Anh sẽ triển khai tàu sân bay “nắn gân” Trung Quốc
Hải quân Anh sẽ triển khai một nhóm tác chiến tàu sân bay đến các vùng biển gần Nhật Bản vào đầu năm 2021 giữa lúc Trung Quốc ngày càng lấn tới trong khu vực, Kyodo dẫn các nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết hôm 5-12.
Nhóm tác chiến này, trong đó có tàu sân bay Queen Elizabeth, dự kiến tập trận chung với quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong suốt quãng thời gian hoạt động tại các khu vực trên, bao gồm ngoài khơi quần đảo Nansei ở Tây Nam Nhật Bản, các nguồn tin tiết lộ.
Theo Kyodo , đây là động thái lạ khi một quốc gia ngoài khu vực nhưng không phải Mỹ điều một nhóm tàu sân bay đến Tây Thái Bình Dương.
Nước đi này, được Hải quân Anh tiến hành trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng trên biển Đông và biển Hoa Đông, nhiều khả năng khiến Bắc Kinh nổi giận.
Video đang HOT
Tàu sân bay Queen Elizabeth (giữa), chiến hạm “lớn và mạnh nhất” từng được Hải quân Anh xây dựng, nặng 65.000 tấn và dài 280 m. Ảnh: Hải quân Anh
Anh năm ngoái thông báo sẽ triển khai nhóm tác chiến trên đến Thái Bình Dương và kể từ đó, họ đã bàn bạc vấn đề với Nhật Bản cùng những nước khác.
Hồi tháng 7-2020, Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh kêu gọi London dừng kế hoạch triển khai tàu sân bay Queen Elizabeth đến Thái Bình Dương, bởi đây là động thái “rất nguy hiểm, thể hiện sự gây hấn đối với Trung Quốc”.
“Khi Anh chính thức rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, vào cuối năm nay, họ không nên hợp tác với Mỹ đối phó Trung Quốc bằng việc triển khai quân sự. Sau Brexit, tôi nghĩ Anh vẫn muốn đóng một vai trò quan trọng trên thế giới nhưng đó không phải cách” – ông Lưu khẳng định vào thời điểm đó.
Khu trục hạm hạng nặng 'Voi trắng' HMS Bristol của Anh "về hưu" sau 53 năm hạ thủy
Hải quân Hoàng gia Anh đã cho nghỉ hưu tàu khu trục lớp Type 82 duy nhất từng được chế tạo, HMS Bristol, 53 năm sau khi nó được hạ thủy.
Tàu khu trục Type 82 HMS Bristol của Hải quân Anh. Ảnh: Rick Garcia.
Tàu khu trục lớp Type 82 duy nhất của Anh được chế tạo 53 năm trước, HMS Bristol, một trong số những tàu khu trục khủng nhất thế giới vào thời điểm đó, đã được cho nghỉ hưu.
Trước đó, Bristol được dự định sẽ là tàu khu trục đầu tiên trong số 8 tàu khu trục 7.000 tấn hộ tống các nhóm tấn công tập trung xung quanh các tàu sân bay Lớp CVA-01, lượng choán nước 63.000 tấn, được dự kiến thay thế các tàu sân bay lớp Audacious và Centaur đã cũ vào đầu những năm 1950. Tuy nhiên, suy giảm kinh tế trầm trọng đã dẫn đến việc hủy bỏ chương trình tàu sân bay vào năm 1966. Quyết định này cũng loại bỏ nhu cầu hộ tống tàu sân bay; và, 7 tàu lớp Type 82 còn lại không có cơ hội được thực hiện.
Được hạ thủy năm 1969 và đi vào phục vụ 4 năm sau đó, con tàu HMS Bristol chủ yếu được sử dụng làm nơi thử nghiệm các loại vũ khí và hệ thống điều khiển mới. Nhiều hệ thống sau này sẽ được tích hợp vào các tàu khu trục Type 42 nhẹ hơn và rẻ hơn nhiều.
HMS Bristol từng được lên kế hoạch cho "nghỉ hưu" sớm, tuy nhiên, hạm đội tàu nổi của Anh trong Chiến tranh Falklands dã chịu tổn thất đáng kể, buộc nó phải tiếp tục hoạt động cho tới bây giờ.
Anh khoe nhóm tác chiến tàu sân bay Anh lập nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth, gọi đây là lực lượng hải quân mạnh nhất do một nước châu Âu chỉ huy trong 20 năm qua. "Nhóm tác chiến tàu sân bay thế hệ mới của hải quân Anh đã tập hợp lần đầu tiên, đánh dấu mở đầu giai đoạn vận hành tác chiến mới. Tàu sân bay...