Anh thủ thư mỗi ngày cosplay thành một nhân vật khác nhau để cổ vũ tinh thần cho người dân đang tự cách ly tại nhà
Giờ đây, anh đã nổi tiếng đến mức mới xuất hiện ở đầu phố thôi là mọi người đều đã ngó ra ngoài cửa sổ để trông ngóng.
Jon Matson là một thủ thư tại Boldon, Anh trong hơn 4 năm qua, và anh luôn yêu mến cũng như tự hào về công việc của mình bởi thường xuyên được hoạt động ngoài trời, gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người khác.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi tất cả, khiến cho cuộc sống và công việc của Jon cũng như nhiều người dân trong khu vực bị đảo lộn trong thời gian qua. Không mấy ai còn đủ can đảm lang thang ngoài đường trong thời điểm hiện tại, và Jon cho biết anh có thể cảm nhận được nỗi sợ hãi của khách hàng khi họ tự cách ly tại nhà. Chia sẻ với trang Insider, Jon cho biết: “ Khi chính phủ ban hành lệnh cách ly, tình hình coronavirus trở nên nghiêm trọng, mọi người bắt đầu tỏ ra hoảng loạn“.
Anh thủ thư mỗi ngày hóa trang thành 1 nhân vật khác nhau để cố vũ người dân trong mùa dịch.
Chính vì lý do này, anh đã nảy ra một sáng kiến để cổ vũ tinh thần cho khách hàng cũng như những người dân trong khu vực mình sinh sống: Mỗi ngày cosplay thành một nhân vật khác nhau khi đi đưa thư. Vì đã từng tham gia nhiều sự kiện từ thiện nên Jon có không ít những bộ trang phục độc đáo để phục vụ mục đích của mình. Dù không thể tương tác với người khác thoải mái như trước, nhưng ít nhất hành động của anh cũng sẽ phần nào giúp họ thư giãn và giảm bớt căng thẳng trong mùa đại dịch.
Và phản ứng của người dân trước hành động của anh cũng rất tích cực. Nhiều gia đình thậm chí còn trông ngóng anh mỗi ngày đằng sau khung cửa sổ. Những chiếc ô tô đi ngang qua cũng bấm còi vui nhộn như một cách cổ vũ tinh thần cho Jon cũng như những người khác.
Jon đã sống tại Boldon, Anh trong 16 năm, và làm thủ thư trong 4,5 năm. Anh cho biết: “Tôi thích được ra ngoài và tận hưởng không khí thiên nhiên. Tôi thường xuyên vận động, tôi rất khỏe mạnh và tôi có thể đi bộ cả ngày. Đúng là công việc trong mơ đối với tôi mà”.
Video đang HOT
Khi dịch Covid-19 ập đến, cuộc sống tại quê nhà Jon bị đảo lộn hết cả. Và thế là anh nảy ra ý tưởng cosplay độc đáo này để đi đưa thư cho khách hàng.
Jon chia sẻ: “ Thông thường tôi sẽ đến văn phòng vào buổi sáng, sắp xếp lại thư từ trước khi bắt đầu đi giao cho khách hàng. Tuy nhiên, hiện tại công ty tôi đang hạn chế nhân lực làm việc trực tiếp. Số lượng thư mà tôi cần giao sẽ được gửi về tận nhà“.
Và thế là Jon quyết định mang đến tiếng cười cho khách hàng mỗi ngày với những bộ đồ hài hước của mình.
Đây đều là những bộ trang phục anh đã sưu tầm được sau khi tham gia các sự kiện từ thiện trong ngày lễ tặng quà hàng năm (Boxing Day). Trong đó, sự kiện Boxing Day Dip quy tụ rất nhiều người trong các trang phục khác nhau và cùng nhau lao ra biển.
Sự hài hước và trang phục đa dạng của Jon đã được người dân tại đây đón nhận nồng nhiệt.
Jon cho biết: “ Giờ đây mọi người đều trông ngóng tôi mỗi ngày. Khi người đầu tiên nhìn thấy tôi, họ thậm chí sẽ nhắn tin cho bạn bè và cả khu phố để thông báo. Ai cũng cười đùa và cổ vũ tôi, những chiếc xe lướt ngang qua thì bấm còi vui nhộn. Có lần tôi còn được 1 anh cảnh sát “hú còi” ủng hộ rồi cơ“.
Người dân thậm chí còn gửi thêm trang phục để ủng hộ Jon: “Một số khách khi nhận thư từ tôi còn tặng tôi 1 vài bộ trang phục để tôi sử dụng trong những ngày tiếp theo. Một số công ty thời trang đang tạm ngừng hoạt động cũng có hành động tương tự để ủng hộ tôi”.
2 đứa con của Jon cũng ủng hộ anh trong chiến dịch này. Anh chia sẻ: “Các nhóc nhà tôi cho rằng hành động của tôi thực sự vui nhộn và là 1 sáng kiến tuyệt vời”.
DG
Ứng dụng bắt người dân selfie để kiểm soát cách ly tại nhà
Một ứng dụng kiểm dịch tại nhà được thiết kế yêu cầu người dùng phải chụp ảnh selfie để chứng minh tự cách ly an toàn.
Theo France 24, ứng dụng này được Chính phủ Ba Lan sử dụng cho những người có nguy cơ cao với COVID-19 hoặc vừa trở về từ nước ngoài và bắt buộc bị cách ly 14 ngày. Cơ quan kiểm dịch có quyền yêu cầu người dùng phải chụp ảnh selfie để báo cáo chứng minh việc thực hiện cách ly an toàn.
Ứng dụng cho phép định vị và nhận dạng khuôn mặt người dùng. Trong vòng 20 phút kể từ khi gửi thông báo kiểm tra, nếu không phản hồi lại hoặc có dấu hiệu vi phạm quy định cách ly thì người dùng có thể bị phạt tới 1.000 USD.
Người dùng gửi báo cáo bằng ảnh selfie chứng minh đang thực hiện cách ly an toàn.
Trước Ba Lan, Trung Quốc cũng từng sử dụng công nghệ tương tự để đánh giá nguy cơ nhiễm bệnh với người dân. Nếu ứng dụng này được khai thác đúng cách, đây sẽ là công cụ hỗ trợ hữu ích cho công tác phòng chống dịch COVID-19.
Nhưng ở cả hai quốc gia, vấn đề về xâm phạm quyền riêng tư cá nhân của người dùng đều bị đưa ra tranh cãi. Chính phủ các nước này cho rằng người dân nên hy sinh quyền riêng tư của mình vì mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Việc yêu cầu những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao phải tự cách ly nghiêm ngặt là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, kiểm tra bằng ảnh chụp ngẫu nhiên trong khoảng thời gian nhất định chưa phải là biện pháp tối ưu.
20 phút đủ để người dùng có thể chụp ảnh báo cáo. Nhưng nếu lỡ ngủ quên hoặc tắt wifi khi có thông báo đến thì họ có thể phải trả giá tới vài trăm đô la vì ứng dụng kiểm dịch này.
Hiện tại, vẫn chưa có đầy đủ thông tin cụ thể về việc triển khai ứng dụng. Tuy nhiên, phía cảnh sát Ba Lan cho biết họ sẽ áp dụng mức phạt 118 USD trên một người dùng vi phạm. Ở thời điểm kinh tế khó khăn và nhiều người bị mất việc như hiện nay thì mức phạt này cũng đáng để người dùng phải lo lắng nếu tái phạm nhiều lần.
Ann
CSIS ca ngợi bí quyết giúp Việt Nam khống chế nguồn lây nhiễm Covid-19 Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington (Mỹ), Việt Nam đã khống chế sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nhờ vào việc huy động nguồn lực nhân dân trong việc giám sát thực hiện cách ly và nhận được sự đồng thuận của đông đảo người dân. Tranh cổ...