Anh thận trọng với khả năng quay trở lại chương trình Horizon
Thủ tướng Sunak “hoài nghi” về giá trị của chương trình nghiên cứu khoa học Horizon với khoản đóng góp chi phí của Anh và đang cân nhắc một số lựa chọn khác, bao gồm một “kế hoạch B” của nước này.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Báo Financial Times ngày 3/3 đưa tin Thủ tướng Anh Rishi Sunak vẫn do dự trong việc đưa nước này tham gia trở lại chương trình khoa học Horizon trị giá 95,5 tỷ euro (tương đương 101,3 tỷ USD) của Liên minh châu Âu (EU), bất chấp bước đột phá gần đây trong quan hệ giữa hai bên với việc đạt thỏa thuận mới thay thế Nghị định thư Bắc Ireland.
Báo trên dẫn lời các quan chức cấp cao của Anh cho biết Thủ tướng Sunak “hoài nghi” về giá trị của chương trình nghiên cứu khoa học quy mô lớn nhất thế giới với khoản đóng góp chi phí của Anh và đang cân nhắc một số lựa chọn khác, bao gồm một “kế hoạch B” của nước này.
Video đang HOT
Theo dự kiến ban đầu, Anh sẽ đóng góp 15 tỷ bảng (tương đương 18 tỷ USD) cho toàn bộ chương trình Horizon kéo dài 7 năm, nhưng đến nay, hai bên vẫn chưa thể thống nhất về khoản đóng góp nói trên do những tranh chấp liên quan Nghị định thư Bắc Ireland.
Sự do dự của ông Sunak xuất hiện bất chấp lời kêu gọi của các nhà khoa học Anh về việc quay trở lại Horizon, nơi mà nhiều người coi là quan trọng đối với nghiên cứu, đầu tư và sẽ biến đất nước này thành một “siêu cường khoa học.”
Ngày 2/3, 18 cơ quan nghiên cứu bao gồm Hiệp hội Hóa học Hoàng gia, Nhóm các trường đại học nghiên cứu chuyên sâu Wellcome và Russell (gồm các trường đại học hàng đầu của Vương quốc Anh) đã đưa ra kêu gọi Chính phủ Anh và EU “nhanh chóng vượt qua ranh giới để chấm dứt tình trạng bế tắc tai hại” và đưa nước Anh trở lại Horizon.
Ngoài ra, một số nguồn tin khác cho biết ông Sunak đang nghiên cứu cẩn thận “kế hoạch B” trị giá 6 tỷ bảng, do Bộ trưởng Khoa học George Freeman soạn thảo để Anh phát triển một kế hoạch hợp tác khoa học toàn cầu.
Trước đó, ngày 1/3, khi được nghị sĩ đảng Bảo thủ Philip Dunne hỏi rằng liệu ông có bắt đầu đàm phán để tái gia nhập Horizon hay không, Thủ tướng Sunak đã từ chối trả lời trực tiếp câu hỏi mà chỉ khẳng định rằng Anh sẽ tiếp tục hợp tác với EU trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nghiên cứu khoa học.
EU đã đình chỉ việc tham gia của các nhà khoa học Anh trong chương trình Horizon vào năm ngoái, do tranh cãi về thương mại liên quan Nghị định thư Bắc Ireland và nguy cơ Anh sẽ đàm phán lại thỏa thuận rút khỏi EU.
Sau khi hai bên đồng ý một thỏa thuận mới về thương mại Bắc Ireland, được gọi là thỏa thuận khung Windsor, dư luận cho rằng Anh sẽ sớm tham gia trở lại chương trình Horizon.
Anh cử hai quan chức hàng đầu tham gia đàm phán Nghị định thư Bắc Ireland
Phóng viên TTXVN tại Anh dẫn báo chí địa bàn ngày 27/1 đưa tin Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã cử 2 quan chức hàng đầu trong chính phủ tham gia các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) về Nghị định thư Bắc Ireland nhằm giải quyết những tranh cãi về quy chế thương mại thời hậu Brexit.
Quốc kỳ Anh (dưới) và cờ Liên minh châu Âu (EU) bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh ở Westminster, London. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Cụ thể, theo tờ Financial Times, Thủ tướng Sunak đã cử ông Sir Tim Barrow, cố vấn an ninh quốc gia và từng là Đại sứ Anh tại EU. Với lợi thế có các mối quan hệ rộng rãi ở cả châu Âu và Mỹ, ông Tim Barrow có nhiệm vụ hỗ trợ các nhà ngoại giao Anh hoàn tất các cuộc thảo luận nhạy cảm liên quan đến Nghị định thư Bắc Ireland nhằm tiến tới một thỏa thuận khả thi với EU và giảm bớt áp lực từ Mỹ. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang hối thúc Anh và EU sớm hóa giải những bất đồng liên quan đến Nghị định thư Bắc Ireland để cứu vãn mối quan hệ song phương vốn xấu đi kể từ sau sự kiện Brexit.
Quan chức thứ 2 được Thủ tướng Sunak tin tưởng giao phó trọng trách là Bộ trưởng Nội các Simon Case, người có rất nhiều kinh nghiệm trong đàm phán với EU và từng phụ trách các cuộc đàm phán đầu tiên về vấn đề biên giới Ireland do Brexit gây ra. Ông Simon Case sẽ giữ vai trò điều phối quan điểm của các cơ quan trong nội bộ Chính phủ Anh.
Anh tiến hành bước đi trên trong bối cảnh các cuộc đàm phán gần đây với EU đã đạt được tiến bộ đáng kể. Hai bên đã phác thảo được thỏa thuận khung và sẽ tiến tới hoàn thiện. Tuy nhiên, theo lời của một số quan chức EU, để biến thỏa thuận khung này thành một thỏa thuận chính trị khả thi sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu Thủ tướng Sunak có đạt đồng thuận trong nội bộ chính phủ Anh hay không.
Nghị định thư Bắc Ireland là một phần quan trọng trong thỏa thuận Brexit (Anh rời EU), cho phép vùng Bắc Ireland thuộc Anh vẫn nằm trong thị trường hàng hóa chung của EU nhằm tránh tạo ra một biên giới cứng trên đảo Ireland. Tuy nhiên, việc thực thi nghị định này đã dẫn tới tình trạng chia cắt về mặt thủ tục giữa Bắc Ireland với phần còn lại của Vương quốc Anh. Theo kế hoạch sau nhiều lần bị trì hoãn, Anh sẽ tổ chức bầu cử chính quyền vùng Bắc Ireland vào ngày 5/3 tới để có thể khôi phục đầy đủ các hoạt động tại đây.
Thủ tướng Anh cải tổ nội các Ngày 7/2, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã tiến hành cải tổ nội các nhằm thúc đẩy việc thực hiện các cam kết, trong đó có mục tiêu phát triển kinh tế. Thủ tướng Anh Rishi Sunak sau một cuộc họp ở London. Ảnh: AFP/TTXVN Cụ thể, Thủ tướng Sunak đã chia tách chức năng của hai bộ là Bộ Kinh doanh, Năng...