Anh thợ điện được cứu sống ngoạn mục sau 3 ngày ‘ngủ đông’
Anh thợ điện ngưng tim, ngưng thở, được đưa đến bệnh viện cấp cứu sau 45 phút, tim mới đập trở lại…
Ngày 4-11, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy chia sẻ vừa cứu sống ngoạn mục một bệnh nhân bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy mới được áp dụng tại BV này.
Bệnh nhân là anh NDT (26 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) làm nghề thợ điện. Vào ngày 28-10, anh T. leo lên mái tôn để sửa điện, bất ngờ bị dòng điện rò rỉ gây giật khiến anh rơi từ trên cao xuống đất, ngưng tim ngưng thở.
Chứng kiến sự việc, những người dân xung quanh đã sơ cứu và đưa anh đến BV huyện Bình Chánh.
Tại đây, sau 45 phút hồi sức tim phổi nâng cao, tim bệnh nhân mới đập trở lại, sau đó bệnh nhân được chuyển viện đến BV Chợ Rẫy.
Bệnh viện Chợ Rẫy áp dụng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy để cứu sống bệnh nhân và giảm di chứng não. Ảnh: BVCC
Video đang HOT
ThS-BS Nguyễn Trường Duy – Khoa nội Tim mạch, Trung tâm Tim mạch BV Chợ Rẫy, cho biết đã áp dụng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy và duy trì ở 36 độ C cho bệnh nhân. Đây là biện pháp nhằm giảm thiểu những tổn thương não, bảo vệ não cho bệnh nhân khi thiếu oxy não kéo dài.
Do ngưng tim kéo dài, tim của bệnh nhân bóp lờ đờ, tụt huyết áp, suy thận… Do đó, ngoài hạ thân nhiệt, các bác sĩ phải dùng thuốc nhằm kiểm soát tình trạng của bệnh nhân.
Sau 3 ngày theo dõi sát thân nhiệt 24/24 giờ, bệnh nhân bắt đầu hồi tỉnh, có phản xạ mắt, tay, gọi biết, làm theo y lệnh của bác sĩ. Sau đó, bệnh nhân được ngưng thở máy, tự thở được, dần dần hồi phục, không có các biến chứng về não, chức năng thận cũng hồi phục, không xảy ra tình trạng ly giải cơ.
Bác sĩ chúc mừng bệnh nhân hồi phục. Ảnh: BVCC
BS CK2 Đặng Quý Đức – Phó khoa nội Tim mạch, Trung tâm Tim mạch BV Chợ Rẫy, cho biết bệnh nhân ngưng tim ngưng thở ngoại viện chỉ có 2-9% sống để xuất viện, trong đó có 1/3 bệnh nhân bị rối loạn ý thức. Đối với bệnh nhân nội viện bị ngưng tim ngưng thở, tỉ lệ được cứu sống và có thể xuất viện khoảng 18%.
“Hạ thân nhiệt chỉ huy là kỹ thuật rất quan trọng giảm tỉ lệ tử vong, tổn thương tế bào não, tim, các tạng khác, giảm tổn thương thiếu máu cục bộ, giảm tổn thương hàng rào máu não và chết neuron thần kinh. Cạnh đó nó giúp giảm phản ứng viêm và các sản phẩm oxy hoá độc tế bào, giảm tỉ lệ chuyển hoá tế bào não, giảm nhu cầu oxy hoá và glucose.
Đây là kỹ thuật “làm lạnh” chủ động để đưa thân nhiệt bệnh nhân xuống 33-36 độ C. BV Chợ Rẫy đang thực hiện 2 kỹ thuật hạ thân nhiệt: nội mạch xâm lấn và bề mặt không xâm lấn, cứu sống nhiều bệnh nhân ngưng tim ngưng thở, hạn chế các biến chứng, giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường”- BS Đức cho hay.
Cũng theo BS Đức, bệnh nhân được chỉ định phương pháp này là những người hôn mê không đáp ứng với lời nói, kích thích đau, ngưng hô hấp tuần hoàn, hồi sức tim có đập trở lại.
Khi thực hiện, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như nhiễm trùng, bỏng lạnh, huyết khối, loạn nhịp tim, sốc giảm thể tích, tăng đường huyết, rối loạn điện giải. Do đó các bác sĩ phải kiểm soát các yếu tố, theo dõi tình trạng của bệnh nhân liên tục.
Căn bệnh khiến người đàn ông ở Mỹ suýt tử vong sau khi tắm
Bước ra khỏi nhà tắm, người đàn ông 34 tuổi gục xuống, kèm theo đó là cơn khó thở, nổi mề đay khắp cơ thể.
Tạp chí Experimental Medicine vừa ghi nhận trường hợp một bệnh nhân nam, 34 tuổi, ở Colorado, Mỹ, suýt tử vong sau khi bước ra khỏi nhà tắm.
Nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng toát mồ hôi nhiều, mề đay nổi toàn thân. Theo Mayo Clini c, các bác sĩ chẩn đoán người này bị sốc phản vệ do lạnh. Chỉ cần tiếp xúc nước hay không khí lạnh, bệnh có thể tái phát.
Bệnh nhân phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt vì tình trạng nguy kịch. Sau khi điều trị bằng epinephrine, histamine, steroid, sức khỏe của người này đã ổn định và được xuất viện.
Do dị ứng với không khí lạnh, người đàn ông ở Mỹ sốc phản vệ, suýt chết sau khi tắm. Ảnh minh họa: Getty.
Theo gia đình, nạn nhân có tiền sử dị ứng với thời tiết lạnh. Trước đó, anh từng mẩn ngứa, nổi mề đay khi tiếp xúc môi trường lạnh đột ngột. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên người này có hiện tượng sốc phản vệ và suýt tử vong.
Báo cáo dịch tễ cho thấy tình trạng này xảy ra khi người đàn ông chuyển từ Micronesia - nơi có khí hậu nhiệt đới - đến Colorado. Vùng đất này lạnh giá, nhiệt độ thấp hơn nhiều.
Theo tài liệu từ Mayo Clinic, mọi người có thể gặp phải triệu chứng tương tự khi ăn hoặc uống phải thực phẩm lạnh. Triệu chứng phổ biến nhất là phát ban đỏ, ngứa sau khi tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị sốc phản vệ khiến huyết áp giảm mạnh, đường hô hấp thu hẹp dẫn tới khó thở.
Các phản ứng sốc phản vệ nghiêm trọng nhất thường xảy ra khi tiếp xúc toàn bộ da với môi trường có nhiệt độ thấp. Chẳng hạn, nạn nhân bơi trong nước lạnh. Điều này có thể dẫn tới mất ý thức và chết đuối.
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, số lượng và mức độ phổ biến của tình trạng trên đang được nghiên cứu. Tỷ lệ mắc bệnh ở châu Âu ước tính là 0,05%. Trong đó, triệu chứng sốc phản vệ khá hiếm gặp.
Thêm bệnh nhi được phẫu thuật tim hở thành công Dưới sự hỗ trợ của ê-kíp phẫu thuật Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vừa phẫu thuật tim hở thành công cho bé T.H.N.M. (4 tuổi, ngụ P.Tam Phước, TP.Biên Hòa). Ê-kíp phẫu thuật gồm các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM)...