Anh tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba
Kể từ tuần đầu tháng 9, Anh bắt đầu tiêm liều vaccine tăng cường (liều thứ ba) cho 32 triệu người tại 2.000 hiệu thuốc.
Trong bối c ảnh biến thể Delta lây lan mạnh và lo ngại hiệu quả vaccine giảm theo thời gian, giới chức lên kế hoạch tiêm chủng liều ba cho gần 2,5 triệu người mỗi tuần. Điểm tiêm chủng chính là các hiệu thuốc nhằm giải tỏa gánh nặng cho bệnh viện, cơ sở y tế. Y bác sĩ và nhân viên Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) sẽ chỉ tập trung điều trị lượng người mắc Covid-19 ngày càng tăng.
Nhóm ưu tiên tiêm mũi ba là người từ 20 tuổi trở lên, người có bệnh nền suy giảm miễn dịch. Chiến dịch dự kiến bắt đầu ngày 6/9, sẽ hoàn thành vào đầu tháng 12 nếu đúng tiến độ. Giới chức hy vọng tiêm xong liều ba khoảng hai tuần trước Giáng sinh để không ảnh hưởng đến kế hoạch nghỉ lễ của người dân.
Chuyên gia cũng đề xuất tiêm vaccine Covid-19 song song với vaccine cúm. “Đó là kế hoạch. Quyết định cuối cùng phụ thuộc và khuyến nghị của Uỷ ban Hỗn hợp về Tiêm chủng (JCVI) và các thử nghiệm vaccine tăng cường”, một nguồn tin chính phủ cho biết.
Nguồn tin nói thêm rằng các bộ trưởng đang “nỗ lực vượt kỷ lục trước đó về số liều tiêm hàng ngày”. Đến nay, số vaccine cao nhất được tiêm trong 24 giờ là 873.784 liều, ghi nhận hôm 20/3, tương đương toàn bộ dân số trên 18 tuổi ở Liverpool, Southampton và Oxford cộng lại.
Một người cao tuổi được tiêm vaccine AstraZeneca tại London, Anh, ngày 14/1. Ảnh: Reuters
Trong chiến dịch tiêm tăng cường, chính phủ sẽ cố gắng tiêm trung bình 2,46 triệu liều mỗi tuần, nhằm đáp ứng mục tiêu Giáng sinh. Giới chức cân nhắc cho người dân sử dụng loại vaccine khác với hai liều trước đó, sau khi các thử nghiệm cho thấy tiêm trộn có thể tạo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn. Hiện 7 ứng viên được thử nghiệm. Vaccine Moderna, Pfizer và Novavax cho kết quả khả quan trong dữ liệu sơ bộ.
Video đang HOT
Hôm 1/8, Anh thông báo đã triển khai 85 triệu liều vaccine Covid-19. 88% người trưởng thành tiêm liều đầu tiên, 72% đã tiêm cả hai liều. Dự kiến toàn bộ dân số trưởng thành sẽ chủng ngừa đầy đủ vào giữa tháng 9, trước đợt tiêm tăng cường.
Dữ liệu Y tế Công cộng cho thấy hai liều vaccine hiệu quả 90% ngăn ngừa nhập viện và tử vong nếu nhiễm biến thể Delta. Chiến dịch tăng cường chủ yếu để bảo vệ những người yếu thế nhất trước mùa đông khỏi các biến thể lo ngại khác.
Thế giới có trên 114,7 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, đến 22h00 ngày 1/3, trên toàn thế giới có 114.770.663 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.544.694 ca tử vong. 90.317.664 bệnh nhân đã phục hồi.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại bệnh viện ở New Delhi, ngày 1/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với 29.256.870 ca nhiễm và 525.780 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Đội với 11.112.241 ca nhiễm và 157.195 ca tử vong; Brazil đứng thứ ba với 10.551.259 ca nhiễm và 255.018 ca tử vong.
Tại khu vực Mỹ Latinh, Chính phủ Argentina đã yêu cầu gia hạn các biện pháp hạn chế và giãn cách bắt buộc đến ngày 12/3 tới nhằm kiểm soát dịch COVID-19 lây lan.
Theo đó, người dân cần duy trì giãn cách tối thiểu 2 m, sử dụng khẩu trang tại nơi đông người và thường xuyên sát khuẩn tay. Bên cạnh đó, người dân cần che miệng khi ho, khử trùng các bề mặt, giữ cho phòng thông thoáng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hoạt động, khuyến nghị và hướng dẫn của nhà chức trách. Các lớp học và các hoạt động giáo dục trực tiếp có thể nối lại theo tình hình tại mỗi khu vực. Tuy nhiên, các sự kiện và hoạt động văn hóa, xã hội, giải trí, tôn giáo và gia đình với sự tham gia của trên 20 người tại không gian kín và khu vực ngoài trời của tư nhân, hay tại không gian mở với sự tham gia của trên 100 người vẫn bị cấm.
Tại châu Âu, Anh thông báo nước này lần đầu tiên phát hiện 6 ca mắc biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ thành phố Manaus, Brazil. Trong số này, 3 ca được phát hiện ở vùng England và 3 còn lại ở vùng Scotland.
Bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo cơ quan y tế công cộng Anh (PHE), biến thể phát hiện tại Manaus, còn gọi là biến thể P.1, có chung một số đột biến với loại biến thể lần đầu tiên được xác định ở Nam Phi và có thể các loại vaccine hiện tại sẽ có hiệu quả thấp hơn đối với loại biến thể này. Giám đốc phụ trách chiến lược ứng phó với COVID-19 của PHE Susan Hopkins cho biết khả năng giải trình tự gene tiên tiến của Anh đồng nghĩa với việc nước này đã phát hiện được nhiều biến thể và đột biến hơn rất nhiều quốc gia khác.
Tại Na Uy, chính quyền thành phố Oslo thông báo sẽ siết chặt các biện pháp phong tỏa để ngăn số ca nhiễm liên quan đến biến thể của virus SARS-CoV-2 tăng nhanh.
Tại Oslo, toàn bộ các nhà hàng, ngoại trừ các điểm cung cấp dịch vụ bán đồ mang về, các cửa hàng không thiếu yếu sẽ phải đóng cửa từ ngày 2/3. Trong khi đó, học sinh sẽ phải chuyển sang hình thức học trực tuyến. Toàn bộ các hoạt động giải trí ngoài trời dành cho người trưởng thành, tụ họp hay thăm viếng đều bị hạn chế. Thành phố cũng lên kế hoạch bắt đầu xét nghiệm quy mô lớn trong tháng 3 để tiến hành truy vết ổ dịch hiệu quả hơn. Tháng 1 vừa qua, thủ đô Oslo cũng đã đóng cửa nhiều trung tâm mua sắm do biến thể mới của virus SARS-CoV-2 khiến dịch lây lan nhanh hơn.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Salo, Phần Lan. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tại Phần Lan, chính phủ nước này đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 gia tăng. Theo đó, các nhà hàng, trường học phải đóng cửa, hoạt động đi lại giữa các vùng bị hạn chế. Tình trạng khẩn cấp cũng cho phép chính phủ nước này áp đặt các biện pháp khác để kiềm chế dịch bệnh lây lan. Một vài vùng tại Phần Lan ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng mạnh trong hai tuần qua, với ổ dịch bùng phát ở những người đi trượt tuyết tại vùng Lapland và công nhân làm việc ở các xưởng đóng tàu và công trường xây dựng.
Phần Lan đến nay nằm trong số những nước ít chịu tác động nhất của dịch bệnh tại châu Âu. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, nước này ghi nhận tổng cộng 58.064 ca mắc COVID-19 và 742 ca tử vong.
Tại Slovakia, chính phủ nước này sẽ siết chặt các biện pháp phòng dịch từ ngày 3/3 tới, bao gồm việc hạn chế người dân đi lại. Theo quy định mới, người dân sẽ chỉ được phép đi lại từ 20h tối đến 1h sáng hôm sau, lệnh hạn chế đi lại sẽ áp dụng trong khung giờ từ 5h sáng đến 20 tối. Từ ngày 8/3, những người vào cửa hàng hoặc di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng cần đeo khẩu trang FFP 2. Các trường mầm non sẽ chỉ mở lớp cho những học sinh có cha mẹ không thể làm việc từ xa. Nếu đến ngày 21/3 tới, các biện pháp hạn chế không kiểm soát được tình trạng lây nhiễm, chính phủ sẽ chuẩn bị các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn, như đóng cửa các doanh nghiệp và biên giới.
Tại khu vực Trung Đông và châu Phi, Israel xác nhận sẽ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho các lao động người Palestine được cấp giấy phép làm việc tại các khu định cư Do Thái trong lãnh thổ Israel cũng như khu vực bị chiếm đóng.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: THX/TTXVN
Chiến dịch này sẽ được bắt đầu trong vài ngày tới. Theo kế hoạch, Israel sẽ thành lập một số trung tâm tiêm chủng tại các trạm kiểm soát giữa Israel và khu Bờ Tây, sau đó sẽ bổ sung thêm các trung tâm tiêm chủng tại các khu công nghiệp. Mục tiêu của chiến dịch là nhằm bảo vệ sức khỏe cho lực lượng phục vụ cho hoạt động kinh tế. Loại vaccine được sử dụng trong chiến dịch này là Moderna.
Côte d'Ivoire đã bắt đầu tiêm chủng cho người dân nước này sử dụng vaccine AstraZeneca/Oxford được phân phối theo COVAX - cơ chế phân phối vaccine công bằng do Liên hợp quốc đứng đầu nhằm hỗ trợ các nước nghèo tiếp cận vaccine trong cuộc chiến chống dịch bệnh. Côte d'Ivoire đã tiếp nhận 504.000 liều vaccine AstraZeneca/Oxford vào ngày 26/2, và chương trình tiêm chủng của nước này sẽ ưu tiên nhóm đối tượng y bác sĩ, lực lượng an ninh và giáo viên.
Tại châu Á, Philippines đã khởi động chiến dịch tiêm phòng vaccine COVID-19, một ngày sau khi tiếp nhận lô vaccine đầu tiên từ công ty Sinovac (Trung Quốc). Chiến dịch tiêm chủng được triển khai trước tiên tại các bệnh viện ở vùng đô thị Manila từ sáng 1/3. Bộ Y tế Philippines cho biết vaccine của Sinovac sẽ được đưa tới các địa phương khác trên cả nước trong những ngày tới.
Chính phủ Philippines đặt mục tiêu tiêm chủng cho tối đa 70 triệu dân trong năm 2021 để đạt miễn dịch cộng đồng. Chiến dịch tiêm chủng bắt đầu với nhóm các nhân viên chăm sóc y tế, người già và những cộng đồng người nghèo. Hiện Philippines đang đàm phán để mua hơn 160 triệu liều vaccine từ các hãng dược khác nhau trong năm 2021.
Còn Ấn Độ bước vào giai đoạn hai của chương trình tiêm chủng. Trong giai đoạn này, những người dân trên 60 tuổi và những người trên 45 tuổi mắc nhiều bệnh lý nền sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19. Kể từ khi khởi động vào ngày 16/1 tới nay, chiến dịch tiêm chủng tại Ấn Độ đã giúp gần 15 triệu người dân nước này được chủng ngừa. Vaccine được tiêm miễn phí tại các bệnh viện và các cơ sở y tế công trong khi những người lựa chọn tiêm tại các cơ sở y tế tư nhân sẽ trả phí khoảng 250 rupee Ấn Độ (khoảng 3,4 USD).
Lô vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 của hãng Pfizer/BioNtech được chuyển tới Tokyo, Nhật Bản, ngày 1/3/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Nhật Bản đã tiếp nhận lô vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 của hãng Pfizer/BioNtech trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị mở rộng chương trình tiêm chủng cho nhân viên y tế. Lô vaccine trên gồm 526.500 liều đã được chuyển từ nhà máy sản xuất ở Bỉ tới sân bay Narita, gần Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản cho hay trong tháng 3 này sẽ nhận 2,6 triệu liều vaccine, bao gồm cả số vaccine trên, với mỗi lọ vaccine có thể tiêm cho 6 người.
Theo kế hoạch, bắt đầu từ tuần tới, nước này sẽ thực hiện tiêm chủng cho 4,7 triệu nhân viên y tế sau khi vaccine đã được phân bổ tới các chính quyền địa phương. Sau đó, từ ngày 12/4, Nhật Bản sẽ tiêm vaccine cho khoảng 36 triệu người thuộc nhóm người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, tiếp đó là nhóm người có bệnh lý nền và các nhân viên y tế tại các cơ sở dưỡng lão. Những nhóm còn lại sẽ được tiêm chủng cuối cùng.
Kích nổ quả bom nặng gần 1 tấn từ Thế chiến 2 giữa thành phố Anh Nhiều cư dân thành phố Exeter (Anh) đã phải sơ tán khi một quả bom còn sót lại từ Chiến tranh Thế giới thứ hai được kích nổ. Khoảnh khắc quả bom nổ tung giữa thành phố Anh. Ảnh: Daily Mail Theo trang Daily Mail (Anh), quả bom mang tên Hermann nặng gần 1 tấn, được cho là của Đức Quốc xã còn...