Ảnh thi thể san sát bên bờ sông Hằng phơi bày thảm kịch Covid-19 ở Ấn Độ
Những hình ảnh kinh hoàng cho thấy hàng trăm thi thể của các nạn nhân Covid-19 trôi dọc theo sông Hằng sau khi bắt đầu đợt lũ lụt ở Ấn Độ.
Hàng loạt thi thể lộ thiên dọc bờ sông Hằng ở Allahabad, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ ngày 28/6 (Ảnh: Getty).
Theo AFP , do không đủ khả năng chi trả cho những đám tang vào giai đoạn đỉnh điểm của dịch Covid-19 hồi tháng 4 và tháng 5, gia đình các nạn nhân đã thả xác người thân của họ xuống sông Hằng hoặc chôn cất trong những ngôi mộ nông dọc bờ sông.
Các quan chức ở Allahabad, một trong những thành phố linh thiêng nhất với người Hindu, nói rằng gần 150 thi thể trôi nổi trên sông Hằng trong 3 tuần qua đã được hỏa táng. Trong khi đó, các giàn hỏa táng mới đã được dựng sẵn dọc theo bờ kè ven sông, chờ các thi thể được vớt lên để thiêu.
Những ngôi mộ nông trồi lên sau mưa lũ tại Ấn Độ ngày 25/6 (Ảnh: Getty).
Theo các quan chức, có tới 600 thi thể bị chôn vùi dọc theo sông Hằng, dòng sông linh thiêng nhất tại Ấn Độ, trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, người dân địa phương tin rằng, con số này chỉ bằng một phần nhỏ so với con số thực tế. Họ cũng lo ngại rằng nhiều thi thể nữa có thể bị cuốn trôi trong dòng nước chảy xiết trong vài tuần tới.
Sonu Chandel, một người chèo thuyền từng làm việc tại lò hỏa táng, đã bị sốc khi chứng kiến cảnh các gia đình chôn cất người thân của họ vài tháng trước.
“Thật sự rất buồn khi thấy những người nghèo khổ chôn cất người thân của họ theo cách như vậy, nhưng mực nước dâng cao đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Tôi luôn có nỗi sợ hãi rằng một thi thể sẽ va vào mái chèo hoặc thuyền của tôi khi nước dâng lên”, Chandel cho biết.
Video đang HOT
Những thi thể trôi dạt trên bờ sông Hằng ngày 28/6 (Ảnh: Getty).
Nhiều người cũng lo sợ nếu các thi thể không được vớt lên, một trong những nguồn nước ô nhiễm nhất thế giới sẽ càng trở nên độc hại hơn.
“Điều này có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Chính phủ phải suy nghĩ kỹ về điều này và chỉ họ mới có thể lên một kế hoạch”, Dipin Kumar, người sống gần sông Hằng ở Allahabad, nói.
Ngay cả trước khi dịch bệnh bùng phát, hàng triệu người Hindu đã hỏa táng thi thể người thân dọc bờ sông Hằng trước khi rải tro xuống sông. Một số người không đủ tiền mua gỗ để hỏa táng hoặc các vật liệu khác cho tang lễ sẽ nhấn chìm thi thể xuống sông.
Thi thể được hỏa táng tập thể trên bờ sông Hằng (Ảnh: Reuters).
Số lượng thi thể trôi nổi trên sông Hằng và khu vực ven sông đã tăng mạnh trong đợt bùng phát dịch kỷ lục gần đây của Ấn Độ.
Người dân địa phương cho biết một đám tang có thể tốn hơn 7.000 rupee (khoảng 100 USD), khiến những người vốn đang phải vật lộn để kiếm sống càng gặp khó khăn nhiều hơn.
Cảnh sát và các đội ứng phó thảm họa vẫn đang tuần tra trên sông Hằng để tìm kiếm các thi thể.
Những ngôi mộ dày đặc nằm san sát ven sông Hằng (Ảnh: Reuters).
Các nhà chức trách đã neo đậu 2 chiếc thuyền dọc bờ sông để vớt các thi thể, nhưng cách làm này không thực sự hiệu quả trong vài ngày qua.
“Nước chảy rất nhanh và việc vớt xác bây giờ là một thách thức”, một cảnh sát cho biết.
Nước dâng cao làm lộ nhiều thi thể ven sông Hằng (Ảnh: AFP).
Trong giai đoạn đỉnh điểm của dịch bệnh vào tháng 4 và tháng 5, Ấn Độ ghi nhận kỷ lục hơn 4.000 ca tử vong vì Covid-19 trong một ngày. Trong nhiều tuần liên tiếp, mỗi ngày có hàng nghìn người chết và hàng trăm nghìn người nhiễm bệnh tại nước này.
Ấn Độ hiện là vùng dịch lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ. Quốc gia Nam Á hiện có gần 400.000 người chết và hơn 30 triệu người mắc Covid-19. Các chuyên gia dự đoán con số trên thực tế cao gấp nhiều lần so với số liệu thống kê chính thức.
Ấn Độ có ca tử vong đầu tiên vì biến thể Delta Plus
Bang Maharashtra đã ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên vì biến thể Delta Plus là một phụ nữ 80 tuổi. Maharashtra là nơi có số ca mắc biến thể Delta Plus nhiều nhất Ấn Độ và đang lo đối mặt làn sóng thứ 3.
Lực lượng quản lý tình trạng khẩn cấp Ấn Độ tuần tra dọc bờ sông Hằng ở bang Uttar Pradesh. Một đoạn sông được người dân dùng làm nơi hỏa táng người thân - Ảnh: REUTERS
Theo tờ Hindustan Times , bang Maharashtra có thành phố Mumbai nằm trong nhóm có nguy cơ cao nhất bị làn sóng thứ 3 "nhấn chìm". Nhà chức trách địa phương ước tính tổng số ca mắc trong đợt 3 có thể lên tới 5 triệu người, trong đó có một nửa triệu là trẻ em.
Giai đoạn cao điểm của đợt dịch thứ 3 có thể sẽ có hơn 800.000 ca mắc mới mỗi ngày, khoảng 250.000 trẻ em sẽ nhập viện vì biến thể Delta Plus.
Những con số mang tính cảnh báo này được đưa ra trong cuộc họp của các lãnh đạo bang Maharashtra, với sự góp ý của các chuyên gia bên cạnh nhóm chuyên trách chống dịch.
Biến thể Delta Plus đầu tiên ở Ấn Độ được phát hiện từ một mẫu ở Maharashtra vào tháng 4, điều này chứng tỏ rằng biến thể này đã có mặt ở đó khá lâu.
Maharashtra hiện là bang có số ca mắc Delta Plus cao nhất Ấn Độ. Theo Hindustan Times , ca tử vong đầu tiên vì biến thể Delta Plus là một phụ nữ 80 tuổi được ghi nhận tại Maharashtra ngày 25-6.
Ông Lav Agarwal, một quan chức y tế bang Maharashtra, cảnh báo người dân đang chủ quan trong khi chính quyền địa phương tập trung lo phát triển kinh tế, lơ là và ít quan tâm hơn đến việc chống dịch.
Tiến sĩ Balram Bhargava, một chuyên gia y tế cấp cao, cũng đồng tình với nhận định bang Maharashtra đang thuộc nhóm nguy cơ cao.
Theo ông Bhargava, một số quận ở bang Maharashtra vẫn có tỉ lệ dương tính trên 5% là điều đáng lo ngại. Do đó, tiến sĩ Bhargava đề nghị đây là thời điểm rất nhạy cảm và khuyến nghị chính quyền bang tiếp tục siết chặt các biện pháp hạn chế và giãn cách xã hội ở bang Maharashtra.
Hôm 20-6, tiến sĩ Randeep Guleria thuộc Viện khoa học y khoa Ấn Độ cảnh báo làn sóng thứ 3 tại Ấn Độ có thể bắt đầu sớm hơn dự kiến, với các ca nhiễm sẽ tăng trở lại trong 6 hoặc 8 tuần nữa.
Một nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR) kế đó cảnh báo làn sóng thứ 3 có thể bao gồm một biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Đặc điểm của biến thể này là dễ lây lan hơn và đồng thời có khả năng thoát khỏi khả năng miễn dịch trước đó.
Mặc dù vậy, nghiên cứu của ICMR cho rằng làn sóng thứ 3 sẽ không bằng làn sóng thứ 2 nếu chiến dịch tiêm chủng tiếp tục được đẩy mạnh. Nhóm nghiên cứu cũng khuyến cáo chính quyền nên lập mô hình làn sóng lây nhiễm và có sự chuẩn bị sẵn, từ hệ thống y tế đến các biện pháp giãn cách.
Thi thể ngậm ống thở, mộ tập thể nổi lên bên sông thiêng Ấn Độ Mực nước dâng cao trên Sông Hằng ở Ấn Độ làm lở bờ và lộ ra hàng loạt ngôi mộ tập thể, sau khi quốc gia Nam Á trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 nghiêm trọng. Thi thể người chết được chôn cất trên bờ sông Hằng (Ảnh: Reuters). Thời tiết gió mùa và mực nước dâng cao ở khu...