Anh thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến lớn nhất thế giới trong 9 ngày
Anh đã chính thức đưa vào vận hành bệnh viện dã chiến với quy mô 4.000 giường bệnh sau 9 ngày xây dựng.
Bệnh viện dã chiến có tên NHS Nightingale chính thức đi vào hoạt động từ 4/4 trước tình hình số ca mắc và tử vong do Covid-19 tăng vọt ở nước này.
Bệnh viện được lập tại Trung tâm triển lãm ExCel, thủ đô London – nơi từng diễn ra các triển lãm, hội nghị lớn.
BV dã chiến được xây dựng trên diện tích hơn 87.000 m2, quy mô khoảng 4.000 giường bệnh và 2 nhà xác.
Đến nay, đây là bệnh viện dã chiến lớn nhất thế giới. Trước đó Trung Quốc từng xây dựng nhiều bệnh viện dã chiến nhưng quy mô lớn nhất là 1.000 giường bệnh.
Việc hoàn thiện bệnh viện trong 9 ngày cũng được xem là nỗ lực phi thường với sự tham gia của hàng trăm binh sĩ Hoàng gia Anh, các nhân viên y tế của cơ quan y tế quốc gia, kiến trúc sư, kỹ sư. Vật liệu tại bệnh viện dã chiến chủ yếu là các khung lắp ghép, đảm bảo tháo lắp nhanh gọn, nhẹ nhưng chắc chắn.
Khi đi vào vận hành hết công suất, bệnh viện sẽ cần 16.000 nhân viên y tế, tình nguyện viện. Hiện tại, một số điều dưỡng tại các bệnh viện đã được rút sang bệnh viện dã chiến.
Bệnh viện sẽ chỉ tiếp nhận những bệnh nhân nặng phải thở máy. Ngay trong tuần này, sẽ có khoảng 500 bệnh nhân được chuyển đến điều trị.
Video đang HOT
Anh cũng đang triển khai thêm 5 bệnh viện dã chiến khác ở Birmingham, Manchester, Glasgow, Harrogate và Đại học West England (Uwe) ở Bristol. Một số có thể đi vào hoạt động ngay từ cuối tháng này nhưng quy mô nhỏ hơn bệnh viện dã chiến NHS Nightingale.
Hiện Anh đang xếp vị trí thứ 8 trong số các quốc gia có nhiều ca mắc Covid-19 nhất. Tính đến ngày 5/4, quốc gia này đã ghi nhận gần 42.000 ca mắc với hơn 4.300 ca tử vong.
Toàn cảnh bệnh viện dã chiến với quy mô 4.000 giường
Hàng trăm con người làm việc không mệt mỏi trong suốt 2 tuần để hoàn thành bệnh viện này
Hàng ngàn giường bệnh đã được lắp đặt xong xuôi để đón bệnh nhân từ tuần này
Máy thở đã được tập kết
Giường bệnh đã chuẩn bị sẵn sàng
Hàng nghìn chiếc mặt nạ bằng nhựa chắn giọt bắn cũng đã được đưa đến bệnh viện dã chiến
Minh Anh
Gần 12.000 người ở Canada nhiễm nCoV
Canada hôm nay báo cáo thêm 1.615 trường hợp dương tính với nCoV, nâng tổng số ca nhiễm cả nước lên 11.747.
Theo số liệu của cơ quan y tế công cộng Canada, số ca nhiễm mới 24 giờ qua đã tăng khoảng 16% so với một ngày trước. Nước này cũng ghi nhận thêm 25 người chết do nCoV, tăng gần 20% so với hôm qua, nâng số ca tử vong trên toàn quốc lên 152.
Hiện 1.979 ca nhiễm nCoV ở Canada đã bình phục, trong khi 120 người đang trong tình trạng nguy kịch.
Ontario, tỉnh đông dân nhất Canada và là nơi có thủ đô Ottawa, hôm 28/3 thông báo cấm tụ tập từ 5 người trở lên. Lệnh không áp dụng cho các hộ gia đình có 5 người trở lên và đám tang sẽ được phép có tối đa 10 người cùng lúc.
Nhân viên y tế Italy tại một bệnh viện dã chiến ở Lombardy hôm 2/4. Ảnh: AFP.
Chính phủ Canada và Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, hôm 18/3 cũng thống nhất đóng cửa biên giới chung, cấm các hoạt động đi lại "không thiết yếu" để đối phó Covid-19.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cùng ba con đã tự cách ly tại nhà từ ngày 12/3, khi vợ của ông, bà Sophie Gregoire Trudeau, nhiễm nCoV sau chuyến đi London. Bà Trudeau hôm 28/3 tuyên bố đã bình phục, song Thủ tướng Canada cho biết ông sẽ tiếp tục làm việc tại nhà để khuyến khích những người dân đang được yêu cầu ở nhà.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc hồi tháng 12/2019. Toàn cầu hiện ghi nhận hơn một triệu người nhiễm, gần 56.000 người chết do nCoV.
Ngọc Ánh
'Đã 100 năm châu Âu không gặp đại dịch nào, nên họ không biết làm gì' Châu Âu tự hào có hệ thống y tế tốt nhất thế giới, nhưng nó không được thiết kế để đáp ứng những cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu như đại dịch Covid-19. Các bệnh viện ở châu Âu đang trở nên quá tải với hàng chục nghìn bệnh nhân nhiễm Covid-19 và cuộc khủng hoảng đã phơi bày một nghịch lý...