Anh sẽ trở thành mục tiêu khủng bố nếu Brexit không thỏa thuận
John Scarlett, cựu lãnh đạo cơ quan tình báo MI6 của Anh, cho biết mối đe dọa tấn công khủng bố ở Anh sẽ gia tăng nếu chính quyền nước này không đạt được thỏa thuận với Liên minh châu Âu và rời khỏi khối này mà không có thỏa thuận nào.
Một sĩ quan c ảnh sát tưởng niệm nạn nhân của một vụ tấn công khủng bố ở London. Ảnh AP.
Ông Scarlett nhấn mạnh về khả năng này trong cuộc phỏng vấn với tờ National, trả lời câu hỏi về việc liệu một Brexit không thỏa thuận có khiến nước Anh trở thành mục tiêu tấn công khủng bố hay không.
Nhận định này được đưa ra khi các quan chức Anh và EU bắt đầu vòng đàm phán cuối cùng theo lịch trình về thỏa thuận Brexit. Thủ tướng Anh Boris Johnson trước đó đưa ra tối hậu thư cho Brussels rằng London sẽ rời khỏi bàn đàm phán nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 15/10.
Video đang HOT
Hiện tại, Anh và EU đã có một thỏa thuận chia sẻ dữ liệu cho phép London sử dụng cơ sở dữ liệu của khối về hồ sơ tội phạm, bao gồm thông tin về những kẻ khủng bố, nhưng một Brexit không có thỏa thuận đồng nghĩa với việc các cơ quan tình báo và cơ quan thực thi pháp luật của nước này sẽ không còn quyền truy cập những dữ liệu như vậy.
Ông Scarlett nhấn mạnh, việc thiếu chia sẻ dữ liệu sẽ không chỉ khiến Anh có nguy cơ bị tấn công khủng bố lớn hơn mà còn làm suy yếu khả năng của Anh trong việc đối phó với mối đe dọa thánh chiến.
Cựu lãnh đạo MI6 lưu ý rằng năm ngoái đã xảy ra “21 vụ tấn công liên quan đến khủng bố” ở châu Âu, bao gồm cả ở London.
Quan điểm của ông Scarlett được ông Julian King, ủy viên cuối cùng của Anh tại Liên minh châu Âu, ủng hộ. Ông King nhấn mạnh rằng nước Anh sẽ rơi vào khủng hoảng ngay lập tức nếu chính phủ Boris Johnson không đạt được thỏa thuận với Brussels.
Năm 2016, Anh đã bỏ phiếu về việc rời EU. Phố Downing hiện đang trong quá trình đàm phán một thỏa thuận thương mại hậu Brexit với Brussels, nhưng các cuộc đàm phán đã bị đình trệ.
Thủ tướng Boris Johnson và các quan chức cấp cao khác trước đây từng nói rằng một Brexit không có thỏa thuận sẽ tốt cho nước Anh. Ông Johnson cho biết kịch bản này sẽ giúp Anh có được “toàn quyền kiểm soát” đối với luật và quy tắc của mình và cho phép nước này ký kết các thỏa thuận thương mại với các nước khác.
Mỹ xem xét cho người Hong Kong định cư
Mỹ đang xem xét các biện pháp cho phép người Hong Kong định cư tại nước này sau khi Trung Quốc ban hành luật an ninh mới cho thành phố.
"Chúng tôi đang xem xét việc đó", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói tại phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hôm 30/7 khi được hỏi liệu Mỹ có gia hạn tị nạn hay tăng cơ hội xin thị thực cho người Hong Kong hay không, thêm rằng ông nghĩ Anh đã ra "quyết định đúng đắn" khi tạo điều kiện cho người Hong Kong đủ điều kiện trở thành công dân Anh.
"Tổng thống Donald Trump đang tích cực xem xét cách chúng ta nên đối xử với những người xin tị nạn từ Hong Kong, hoặc cấp chương trình thị thực liên quan việc đó", Pompeo nói thêm.
Ngoại trưởng Pompeo tại phiên điều trần ở Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hôm 30/7. Ảnh: AFP.
Hong Kong là một trong những điểm nóng trong quan hệ Mỹ - Trung gần đây, sau khi Bắc Kinh ban hành luật an ninh mới hình sự hóa các tội lật đổ, ly khai, khủng bố và thông đồng với thế lực nước ngoài. Người phạm tội có thể bị dẫn độ sang Trung Quốc đại lục và mức án cao nhất cho các tội danh là chung thân.
Mỹ và các nước phương Tây nhiều lần bày tỏ quan ngại sâu sắc về luật an ninh Hong Kong, cảnh báo nguy cơ suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ". Tuy nhiên, chính quyền đặc khu và Bắc Kinh đều khẳng định luật an ninh Hong Kong giúp duy trì vững chắc nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" cùng sự ổn định lâu dài và thịnh vượng cho thành phố.
Chính phủ Anh tuần trước cho biết bắt đầu từ tháng 1/2021, những người Hong Kong có hộ chiếu hải ngoại Anh (BNO) có thể nộp đơn xin thị thực đặc biệt để sống ở Anh, sau đó có thể được cấp quyền công dân. Trung Quốc phản đối chính sách này, gọi đây là hành động "can thiệp vào các vấn đề nội bộ, vi phạm trắng trợn các cam kết của Anh, luật pháp quốc tế và các nguyên tắc quan hệ quốc tế".
Theo một sắc lệnh hành pháp được Trump ký tháng này, Mỹ không cam kết hỗ trợ vô điều kiện cho người Hong Kong rời thành phố, nhưng ra lệnh tiếp nhận những người tị nạn từ Hong Kong trên cơ sở nhân đạo. Tuy nhiên, chính quyền Trump đã nhiều lần hạ mức trần tiếp nhận người tị nạn hàng năm, hiện là 18.000 cho năm 2020.
Luật an ninh Hong Kong vừa áp dụng có gì đặc biệt? Trung Quốc vừa công bố chi tiết Luật an ninh Hong Kong, chính thức có hiệu lực vào 23 giờ (tức 22 giờ Việt Nam) ngày 30/6. Hôm 30/6, Trung Quốc chính thức thông qua và áp dụng Luật an ninh Hong Kong, tạo tiền đề cho những thay đổi căn bản nhất đối với đặc khu kinh tế này, kể từ khi...