Anh thợ hàn dạo làm cháy nhà, thiệt hại 21 tỉ: Ai phải bồi thường?
Trong khi cấp sơ thẩm cho rằng công ty đã thuê anh thợ hàn gắn biển quảng cáo phải bồi thường cho cửa hàng bị thiệt hại thì cấp phúc thẩm nhận định anh thợ hàn gây cháy phải bồi thường thiệt hại.
Theo lịch xét xử, hôm nay (10-1), TAND huyện Phước Long ( Bạc Liêu) sẽ đưa vụ án hình sự anh thợ hàn bất cẩn làm cháy nhà gây thiệt hại 21 tỉ đồng ra xét xử sơ thẩm lần hai.
Thợ hàn làm cháy nhà, thiệt hại 21 tỉ đồng
Vụ án này, ngày 24-12-2021, TAND huyện Phước Long đã xử sơ thẩm nhưng sau đó TAND tỉnh hủy án.
Vụ cháy cửa hàng Út Đồng Tiến do thợ hàn Giang Quang Vinh gây ra ngày 16-12-2019. Ảnh: NGUYỄN QUỐC
Kết quả điều tra và bản cáo trạng mới vẫn giữ quan điểm chính so với trước đây. Đó là bị cáo bị truy tố tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản; và số tiền thiệt hại mà phía cửa hàng Út Đồng Tiến đề nghị Công ty Sơn Hà bồi thường vẫn là 21 tỉ đồng.
Cáo trạng và các bản án đã xét xử trước đây thể hiện: Cửa hàng Út Đồng Tiến ở ấp Nội Ô, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long (Bạc Liêu) có lấy hàng là bồn nhựa của Công ty cổ phần Sơn Hà Sài Gòn để bán (gọi tắt Công ty Sơn Hà).
Tháng 12-2019, ông Giang Hoài Viễn, Trưởng Chi nhánh Công ty Sơn Hà tại Bạc Liêu, được chủ cửa hàng Út Đồng Tiến đồng ý cho gắn biển quảng cáo bồn nhựa của Công ty Sơn Hà tại cửa hàng này.
Video đang HOT
Ông Viễn sau đó gặp và thỏa thuận với ông Giang Quang Vinh về việc thi công lắp đặt biển quảng cáo tại cửa hàng Út Đồng Tiến. Do ông Vinh là thợ hàn hành nghề tự do nên không thể ký hợp đồng với ông Viễn. Trong khi đó, ông Viễn cần có hợp đồng nên để được làm công việc này, ông Vinh nhờ cậu ruột là chủ cơ sở quảng cáo HTC (ở phường 2, TP Bạc Liêu) đứng ra ký hợp đồng với Công ty Sơn Hà.
Trên cơ sở hợp đồng đã ký với Công ty Sơn Hà, vào khoảng 14 giờ ngày 16-12-2019, ông Vinh cùng hai người khác đến cửa hàng Út Đồng Tiến thi công biển quảng cáo theo hợp đồng với Công ty Sơn Hà. Quá trình thi công gỡ biển hiệu cũ trước khi lắp biển quảng cáo mới, hỏa hoạn lớn đã xảy ra, thiêu rụi cửa hàng Út Đồng Tiến.
Cấp sơ thẩm: Công ty thuê thợ gắn biển quảng cáo phải bồi thường
Ở hai bản án sơ và phúc thẩm trước đây, vấn đề không còn bàn cãi là bị cáo Vinh đã thừa nhận tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, đúng như truy tố của VKSND huyện Phước Long.
Tòa sơ thẩm tuyên Vinh hai năm tù nhưng cho hưởng án treo. Bị cáo Vinh không kháng cáo. Tòa phúc thẩm cũng không có quan điểm khác về tội danh và mức án này.
Tuy nhiên, vấn đề chính yếu khiến cấp phúc thẩm hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại là việc xác định ai phải bồi thường thiệt hại.
Ở cấp sơ thẩm, TAND huyện Phước Long xác định bị cáo Vinh làm cháy cửa hàng Út Đồng Tiến khi thực hiện công việc do phía Công ty Sơn Hà giao việc. Từ đó, tòa áp dụng Điều 600 BLDS, buộc Công ty Sơn Hà bồi thường cho cửa hàng Út Đồng Tiến toàn bộ thiệt hại là 21 tỉ đồng. Số tiền này bao gồm 15 tỉ đồng thiệt hại vật chất do vụ cháy trực tiếp gây ra và 6 tỉ đồng tiền thu nhập bị mất của cửa hàng này khi không kinh doanh được trong 12 tháng sau hỏa hoạn.
Công ty Sơn Hà cho rằng bị cáo Vinh không phải nhân viên của mình, mà bị cáo là nhân viên của cơ sở quảng cáo HTC. Tuy nhiên, tòa sơ thẩm lập luận rằng phía Công ty Sơn Hà có thể yêu cầu HTC bồi thường lại bằng một vụ án khác. Bởi cửa hàng Út Đồng Tiến chỉ chấp nhận cho Công ty Sơn Hà lắp biển quảng cáo. Do việc lắp biển quảng cáo đã làm cháy rụi cửa hàng nên trách nhiệm bồi thường phải thuộc về Công ty Sơn Hà.
Cấp phúc thẩm: Người phạm tội phải bồi thường
Xét xử phúc thẩm ngày 22-4-2022, TAND tỉnh Bạc Liêu bác lập luận của cấp sơ thẩm. Theo cấp phúc thẩm, Điều 600 BLDS quy định pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra trong khi thực hiện công việc được giao. Tuy nhiên, bị cáo Vinh không phải là người làm công của Công ty Sơn Hà. Do đó, tòa sơ thẩm buộc Công ty Sơn Hà bồi thường thiệt hại là chưa chính xác.
Bản án phúc thẩm chấp nhận lập luận của Công ty Sơn Hà. Tòa nhận định rằng cần áp dụng khoản 1 Điều 48 BLHS 2015, bị cáo phải là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bị hại. Theo đó, người phạm tội phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
Ngoài ra, cấp phúc thẩm còn yêu cầu điều tra lại khoản mất thu nhập của cửa hàng Út Đồng Tiến khi không kinh doanh được trong 12 tháng sau hỏa hoạn. Bởi lẽ trong khi cửa hàng này khai với tòa là có doanh thu năm 2019 đến 55 tỉ đồng thì Chi cục Thuế khu vực Phước Long – Hồng Dân xác định năm 2019 cửa hàng có doanh thu là 8,5 tỉ đồng.
Ngăn chặn mua bán, tàng trữ pháo nổ
Cứ Tết đến, xuân về lại rộ lên loại tội phạm buôn bán, sản xuất pháo nổ kiếm lời, trở thành nỗi nhức nhối của toàn xã hội.
Năm nay, với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, Công an thành phố Hà Nội đã sớm triệt phá nhiều vụ tàng trữ, buôn bán pháo nổ với số lượng lớn...
Công an huyện Thường Tín thu giữ gần 7 tấn pháo tại một kho hàng trên địa bàn. Ảnh: Hiệp Dương
Hệ lụy khôn lường
Khoảng 18h55 ngày 27-12-2022 xảy ra vụ cháy tại cửa hàng sửa chữa xe máy ở số 176 Hoàng Công Chất (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) kèm theo những tiếng nổ lớn khiến 3 nhân viên bị thương nặng, phải cấp cứu tại Bệnh viện Bỏng quốc gia. "Cháy nhà ra mặt chuột", làm việc với cơ quan chức năng, các nạn nhân khai nhận, đã rủ nhau lên mạng xã hội mua vật liệu về tự cuốn pháo để chơi trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Trong khi sử dụng bếp gas mini để ăn lẩu, bình gas phát nổ gây cháy nhà và cháy số pháo do các đối tượng tự chế.
Thực tế, bất chấp quy định của pháp luật, vì lợi nhuận, nhiều đối tượng vẫn buôn bán, sản xuất pháo nổ. Nguyễn Quý Bảo Vinh (sinh năm 2000, ở xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) khi bị bắt về hành vi buôn bán pháo lậu đã khai nhận với các trinh sát Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an thành phố Hà Nội), từ cuối năm 2021, nhận thấy nhu cầu về pháo nổ tăng cao, Vinh đã lên mạng xã hội để tìm kiếm nguồn nhập về bán lại để kiếm lời. Vinh đã mua gom pháo nổ về cất giấu tại nhà riêng. Mọi giao dịch mua, bán, đối tượng đều dùng điện thoại để thống nhất số lượng, giá cả, địa điểm giao nhận hàng, không gặp mặt trực tiếp.
Đáng lo ngại, vì thiếu hiểu biết, một số thanh niên đã tự lên mạng xã hội học cách làm pháo để bán kiếm lời. Điển hình là khoảng 20h ngày 2-12-2022, tổ công tác Công an huyện Ba Vì phát hiện Đặng Văn Quyền (sinh năm 1997, ở thôn Thịnh Thôn, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội) đang tàng trữ 2 quả pháo nổ và công cụ tự chế pháo. Quyền khai nhận, học cách chế tạo pháo hoa trên mạng xã hội và mua các nguyên liệu trôi nổi về làm theo.
Đại tá Nguyễn Tiến Tần, Trưởng Công an huyện Thường Tín cho biết, đơn vị vừa khám phá vụ án "Tàng trữ hàng cấm" thu giữ gần 7 tấn pháo tại một kho hàng trên địa bàn, được chuẩn bị tiêu thụ dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Được biết, Nguyễn Mạnh Phái (sinh năm 1998, ở thôn Phú Mỹ, xã Thư Phú, huyện Thường Tín, Hà Nội) là người được một đối tượng thuê cất giấu số pháo trên với tiền công là 10 triệu đồng/tháng. "Đối tượng khai nhận, để vận chuyển số lượng pháo lậu lớn như vậy, pháo được ngụy trang trong các thùng giấy in nhãn hoa quả nhập khẩu và vận chuyển bằng ô tô tải từ Lạng Sơn về. Vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng", Đại tá Nguyễn Tiến Tần thông tin thêm.
Xử lý nghiêm minh để răn đe
Các cơ quan tư pháp thành phố Hà Nội khẳng định, tội phạm buôn bán, tàng trữ, sản xuất pháo nổ sẽ bị xử lý nghiêm minh.
Điển hình là sáng 28-12-2022, Tòa án nhân dân quận Long Biên đã đưa ra xét xử các bị cáo Vũ Mạnh T (sinh năm 1989) và Hoàng Thị Hoa M (sinh năm 1991, trú tại tổ 22 phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội) về tội "Buôn bán hàng cấm". Hai đối tượng trên đã lên mạng xã hội đặt mua một số loại pháo nổ do nước ngoài sản xuất với giá 11 triệu đồng và bị bắt quả tang khi đang giao nhận hàng vào ngày 5-9-2022. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt mỗi bị cáo 36 tháng tù giam về tội "Buôn bán hàng cấm" theo Điểm c, Khoản 1, Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015. Việc khởi tố, truy tố và xét xử nghiêm minh đối với Vũ Mạnh T và Hoàng Thị Hoa M nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của người dân; ngăn chặn các hành vi chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng pháo trái phép; thể hiện quyết tâm của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm liên quan trước thềm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Đồng tình với việc cương quyết xử lý loại tội phạm trên, luật sư Hoàng Tùng (Văn phòng luật sư Trung Hòa, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, việc đốt pháo trái phép có nguy cơ gây tổn hại sức khỏe và tính mạng con người do pháo và thuốc pháo gây ra. Do đó, cần rút ngắn quy trình tố tụng để sớm đưa những vụ việc điển hình ra xét xử.
Đại tá Dương Đức Hải, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội khẳng định, các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ, chế tạo, sử dụng pháo nổ trái phép có thể có diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ cao, phát sinh các loại tội phạm về pháo nổ, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng không khí vui xuân, đón Tết cổ truyền của người dân. Do đó, ngoài việc khuyến cáo tác hại của pháo nổ liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy trên các trang web chính thức của cơ quan công an, Công an thành phố Hà Nội sẽ phối hợp chặt chẽ cùng Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp nhanh chóng đưa các vụ buôn bán, tàng trữ, sản xuất trái phép pháo nổ ra xét xử trong thời gian sớm nhất để tăng tính răn đe, giáo dục.
Khẩn trương điều tra vụ cháy nhà làm 5 người tử vong tại Chiêm Hóa Khoảng 3 giờ 30 phút, ngày 1/1, người dân thôn Tân Lập, xã Trung Hòa, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang phát hiện nhà ông V.Q.H, sinh năm 1967, trú tại thôn Tân Lập bị cháy. Ngôi nhà tại thôn Tân Lập xã Trung Hòa, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang nơi xảy ra vụ việc thương tâm. Ảnh: TTXVN phát Sau khi...