Anh sẽ thảo luận việc Nga phong tỏa ngũ cốc ở Biển Đen tại G20; Ukraine bắt đầu xuất khẩu qua Croatia
Hãng tin CNN đưa tin, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thảo luận về tác động của việc Nga tiếp tục phong tỏa ngũ cốc ở Biển Đen.
Thu hoạch lúa mì trên cánh đồng gần làng Zghurivka ở vùng Kiev, Ukraine. (Nguồn: Reuters)
Hai nhà lãnh đạo Anh và Ukraine thảo luận về vấn đề trên trong cuộc điện đàm ngày 7/9.
Video đang HOT
Thủ tướng Sunak cho hay, ông sẽ thảo luận việc ngăn chặn Nga tiếp tục phong tỏa ngũ cốc ở Biển Đen tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào cuối tuần này.
Eurozone tăng trưởng thấp hơn dự kiến, kinh tế quốc gia ‘đầu tàu’ châu Âu trì trệ
Ông cam kết thúc đẩy hợp tác với các nước G20 nhằm vượt qua sự phong tỏa của Nga và đảm bảo các quốc gia dễ bị tổn thương có thể tiếp cận các chuyến hàng ngũ cốc quan trọng.
* Cùng ngày, Phó Thủ tướng thứ nhất của Ukraine Yulia Svyrydenko cho biết, nước này đã bắt đầu xuất khẩu ngũ cốc qua các cảng biển của Croatia, nhằm mở rộng các tuyến xuất khẩu trong khi các cảng ở Biển Đen của nước này bị phong tỏa.
Trong tuyên bố bằng văn bản, bà Svyrydenko cho hay: “Ngũ cốc của Ukraine đã được xuất khẩu qua các cảng của Croatia. Chúng tôi rất biết ơn về điều này. Chúng tôi sẵn sàng phát triển tuyến đường bằng cách mở rộng khả năng của hành lang giao thông. Chúng tôi tin rằng tuyến đường hậu cần này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong thương mại song phương giữa hai nước”.
Phó Thủ tướng thứ nhất của Ukraine không tiết lộ số lượng ngũ cốc đã được vận chuyển qua các cảng Croatia.
Anh, Ireland ủng hộ điều chỉnh thỏa thuận 'Ngày thứ Sáu tốt lành'
Ngày 19/4, các nhà lãnh đạo Anh và Ireland đều tuyên bố sẵn sàng xem xét điều chỉnh thỏa thuận "Ngày thứ Sáu tốt lành", song nhấn mạnh rằng các cuộc thảo luận chỉ có thể được tiến hành khi chính quyền chia sẻ quyền lực tại Bắc Ireland được khôi phục.
Thủ tướng Ireland Leo Varadkar. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trước báo giới sau sự kiện kỷ niệm 25 năm ngày ký thỏa thuận "Ngày thứ Sáu tốt lành" giúp chấm dứt xung đột kéo dài hàng chục năm trên đảo Ireland, Thủ tướng Ireland Leo Varadkar nêu rõ quan điểm chung của Chính phủ Anh và Bắc Ireland là cần có một cuộc đối thoại về cải cách thỏa thuận hòa bình này. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể diễn ra khi nghị viện, chính quyền và các cơ quan tại Bắc Ireland hoạt động trở lại.
Về phần mình, Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho rằng bất kỳ cuộc đối thoại nào về cải cách cũng chỉ có thể bắt đầu khi chính quyền chia sẻ quyền lực tại Bắc Ireland nối lại hoạt động và nhận được sự ủng hộ của tất cả các cộng đồng.
Cả hai nhà lãnh đạo đều khuyến khích đảng Hợp nhất Dân chủ (DUP) - đảng lớn nhất ở Bắc Ireland thân Anh - chấm dứt tẩy chay các quy định thương mại hậu Brexit. Thủ tướng Sunak nhấn mạnh ông sẵn sàng lắng nghe những lo ngại của DUP và sẽ tiếp tục cố gắng thuyết phục họ chấp nhận những thay đổi về quy định thương mại này.
Trước đó, trong bài phát biểu tại Đại học Queen's Belfast cũng nhân kỷ niệm ngày ký thỏa thuận hòa bình "Ngày thứ Sáu tốt lành", ông Sunak đề nghị đảng DUP hợp tác chấm dứt việc tẩy chay chính quyền chia sẻ quyền lực tại Bắc Ireland, nhấn mạnh cam kết của Chính phủ Anh trong việc huy động toàn lực để hỗ trợ kinh tế Bắc Ireland.
Được ký vào ngày 10/4/1998, thỏa thuận "Ngày thứ Sáu tốt lành" đã chấm dứt 3 thập kỷ xung đội tại Bắc Ireland và thiết lập chính quyền chia sẻ quyền lực tại Stormont bao gồm đại diện của hai cộng đồng theo chủ nghĩa hợp nhất ủng hộ Bắc Ireland nằm trong Vương quốc Anh và theo chủ nghĩa dân tộc ủng hộ Bắc Ireland sáp nhập với Cộng hòa Ireland.
Kể từ tháng 5/2022, Bắc Ireland đã không có chính quyền chia sẻ quyền lực sau khi DUP tẩy chay việc chia sẻ quyền lực để phản đối các quy tắc thương mại thời hậu Brexit áp dụng với vùng lãnh thổ thuộc Anh này. Trong khi đó, London tuyên bố sẽ không đàm phán lại thỏa thuận Brexit, khiến tình hình tại Bắc Ireland trở nên căng thẳng. Thủ tướng Sunak khẳng định thỏa thuận Khuôn khổ Windsor - thỏa thuận hậu Brexit mới giữa Anh và Liên minh châu Âu - đã giải quyết nhiều vấn đề, song DUP cho biết vẫn cần những thay đổi để bảo vệ vị trí của Bắc Ireland trong Vương quốc Anh.
Nhóm G20 sẽ mở rộng thành viên Liên minh châu Phi sẽ được cấp tư cách thành viên ngang hàng với Liên minh châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sắp tới. Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Phi tại một cuộc họp ở Nairobi, Kenya. Ảnh: Getty Images Theo các hãng truyền...