Anh tiến hành bầu cử địa phương
Ngày 5/5, các cử tri Anh đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử địa phương. Các điểm bỏ phiếu tại Scotland, Wales và nhiều khu vực ở England mở cửa từ 6h giờ GMT (13h theo giờ Việt Nam).
Các cử tri Anh đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử địa phương. Ảnh: Reuters
Cuộc bầu cử này được cho là phép thử quan trọng đối với đảng Bảo thủ cầm quyền của Thủ tướng Boris Johnson. Kết quả bầu cử kém cỏi có thể lại làm dấy lên sự bất mãn trong đảng cầm quyền sau hàng loạt bê bối gần đây liên quan ông Johnson, trong đó có các bữa tiệc tại Văn phòng Thủ tướng trong thời gian Anh áp đặt lệnh phong tỏa phòng dịch COVID-19 năm ngoái, đồng thời nước Anh đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Nếu thất bại trong cuộc bầu cử địa phương lần này, có khả năng các nghị sỹ đảng Bảo thủ sẽ kêu gọi một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm về vị trí lãnh đạo của Thủ tướng Johnson.
Cuộc bầu cử nghị viện Bắc Ireland cũng thu hút sự quan tâm của dư luận sau khi nhiều cuộc thăm dò cho thấy khả năng đảng Sinn Fein sẽ giành chiến thắng lần đầu tiên. Kết quả cuộc thăm dò do Đại học Liverpool tiến hành ngày 3/5 cho thấy đảng Sinn Fein ủng hộ sáp nhập Bắc Ireland với Cộng hòa Ireland dẫn đầu với hơn 25% ủng hộ.
Các kết quả bầu cử địa phương dự kiến được công bố từ ngày 6/5.
Nhiều nước quyết cứng rắn với người chưa tiêm vaccine Covid-19
Những quy định nghiêm ngặt hơn tuy ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người chưa tiêm chủng vaccine Covid-19, nhưng sẽ thúc đẩy họ tiêm chủng để ngăn chặn đà lây lan của virus.
Từ ngày 15/11, người dân Áo chưa tiêm chủng vaccine không được ra khỏi nhà trừ lý do cần thiết (Ảnh: EPA).
Video đang HOT
Để đối phó với làn sóng Covid-19 mới đang gây sức ép ngày càng lớn cho hệ thống y tế, các nước trên thế giới, từ châu Âu đến châu Á, đồng loạt siết quy định đối với người chưa tiêm vaccine Covid-19. Trong khi một số nước thực hiện biện pháp phong tỏa người chưa tiêm chủng, thì một số nước tận dụng yếu tố tài chính, buộc người bệnh nhân Covid-19 chưa tiêm vaccine phải tự chi trả viện phí.
Áo
Kể từ ngày 15/11, chính phủ Áo chính thức thực thi quy định phong tỏa toàn quốc đối với hàng triệu người chưa tiêm chủng vaccine Covid-19. Theo đó, những người chưa tiêm chủng không được phép ra đường ngoại trừ những lý do như đi làm, mua nhu yếu phẩm, thể dục gần nhà. Tất cả người dân khi đến rạp chiếu phim, phòng tập thể hình, cửa hàng đều phải có giấy chứng nhận đã tiêm chủng.
Thậm chí trước khi thực thi lệnh phong tỏa này, Áo đã cấm người chưa tiêm chủng đến các cơ sở công cộng như nhà hàng, khách sạn, tiệm cắt tóc.
Áo hiện có gần một triệu người mắc Covid-19 và khoảng 12.000 ca tử vong. Số ca mắc mới hằng ngày ghi nhận hôm 13/11 đạt mức cao kỷ lục với hơn 13.000 ca.
Làn sóng Covid-19 mới bùng phát buộc các nước châu Âu siết lại các biện pháp hạn chế, trong đó có biện pháp với người chưa tiêm chủng. Ví dụ, Pháp quyết định thắt chặt các điều kiện đi lại đối với những người chưa được tiêm chủng tại 8 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) là Đức, Áo, Bỉ, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Hà Lan và Cộng hòa Séc.
Đức cũng dự kiến thắt chặt quy định, yêu cầu người dân phải có xác nhận đã tiêm chủng hoặc kết quả xét nghiệm âm tính khi sử dụng các phương tiện công cộng. Trước đó, Đức đã áp dụng quy định này với người đến các địa điểm công cộng.
Singapore
Singapore thắt chặt quy định với người không chịu tiêm vaccine Covid-19 (Ảnh minh họa: Reuters).
Quốc đảo sư tử mới đây đưa ra thông báo, bắt đầu từ ngày 8/12, bệnh nhân Covid-19 - những người lựa chọn không tiêm vaccine dù đủ tiêu chuẩn - phải tự chi trả viện phí. Singapore hiện chi trả toàn bộ chi phí y tế liên quan đến Covid-19 cho tất cả công dân, thường trú nhân và người có thị thực dài hạn, trừ khi những người này xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 ngay sau khi trở về từ nước ngoài. Chi phí điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng ở Singapore dao động từ khoảng 4.350-6.500 USD.
Những người không đủ điều kiện tiêm chủng, bao gồm cả trẻ em dưới 12 tuổi hoặc bệnh nhân không đủ điều kiện sức khỏe để tiêm chủng vẫn sẽ được chính phủ thanh toán đầy đủ hóa đơn điều trị nếu mắc Covid-19.
Chính phủ Singapore cho biết, hiện những người chưa tiêm chủng vaccine Covid-19 chiếm phần lớn trong số bệnh nhân cần được điều trị tích cực, gây áp lực lên hệ thống y tế.
Đến nay, Singapore đã tiêm chủng đầy đủ hai mũi cho khoảng 85% dân số và là một trong những quốc gia có tỷ lệ vaccine Covid-19 cao nhất thế giới. Mặc dù vậy, các ổ dịch mới vẫn xuất hiện, buộc quốc đảo này phải ngừng nới lỏng hơn nữa các biện pháp hạn chế vốn được lên kế hoạch cho chiến lược sống chung với đại dịch. Giới chức Singapore cảnh báo, hệ thống y tế nước này có nguy cơ "quá tải" vì số ca nhiễm tăng nhanh.
Anh
Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid (Ảnh: DPA).
Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid đầu tháng này cho biết, toàn bộ đội ngũ tuyến đầu chống dịch sẽ phải tiêm đủ liều vaccine Covid-19 trước ngày 1/4/2022. Giới chức Anh cho rằng, đây là điều cần thiết để ngăn làn sóng Covid-19 mới bất chấp lo ngại nó có thể khiến hàng nghìn nhân viên trong ngành y tế nghỉ việc.
Ông Javid nói, mặc dù Anh chưa quy định tiêm chủng bắt buộc đối với hầu hết người dân, nhưng nhân viên y tế có trách nhiệm tiêm chủng đầy đủ vì họ tiếp xúc với những người dễ tổn thương nhất. Tuy nhiên, quy định trên chỉ áp dụng với vùng England, trong khi Scotland, Wales, Bắc Ireland có quy định riêng.
Malaysia
Hơn 75% dân số Malaysia đã được tiêm chủng đầy đủ. Tỷ lệ này cao hơn so với nhiều quốc gia khác, nhưng chính phủ Malaysia vẫn quyết định tăng sức ép với những người chưa chịu tiêm chủng. Kể từ đầu tháng 11 này, Malaysia đã yêu cầu tiêm chủng bắt buộc với công chức.
"Tôi rất xin lỗi, nếu các bạn lựa chọn không tiêm chủng, chúng tôi buộc phải khiến cuộc sống của các bạn khó khăn hơn", Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin phát biểu gần đây. Trước đó, ông cho biết, người không chịu tiêm chủng sẽ phải tự bỏ tiền làm xét nghiệm Covid-19 định kỳ, bị hạn chế tới các địa điểm công cộng, tuy nhiên, Malaysia đến nay vẫn chưa thực thi các quy định đó.
New Zealand
Hàng triệu người lao động trong ngành giáo dục, y tế và người khuyết tật ở New Zealand sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách mới có tên gọi "Không tiêm chủng, không việc làm".
Theo chính sách này, nhân viên y tế ở đây phải tiêm chủng đủ hai liều trước ngày 1/12/2021 trong khi hạn chót tiêm mũi một với giáo viên là ngày 15/11. Các giáo viên sẽ bị kỷ luật nếu đến trường khi chưa tiêm chủng. Những giáo viên chưa tiêm chủng sẽ phải dạy học trực tuyến hoặc phải có giấy chứng nhận miễn trừ y tế để được phép làm việc trực tiếp.
Hạ viện Anh nhất trí mở cuộc điều tra Thủ tướng Boris Johnson Theo phóng viên TTXVN tại London, các nghị sĩ Anh ngày 21/4 thông qua kế hoạch mở cuộc điều tra đối với Thủ tướng Boris Johnson liên quan đến các bữa tiệc tại Văn phòng Thủ tướng trong thời gian Anh áp lệnh phong tỏa phòng dịch COVID-19 vào năm ngoái. Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu trước Hạ viện ở London...