Anh Tây lần đầu nói Tiếng Việt: Ngô nghê đọc sai 2 chữ mà bị mắng sợ toát mồ hôi
Lần đầu tiếp xúc với Tiếng Việt, nhiều người bạn ngoại quốc rơi vào những tình huống cười chảy nước mắt.
Mới đây, bảng xếp hạng InsiderMonkey đã xếp Tiếng Việt đứng thứ 21 trong số 25 ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Theo thống kê, hơn 77 triệu người trên thế giới sử dụng tiếng Việt, phần lớn cư trú tại Việt Nam, một phần nhỏ phân bố rải rác ở nhiều nơi trên thế giới.
Thông tin này khiến cộng đồn mạng Việt Nam không khỏi cảm thấy thích thú. Thực tế những năm trở lại đây, Tiếng Việt ngày càng trở nên phổ biến và được giảng dạy tại nhiều trường đại học ở Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Nga,… Tại Hàn Quốc, trong số các môn ngoại ngữ thứ hai thi vào đại học, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã đưa thêm môn tiếng Việt. Bài thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm, kiểm tra ngữ pháp, từ vựng, cách dùng từ trong tiếng Việt. Môn thi kéo dài trong 40 phút.
Tiếng Việt của chúng ta đang ngày càng phổ biến. (Ảnh minh họa)
Mới đây, trong một topic nói về chủ đề người nước ngoài học Tiếng Việt, rất nhiều người bạn ngoại quốc đã bày tỏ niềm yêu thích mãnh liệt với ngôn ngữ của mảnh đất hình chữ S. Đồng thời, nhiều câu chuyện cười chảy nước mắt cũng được chia sẻ khi những anh Tây lần đầu tiếp xúc với Tiếng Việt và đặc biệt là bộ dấu huyền thoại “huyền, sắc, ngã, nặng”.
Video đang HOT
Theo đó, một tài khoản Facebook người Việt đã kể lại một câu chuyện khiến ai cũng phải phì cười:
“Hồi gần chục năm trước, đi làm ở công ty quốc tế kia, có mấy ông kỹ sư nước ngoài qua đây làm chung với mình. Một ông trong số đó vừa làm thẻ ngân hàng xong mà quên pass hay sao đấy nên đi rút tiền bị cây ATM nuốt mất thẻ. Mà Thứ Bảy, Chủ nhật ngân hàng không xử lý được.
Câu chuyện cười ra nước mặt.
Ông cũng hết tiền tiêu nên đi rao bán cái máy ảnh mới mua cho mấy người trong công ty bằng có nửa giá. Mình mới nói là ông ấy đi cầm đồ cái máy ảnh thôi, khi nào rút tiền được thì chuộc cho đỡ tốn kém. Nhưng ông ấy không biết cầm đồ là gì. Mình mới viết ra giấy 2 chữ CẦM ĐỒ rồi bảo đi xuống dưới phố thấy tiệm nào nó có chữ này thì vào đó hỏi.
Ống với mấy ông bạn đi đã đời xong lên bảo mình là bị cái ông ở chỗ CẦM ĐỒ chửi quá trời, còn định đánh. Mình thấy lạ nên lúc tan làm đi theo mấy ông ấy xem sao. Tới nơi thì hết hồn luôn! Mấy ông tới trước chỗ bán vàng mã, trước cái cột điện trước tiệm có ghi chữ CẤM ĐỔ RÁC to chình ình, nên mấy ông ấy lộn”.
Câu chuyện có “1-0-2″ khiến ai cũng phải bật cười. Quả thật với những người bạn nước ngoài, chưa hiểu về dấu Tiếng Việt thì “CẦM ĐỒ” và “CẤM ĐỔ” trông giống hệt nhau, khó mà phân biệt. Thế nên anh Tây trong câu chuyện trên mới rơi vào tình huống oái ăm, khó đỡ.
Tuy nhiên khi ở Việt Nam một thời gian, tiếp xúc nhiều với người bản địa thì chắc chắn trình Tiếng Việt của anh Tây sẽ tăng lên nhanh chóng thôi!
Học sinh đặt câu về mẹ, chỉ chêm vào 2 từ mà ai đọc đều lo cậu bé sẽ ăn no đòn
Con ơi là con, cứ mỗi lần học tiếng Việt lại như bóc phốt mẹ thế kia thì có đáng đánh đòn không cơ chứ!
Người ta bảo trẻ con không biết nói dối, mọi thứ xung quanh đều được các em suy nghĩ đơn giản vô cùng. Vì quá thật thà, những đứa trẻ đôi lúc vô tình tạo ra những thành quả khiến nhân vật chính không biết nên cười hay mếu, chẳng hạn bài tập đặt câu sau đây.
Không biết bà mẹ ở nhà mặc đồ hoa hòe lòe loẹt thế nào mà bị con "bóc phốt" trong bài làm như vậy.
Khi được yêu cầu đặt câu với từ "sặc sỡ", học sinh này đã ngay lập tức nghĩ tới... mẹ mình. Và thế là câu "Mẹ em rất sặc sỡ" ra đời khiến cô giáo cũng phải phì cười cảm thán: "Con với cái". Trên thực tế, sặc sỡ là một tính từ thường dùng để miêu tả những sự vật mang màu sắc quá màu mè, nổi bật. Ví dụ: Bộ đồ thật sặc sỡ; Vườn hoa này rất sặc sỡ.
Không biết bà mẹ ở nhà mặc đồ hoa hòe lòe loẹt thế nào mà bị con "bóc phốt" trong bài làm như vậy. Cũng có người cho rằng, do học sinh lớp 1 chưa có vốn từ vựng nhiều lại không hiểu nghĩa chính xác các từ nên mới có bài làm... sai thực tế như vậy. Tuy vậy, nhiều người cũng dành lời khen cho chữ viết của bé. Bài làm không sai lỗi chính tả nào, đã vậy chữ cũng khá đều tăm tắp và dễ đọc. Có điều với câu tả mẹ thế này không ăn đòn thì tình mẹ con cũng chắc có bền lâu đâu con ạ.
Một tác phẩm bá đạo khác.
Không miêu tả người thân với những từ ngữ đẹp, trẻ con ưa thích tả thật người lớn. Thế là biết bao tật xấu bị khui ra, từ tính cách, lối sống cho đến cả cách nói chuyện. Quả thực chỉ có học sinh tiểu học mới sáng tạo được những "áng văn chương" chân thật như thế này được thôi!
Anh Tây thấy con gái Việt xinh quá nên học tiếng để làm quen, chưa được bao lâu đã phải thốt 1 câu phũ phàng Có lẽ anh Tây không biết rằng, ngôn ngữ mà mình đang theo đuổi phong phú ra sao, khó nhằn thế nào! "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" - câu nói này vẫn được cộng đồng mạng truyền tai nhau mỗi khi nói về sự phong phú, linh hoạt của Tiếng Việt. Muốn biết ngôn ngữ của chúng ta...