Anh Tây lại khóc hết nước mắt với 1 từ Tiếng Việt: Lúc mang nghĩa tích cực, khi lại khiến người đối diện bẽ bàng
Anh Tây chưa lường trước được sự đa nghĩa của các từ Tiếng Việt.
Chuyện các anh Tây hoang mang, rối bời khi học Tiếng Việt không phải chủ đề xa lạ nhưng lần nào được chia sẻ trên mạng xã hội cũng gây cười. Từng có nhiều anh Tây tuyên bố sẽ chinh phục được Tiếng Việt nhưng khi “xông trận”, mới học được vài quy tắc đọc viết đã vội “cởi giáp xin hàng”. Có anh Tây kể lại, nguyên việc học các ngôi xưng hô như: “tôi, tới, mình, cậu, anh, em, chị, cô, dì, chú, bác,…” đã khiến họ toát mồ hôi. Đó là chưa kể Tiếng Việt còn có rất nhiều từ đa nghĩa.
Mới đây, trong 1 topic về học Tiếng Việt, dân tình lại chia sẻ thêm câu chuyện cực hài hước. Chuyện là có anh Tây nọ đang hoang mang, rối bời với một từ Tiếng Việt. Từ này khi thì mang nghĩa tích cực, chỉ một loại hoa quả tốt cho sức khỏe; lúc lại mang nghĩa tiêu cực, có thể khiến người đối diện “quê ơi là quê”.
Từ mà anh chàng này nhắc tới chính là từ “bơ”: vừa có nghĩa là “quả bơ” (avocado), vừa mang nghĩa “bơ” (butter), lại có thể là động từ “bơ” (ignore) thể hiện sự ngó lơ, phớt lơ ai đó. Khi một người Việt nói “ăn bơ không?”, có thể hiểu bạn đang được mời ăn quả bơ, hoặc bơ thực vật để nấu ăn. Nhưng khi nói “bạn bị “ăn bơ” rồi”, thì lại mang nghĩa khác hoàn toàn. Thế đó, “bơ” cũng có “bơ this”, “bơ that”, tùy ngữ cảnh mà sử dụng!
Video đang HOT
Một ví dụ điển hình về “bơ” (ignore). Gửi tin nhắn mà tận 2 năm mới được trả lời thì đúng là bị “ăn bơ” rồi còn gì!
Dưới câu chuyện về anh Tây, rất nhiều cư dân mạng đã để lại loạt bình luận hài hước. Không ít người nêu thêm những điều thú vị khác về Tiếng Việt khiến chính người bản địa cũng “hoang mang” chứ đừng nói là người nước ngoài.
Tài khoản Facebook T.H chia sẻ: “Thế đã biết đến những từ Tiếng Việt bỏ dấu đi vẫn nguyên nghĩa chưa? “Tư” là 4 mà “tứ” cũng là 4 nhé”. Hay một tài khoản Facebook tên M.N cũng góp vui thêm 1 từ đa nghĩa: “Mấy từ kiểu “bơ” thì nhiều lắm. Chẳng hạn như từ “ sao”, vừa có thể hiểu là ngôi sao “star”, vừa hiểu là người nổi tiếng “celebrity”, hoặc mình nói gắng gỏng “Sao?” cũng giống như từ “What?” ấy,…
Thế mới thấy, Tiếng Việt của chúng ta thật thú vị!
Anh Tây tưởng Tiếng Việt dễ nên nhào vào học thử: Mới được vài ngày đã mếu máo nói 1 câu đầy bất lực, "tấm chiếu chưa trải" là đây!
Thấy chữ Tiếng Việt na ná Tiếng Anh, anh Tây hăm hở lắm, ai ngờ...
Chuyện người nước ngoài học Tiếng Việt luôn là chủ đề học thú vị, được nhiều người bàn luận trên các hội nhóm mạng xã hội. Có rất nhiều người nước ngoài sau thời gian học tập đã nói sõi được Tiếng Việt, thậm chí còn hiểu biết và say mê văn hoá của chúng ta. Nhưng cũng có rất nhiều anh Tây mới thử sức đã vội bỏ cuộc, sợ toát mồ hôi vì Tiếng Việt.
Bởi ngôn ngữ của chúng ta ngoài sự phong phú, đa dạng của ngôn từ thì còn sở hữu rất nhiều điểm đặc biệt so với các ngôn ngữ khác như thế giới. Chẳng hạn như bộ dấu "huyền, sắc, ngã, hỏi, nặng". Với người nước ngoài, chỉ riêng việc đọc đúng các từ "co - có - cỏ - cõ - cọ" đã là một hành trình đầy gian nan rồi!
Mới đây, câu chuyện về một anh Tây "chiếu mới", chưa lường hết độ khó của Tiếng Việt đã khiến dân tình cười nghiêng ngả. Chuyện là anh Tây có một người bạn Việt. Anh Tây thổ lộ mong muốn học thêm một ngôn ngữ mới và được anh Việt gợi ý cho một loạt thứ tiếng. Sau một hồi suy xét, anh Tây quyết định chọn học Tiếng Việt vì thấy nó na ná Tiếng Anh và nhìn dễ nhớ hơn chữ tượng hình! Tội cho anh, anh không ngờ mình chuẩn bị dấn thân vào con đường đầy chông gai... Anh Tây quyết chí học bằng được dù anh Việt hết lời cảnh báo.
Một anh Tây chưa từng trải!
Cứ ngỡ quyết tâm như thế thì anh Tây phải nếm trái ngọt, chẳng bao lâu sẽ "bắn" tằng Tiếng Việt. Nhưng không, cuộc sống vốn chẳng như mơ và ngôn ngữ của chúng ta đã khiến anh Tây biết thế nào là lợi hại! Chỉ sau 1 tuần "dùi mài kinh sử", anh Tây bơ phờ tìm đến anh Việt tâm tình. Anh Tây kể mình như "trải qua 10 kiếp người vậy". Mỗi việc học đánh vần đã khiến anh Tây sống dở chết dở...
Câu chuyện sau khi được chia sẻ khiến ai cũng phải phì cười. Quả thật để học được Tiếng Việt thì người nước ngoài phải thật sự kiên trì. Đó là chưa kể, Tiếng Việt còn có 1 biến thể do giới trẻ "phát minh" ra là teencode! Nhiều cư dân mạng đùa rằng, khi nào học đến chương "Teencode nhập môn", "300 bài Teencode thiếu nhi" thì anh Tây còn vã mồ hôi nữa.
Anh Tây được dạy 1 câu Tiếng Việt ngắn: Mới đầu chẹp miệng tưởng vô nghĩa, hóa ra "bậc thầy ngôn ngữ" mới hiểu! Bên dưới bài đăng của anh Tây, cư dân mạng đã góp thêm nhiều câu Tiếng Việt còn khó nhằn hơn! Câu chuyện người nước ngoài học Tiếng Việt luôn là đề tài thú vị mỗi khi được nhắc tới trên mạng xã hội. Lần đầu tiên tiếp xúc với một ngôn ngữ có nhiều sự riêng biệt, các anh bạn nước ngoài...