Anh tạo khẩu trang loại bỏ 100% nguy cơ mắc Covid-19
Nghiên cứu về chống lây nhiễm tại bệnh viện ở Cambridge cho thấy việc sử dụng khẩu trang được nâng cấp lên 3 lớp FFP3 giảm nguy cơ lây nhiễm xuống 0.
Nghiên cứu của bệnh viện Addenbrooke, một trung tâm nghiên cứu và giảng dạy y khoa nổi tiếng của Anh tại Cambridge, cho thấy nâng cấp loại khẩu trang mà nhân viên ở khu vực điều trị bệnh nhân Covid-19 sử dụng giúp giảm đáng kể tới 100% số ca phơi nhiễm nCoV đối với nhân viên bệnh viện.
Bệnh viện đã nâng từ loại khẩu trang y tế chống thấm FRSM sang khẩu trang hô hấp 3 lớp FFP3 từ cuối tháng 12/2020 để thử nghiệm.
Khẩu trang hô hấp 3 lớp FFP3 trong nghiên cứu của bệnh viện Addenbrooke. Ảnh: Reuters.
Cơ quan y tế công cộng Anh (PHE) gần đây vẫn khuyến cáo nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nên sử dụng khẩu trang FRSM làm thiết bị bảo vệ đường hô hấp. PHE khuyến cáo sử dụng FFP3 nếu đang thực hiện quy trình tạo khí dung như đưa ống thở vào khí quản bệnh nhân.
Hướng dẫn của PHE đã được cập nhật để bắt buộc các tổ chức thuộc hệ thống bệnh viện công (NHS) của Anh đánh giá rủi ro Covid-19 cho nhân viên và cung cấp khẩu trang FFP3 phù hợp.
Video đang HOT
Addenbrooke bắt đầu xét nghiệm Covid-19 cho nhân viên từ khi đại dịch bắt đầu, tiến hành với cả nhân viên không có triệu chứng. Xét nghiệm chỉ ra nhân viên y tế khu vực chăm sóc bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ lây nhiễm cao hơn khu vực không điều trị bệnh nhân COvid-19, dù có sử dụng thiết bị bảo vệ đường hô hấp theo khuyến nghị.
Do đó, ban chống nhiễm khuẩn của bệnh viện đã nâng cấp loại khẩu trang dùng cho nhân viên khu vực điều trị bệnh nhân Covid-19. Sau khi thay đổi, tỷ lệ lây nhiễm ở cả hai khu vực là tương đương. Nghiên cứu vẫn chưa được đánh giá, nhưng công bố sớm vì nhu cầu chia sẻ thông tin cấp thiết liên quan tới đại dịch.
Tiến sĩ Chris Illingworth, ban Thống kê Sinh học MRC thuộc Đại học Cambridge, cho hay “sau khi đưa vào sử dụng khẩu trang FFP3, số lượng phơi nhiễm tại khu vực điều trị Covid-19 giảm đáng kể, thực tế, mô hình của chúng tôi cho thấy FFFP3 có thể loại bỏ số ca lây nhiễm ở khu vực điều trị Covid-19 xuống còn 0″.
Khẩu trang y tế chống thấm FRSM. Ảnh: WMS.
Lời kêu gọi sử dụng khẩu trang hữu hiệu hơn đưa ra trong bối cảnh các chuyên gia cảnh báo số ca nhiễm nCoV trong bệnh viện có thể tiếp tục gây thách thức dù nhân viên y tế đã được tiêm vaccine, sau khi một nghiên cứu phát hiện biến chủng Delta bùng lên trong đội ngũ nhân viên y tế ở ba bệnh viện tại Ấn Độ trong 4 tuần tháng 4 năm nay, dù nhiều người đã tiêm đủ hai mũi vaccine.
Nghiên cứu cho thấy tại một bệnh viện, 30 trong số 3.800 nhân viên y tế nhiễm nCoV có triệu chứng, đa số nhiễm biến chủng Delta, 11 người rõ ràng liên quan tới một sự kiện “siêu lây nhiễm”.
Ở bệnh viện thứ hai có 4.000 nhân viên y tế, xuất hiện 118 ca nhiễm có triệu chứng còn tại bệnh viện thứ ba, nơi có 1.100 nhân viên y tế, xuất hiện 70 ca nhiễm có triệu chứng. Đa số đều liên quan tới biến chủng Delta. Nghiên cứu cho biết thêm các cụm gồm hơn hai cá thể nhiễm bệnh đều phát hiện biến chủng Delta.
“Dữ liệu mà chúng tôi trình bày về cơ bản phù hợp với người đã tiêm chủng sau đó lây cho người khác”, giáo sư Ravi Gupta, đại học Cambridge, đồng tác giả nghiên cứu, nói.
“Trong khi vaccine bảo vệ người khỏe mạnh chống lại bệnh nặng trong cộng đồng, biến chủng Delta làm tăng khả năng mắc bệnh nặng tại bệnh viện, nơi có nhiều bệnh nhân dễ bị tổn thương”.
Nhóm nghiên cứu cho hay phát hiện của họ nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng trong thời kỳ hậu tiêm chủng.
Chiến dịch tiêm chủng Nga hụt hơi khi ca tử vong kỷ lục
Nga thừa nhận không thể đạt mục tiêu tiêm vaccine cho 60% dân số trước cuối mùa hè, khi nước này chứng kiến số người chết tăng kỷ lục.
Nga đang chật vật đối phó đợt bùng phát lây nhiễm nCoV được thúc đẩy bởi biến chủng Delta. Chính phủ Nga hôm nay ghi nhận 652 ca tử vong vì Covid-19 chỉ trong vòng 24 giờ, mức cao kỷ lục kể từ tháng 12/2020.
Trong bối cảnh đó, chương trình tiêm chủng toàn quốc của Nga đang rơi vào trì trệ. Dù vaccine được tiêm miễn phí từ tháng 12/2020, mới chỉ 22,2 triệu người Nga đi tiêm chủng trong hơn nửa năm qua.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận chính phủ sẽ điều chỉnh lại mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 146 triệu dân. "Phải đến tuần này, số người có nguyện vọng tiêm vaccine mới bắt đầu tăng. Chúng ta rõ ràng không thể tiêm cho 60% dân số trước mùa thu", ông trả lời họp báo ngày 29/6.
Vaccine Sputnik V trong giai đoạn phát triển ở Trung tâm Dịch tễ học và Vi sinh vật học Nikolai Gamaleya, Moskva, vào tháng 8/2020. Ảnh: AP.
Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin hôm nay thông báo biến chủng Delta đang chiếm đến 90% ca nhiễm mới ở thủ đô nước Nga. Nhằm chặng đứng đà lây lan của virus, mọi cơ sở kinh doanh được yêu cầu 30% số nhân viên chưa tiêm vaccine phải về nhà. Chỉ người đã tiêm chủng hoặc từng nhiễm nCoV và bình phục trong vòng 6 tháng được dùng bữa trong nhà hàng.
Moskva là thành phố đầu tiên tại Nga áp dụng chiến lược tiêm vaccine bắt buộc. Thủ đô nước Nga đặt mục tiêu tiêm chủng ít nhất 60% người lao động trong lĩnh vực công nghiệp trước giữa tháng 8. Nhiều vùng ở Nga đang học theo mô hình của Moskva, buộc một số nhóm cư dân phải tiêm ít nhất một mũi Sputnik V.
Dù một số thăm dò cho thấy dư luận Nga thiếu niềm tin vào vaccine nội địa, Điện Kremlin vẫn duy trì lập trường tiêm vaccine là lựa chọn tự nguyện của người dân. Nga đang là nước có tổng số ca nhiễm nCoV cao thứ 5 thế giới và số ca tử vong vì Covid-19 cao nhất châu Âu.
Vaccine Sputnik V chống lại được biến chủng Delta và Delta Plus Theo đại diện cơ quan sản xuất vaccine Sputnik V, chế phẩm sinh học này có hiệu quả kháng biến chủng mới tới 90%. Theo hãng thông tấn TASS của Nga, Deanis Logunov, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh vật Gamaleya, đại diện nhóm phát triển Sputnik V, cho biết vaccine này có hiệu quả chống lại...