Anh tạo thêm hàng chục nghìn việc làm nhờ chiến lược năng lượng ‘xanh’
Ngày 18/10, Thủ tướng Anh Boris Johnson và tập đoàn Iberdrola, “gã khổng lồ” về năng lượng tái tạo của Tây Ban Nha,thông báo tập đoàn trên đã cam kết đầu tư 6 tỷ bảng Anh (tương đương 8,2 tỷ USD) để xây dựng nhà máy điện gió lớn nhất ở Anh.
Thủ tướng Boris Johnson cho biết dự án trên sẽ được xây dựng ở ngoài khơi bờ biển phía Đông nước Anh, với sự tham gia của công ty Scottish Power, một công ty con của tập đoàn Iberdrola. Dự kiến, dự án trên sẽ cung cấp đủ năng lượng cho 2,7 triệu hộ gia đình và tạo ra 7.000 việc làm mới.
Dự án nằm trong số 18 thỏa thuận đầu tư của Chính phủ Anh trị giá tổng cộng 9,7 tỷ bảng Anh. Dự kiến, dự án này sẽ được chính thức công bố tại Hội nghị thượng đỉnh đầu tư toàn cầu của Anh nhằm hỗ trợ tăng trưởng “xanh” vào ngày 19/10. Không chỉ dừng ở đó, dự án này có khả năng tạo thêm 30.000 việc làm,
Video đang HOT
Ông Ignacio Galan, Chủ tịch tập đoàn Iberdrola, cho biết kế hoạch đầu tư này sẽ là một “bước tiến quan trọng nhằm khai thác lượng gió ngoài khơi đủ để cung cấp điện cho mọi gia đình ở Anh vào năm 2030″.
Thỏa thuận đầu tư trên được cho là dấu ấn nổi bật mà Thủ tướng Johnson, người đã vạch ra kế hoạch đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, muốn thể hiện với tư cách là chủ nhà của Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Glasgow vào tháng 11 tới.
COP26 được coi là cơ hội cuối cùng để các nước thống nhất các mục tiêu cắt giảm khí thải nghiêm ngặt hơn so với trước đây nhằm ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu hiện nay.
Nhà lãnh đạo Anh cũng coi đầu tư xanh là “chìa khóa” để thúc đẩy nền kinh tế vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và Brexit, tức việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Ông cho rằng khoản đầu tư trị giá 9,7 tỷ bảng này sẽ thúc đẩy phục hồi nền kinh tế nước này, đồng thời tạo ra hàng nghìn việc làm mới cho người dân.
Theo Văn phòng Thủ tướng Anh, một trong những thỏa thuận đầu tư khác dự kiến sẽ sớm được công bố là dự án xây dựng các nhà kho “không phát thải”, nằm trong kế hoạch đầu tư 1,5 tỷ bảng Anh của tập đoàn đầu tư Mỹ Prologis, hứa hẹn sẽ tạo thêm khoảng 14.000 việc làm ở Anh. Giám đốc điều hành của Prologis Hamid Moghadam cho rằng “sự đổi mới trong khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục những thách thức về môi trường mà thế giới đang phải đối mặt hiện nay”.
Ngoài ra, Anh cũng sẽ triển khai các thỏa thuận đầu tư khác như việc công ty Getir của Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng dịch vụ giao hàng tạp hóa “bền vững” khắp nước Anh và sẽ tạo thêm 7.000 việc làm ổn định trong năm 2022, công ty Eren Paper của Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất bìa cứng từ giấy phế liệu ở Wales, tập đoàn Budweiser được đầu tư 100 triệu bảng Anh cho quá trình tạo hydro để sản xuất nhiên liệu cho các nhà máy cũng như hoạt động của các xe tải và xe nâng.
Văn phòng thủ tướng Anh cũng cho biết Thủ tướng Johnson sẽ công bố chiến lược “phát thải ròng bằng 0″ trong tuần này, tập trung vào các biện pháp phát triển các ngành năng lượng sạch nội địa. Thủ tướng Johnson mong muốn Anh sẽ chuyển đổi toàn bộ nguồn năng lượng ở nước này sang các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng gió, vào năm 2035.
TTK LHQ kêu gọi Hội nghị COP26 tạo ra bước ngoặt cho hành động vì khí hậu
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho rằng Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26) tại Anh vào tháng 11 tới phải là một bước ngoặt cho hành động vì khí hậu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu tại cuộc họp Hội đồng bảo an LHQ tại New York, Mỹ, ngày 12/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu ngày 12/10 tại hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ 6 của Liên minh các Bộ trưởng Tài chính vì hành động khí hậu, theo hình thức trực tuyến,Tổng Thư ký Guterres nêu rõ: "COP26 phải là một bước ngoặt nếu chúng ta thực hiện cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, bảo vệ người dân trước các tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, đảm bảo rằng tất cả các dòng tài chính đều phù hợp với các mục tiêu trung hòa khí thải và phát triển bền vững".
Trong bối cảnh COP26 sắp diễn ra tại Glasgow, Tổng Thư ký LHQ Guterres bày tỏ lo ngại về tiến độ thực hiện những ưu tiên này. Theo ông, các gói giải pháp chính trị sẽ được đưa ra tại COP26 cần ít nhất 3 yếu tố chính: giảm khí phát thải, tăng tài trợ cho hành động vì khí hậu ở các nước đang phát triển và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo ông, các nước phải nhanh chóng thu hẹp khoảng cách lượng phát thải. Điều đó có nghĩa là các quốc gia phải cùng nhau cam kết hành động để tới năm 2030, giảm được 45% lượng khí thải so với mức năm 2010. Mỗi quốc gia phải sẵn sàng cập nhật các cam kết về khí hậu cho đến khi cùng đạt được mục tiêu duy trì mức tăng nhiệt của Trái Đất là 1,5 độ C.
Thứ hai, các nước phát triển phải thu hẹp khoảng cách tài chính bằng cách cung cấp 100 tỷ USD/năm theo như cam kết cho các nước đang phát triển, để hành động vì khí hậu. Thứ ba, COP26 phải tạo ra một bước đột phá về khả năng thích ứng. Các quốc gia trên thế giới cần phải đặt ưu tiên hàng đầu cho mục tiệu xây dựng khả năng phục hồi và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Do đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu đặt ra những thách thức mới và phức tạp đối với các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, Tổng Thư ký Guterres đã yêu cầu bộ trưởng tài chính các nước điều chỉnh quy định về nhận hỗ trợ phát triển chính thức để cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho các quốc gia đó.
7 nỗ lực chống biến đổi khí hậu nổi bật trước thềm Hội nghị COP26 Đã xuất hiện một loạt cam kết, hành động hưởng ứng nỗ lực chống biến đổi khí hậu trước thời điểm diễn ra Hội nghị COP26 tới đây. Thủ tướng Italy Mario Draghi phát biểu tại Hội nghị tiền COP26 ở Milan ngày 30/9. Ảnh: Getty Images Website chính thức của Liên hợp quốc đã liệt kê 7 nỗ lực, hành động nổi...