giới.
Một người được tiêm vắc xin Covid-19 tại Anh (Ảnh: FT).
Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng và Tiêm chủng (JCVI) của Anh đang nghiên cứu khả năng tiêm mũi vắc xin Covid-19 tăng cường với liều lượng ít hơn với hy vọng cách tiếp cận này giúp tăng nguồn cung cấp vắc xin trên toàn thế giới.
Việc sử dụng cái gọi là “liều lượng chia nhỏ” được xem như một giải pháp đảm bảo nguồn cung cấp vắc xin quý giá để tăng lượng người được tiêm chủng ở những nơi đang thiếu hụt vắc xin, trong khi vẫn cung cấp mức độ bảo vệ cao khỏi bị nhiễm bệnh nặng.
JCVI dự kiến sẽ không áp dụng chương trình vắc xin tăng cường ngay lập tức cho tất cả người trưởng thành cho đến khi có thêm kết quả những nghiên cứu mới khác, dù chính phủ Anh đã sẵn sàng tiêm cho những người có nguy cơ cao nhất và cần tăng cường khả năng miễn dịch vào tháng tới.
Các cơ quan của Anh hiện vẫn đang giám sát các nghiên cứu về tính hiệu quả của việc sử dụng liều lượng thấp hơn trong các mũi tiêm tăng cường và sẽ sớm cung cấp kết quả cuối cùng cho JCVI vào mùa thu này để từ đó xem xét có nên mở chiến dịch tiêm tăng cường hay không.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đang kiểm tra tính an toàn và tác dụng phụ của các liều lượng khác nhau, vì có thể liều lượng vắc xin thấp hơn vẫn có thể giúp tăng cường phản ứng miễn dịch đồng thời giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Các loại vắc xin khác nhau cũng có thể hoạt động theo những cơ chế khác nhau.
Một số nhà dịch tễ học muốn chờ thêm các nghiên cứu mới để từ đó có giải pháp tối ưu cho vấn đề cung cấp vắc xin toàn cầu.
Theo ước tính, sẽ cần khoảng 11 tỷ liều vắc xin Covid-19 để tiêm đầy đủ cho 70% dân số thế giới, nhưng tính đến đầu tháng 7, mới chỉ có 3,2 tỷ liều được tiêm. Thậm chí, theo các nhà nghiên cứu, người dân ở nhiều quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ phải đợi đến năm 2023 mới được tiêm chủng.
Từng được triển khai đối với các bệnh khác
Một số nghiên cứu về liều lượng chia nhỏ đã được thực hiện trên thế giới. Giáo sư Benjamin Cowling, nhà dịch tễ học tại Đại học Hong Kong, gần đây cho rằng việc sử dụng liều thấp hơn “là một giải pháp tiềm năng cho tình trạng thiếu vắc xin toàn cầu”.
Một số nhà nghiên cứu cảnh báo, cách tiếp cận này có thể dẫn đến khả năng kháng vắc xin cao hơn, nhưng đổi lại là ít người bị nhiễm bệnh hơn.
Trong khi đó, giáo sư dịch tễ học David Hunter tại Đại học Oxford cho biết, ý tưởng chia nhỏ liều lượng từng được triển khai trong cuộc chiến chống lại các dịch bệnh khác.
“Mở rộng nguồn cung cấp vắc xin hơn nữa bằng cách sử dụng liều lượng kháng nguyên thấp hơn là một chiến lược được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp khi nguồn cung cấp vắc xin Ebola và bại liệt bị hạn chế”, ông Hunter cho biết. Theo ông, câu hỏi quan trọng đặt ra là đối với mỗi cá nhân, hiệu quả của vắc xin có giảm đi không và nếu có thì giảm bao nhiêu phần trăm.
“Các mũi tiêm nhắc với liều lượng thấp hơn so với mũi thứ nhất và thứ hai là rất hợp lý. Các nhà khoa học đang nghiên cứu kỹ hơn để đánh giá điều này. Điều quan trọng là điều này phải được thực hiện trong bối cảnh không người dân không nên do dự đi tiêm vắc xin vì cho rằng liều lượng tiêm giảm là kém hiệu quả hơn”, ông Hunter nói.
Các nhà khoa học Anh dự đoán 4 kịch bản tương lai về Covid-19
Một nhóm cố vấn khoa học của chính phủ Anh đưa ra những dự đoán về các kịch bản tương lai của đại dịch Covid-19
(Ảnh minh họa: Getty Images).
Báo Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 11/8 dẫn báo cáo của Nhóm Cố vấn Khoa học Khẩn cấp (SAGE) của chính phủ Anh, trong đó đưa ra 4 kịch bản dự đoán về một tương lai mà "Covid-19 sẽ vẫn tồn tại", đồng thời khuyến nghị giới chức các nước nên lên kế hoạch đối phó với một biến chủng nguy hiểm hơn hoặc một biến chủng có khả năng kháng vắc xin.
Kịch bản thứ nhất, theo các nhà khoa học này, các biến chủng trong tương lai có thể kháng vắc xin bằng một loại protein đột biến khác để liên kết với các tế bào của con người. Theo một báo cáo của nhóm được công bố vào ngày 26/7, nhiều loại vắc xin Covid-19 hiện nay hoạt động bằng cách nhận ra protein đột biến.
Kịch bản thứ hai là nguy cơ xuất hiện của một biến chủng gây tỷ lệ tử vong tương tự như Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) ở vào khoảng 10% hoặc Hội chứng hô hấp cấp Trung Đông (MERS) với mức khoảng 35%.
Thứ ba là có khả năng hai biến chủng khác của SARS-CoV-2 có thể tái kết hợp và gây ra các ca nhiễm và tử vong nhiều hơn.
Và cuối cùng, nhóm SAGE cũng dự đoán kịch bản trong đó độc lực của virus có thể giảm dần khi nó thích nghi với vật chủ là con người.
SCMP dẫn lời Benjamin Cowling, một nhà dịch tễ học từ Đại học Hong Kong cho rằng, trong 4 kịch bản mà nhóm SAGE đưa ra, khả năng đáng lo ngại nhất là nguy cơ biến chủng có thể kháng vắc xin.
"Tôi nghĩ kịch bản đáng quan tâm nhất là một biến chủng, như Lambda, sẽ làm tăng số ca nhiễm và còn kháng vắc xin", ông Cowling nhận định.
Tuy nhiên, theo ông, những người đã tiêm chủng có thể được bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm nặng. Vì vậy các ca nhiễm đột phát sẽ có xu hướng nhẹ hơn và từ đó có thể xem Covid-19 giống như bệnh cúm mùa.
Về lâu dài, rất có thể Covid-19 sẽ ngày càng né các loại vắc xin hiện tại, nhưng điều này cũng xảy ra hàng năm đối với bệnh cúm theo mùa, theo ông Cowling.
Nga bắt nhà khoa học nghi tuồn công nghệ siêu vượt âm cho nước ngoài Nga bắt một chuyên gia nghiên cứu về công nghệ siêu vượt âm bị nghi tuồn những thông tin tuyệt mật ra nước ngoài. Ông Alexander Kuranov (Ảnh: RT). TASS ngày 12/8 dẫn nguồn tin cho hay, Alexander Kuranov, 73 tuổi, giám đốc công ty công nghệ hàng không vũ trụ NIGS, đã bị Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) bắt...