Anh sẽ rút khỏi các sứ mệnh quân sự của EU vào cuối năm nay
Theo các nhà ngoại giao, ngay 21/10, giới chức Liên minh châu Âu (EU) đã nói với các phái viên rằng Anh đã chính thức thông báo vê ý định rút khỏi các sứ mệnh quân sự của khối liên minh này vào cuối năm nay.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel phát biểu tại cuộc họp Nghị viện châu Âu (EP) ở Brussels, Bỉ, ngày 21/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Với tư cách là một trong những cường quốc quân sự lớn nhất của châu Âu, Anh đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực đảm bảo an ninh của châu lục này. Tuy nhiên, hồi tháng 3/2018, các nhà đàm phán EU và Anh đã nhất trí rằng London có thể không tiếp tục dẫn đầu hoặc tham gia các sứ mệnh của EU khi Anh đã rời khỏi khối này, sự kiện còn gọi là Brexit. Tây Ban Nha và Italy đã nhất trí đảm nhận vai trò lớn hơn trong nhiều chiến dịch gìn giữ hòa bình và huấn luyện của EU trên toàn thế giới.
Năm 2016, sau khi các cử tri Anh bỏ phiếu ủng hộ Brexit, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg khẳng định vị trí của Anh trong liên minh sẽ “không thay đổi”. Ông Stoltenberg nói rằng dù người Anh lựa chọn rời khỏi “mái nhà chung EU”, song Anh vẫn là một đồng minh hùng mạnh của khối liên minh quân sự này, đồng thời vẫn giữ vai trò quan trọng trong NATO.
Video đang HOT
Anh là quốc gia sở hữu một trong những quân đội hùng mạnh nhất và được trang bị tốt nhất trong EU. Đây là một trong hai quốc gia thành viên duy nhất của EU sở hữu năng lực quân sự “toàn diện”, trong đó có cả khả năng răn đe hạt nhân. Anh cũng là một trong 6 quốc gia thành viên NATO dành 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho ngân sách quốc phòng. Do đó, giới quan sát đánh giá việc Anh rời EU sẽ có tác động đáng kể tới lĩnh vực quân sự-quốc phòng tại châu Âu. ông Andrea Frontini, nhà phân tích chính sách về châu Âu thuộc Trung tâm Chính sách châu Âu (EPC), từng nhận định việc Anh “chia tay” với EU có thể sẽ khiến châu Âu phải nghĩ nhiều hơn tới việc tăng cường an ninh và hội nhập quốc phòng mà không có sự hiện diện của Anh.
Lãnh đạo Anh và EU sẽ thảo luận về thoả thuận hậu Brexit ngày 15/6
Đích thân Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ thảo luận với Chủ tịch Uỷ ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu Âu ngày 15/6 về hậu Brexit.
Chính phủ Anh ngày 11/6 khẳng định thông tin cho biết, đích thân Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ thảo luận với Chủ tịch Uỷ ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu Âu ngày 15/6 tới nhằm thúc đẩy các vòng đàm phán đang bế tắc hiện nay về một thoả thuận hậu Brexit.
Thủ tướng Ảnh Johnson. Ảnh: CityAM.
Thông tin về cuộc thảo luận cấp cao giữa Thủ tướng Anh và lãnh đạo EU được người phát ngôn của Chủ tịch Hội đồng Hội đồng châu Âu, Charles Michel khẳng định trong tối 11/6.
Theo thông tin này, Thủ tướng Anh đã có cuộc điện đàm với ông Charles Michel và hai bên nhất trí sẽ tổ chức một cuộc họp cấp cao trực tuyến vào chiều ngày 15/6.
Tham dự cuộc họp sẽ có Thủ tướng Anh Boris Johnson cùng 3 quan chức cao nhất của Liên minh châu Âu - EU là Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Charles Michel, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen và Chủ tịch Nghị viện châu Âu, David Sassoli.
Nội dung chính của cuộc họp cấp cao là về thoả thuận quy định mối quan hệ tương lai giữa EU và Anh sau khi nước Anh rời khỏi EU. Cuộc họp này được kỳ vọng sẽ là cú hích quan trọng giúp phá vỡ thế bế tắc hiện nay giữa hai bên sau khi 4 vòng đàm phán đã diễn ra từ tháng 2/2020 mà không đạt được bất cứ tiến triển nào.
Trưởng đoàn đàm phán Brexit của Liên minh châu Âu, Michel Barnier cho biết, điều quan trọng nhất là cuộc họp này có thể mang đến một lực đẩy chính trị mới cho cả hai phía, và có thể là những thay đổi trong quan điểm đàm phán bởi cho đến nay, phía Anh vẫn đang đòi hỏi quá nhiều.
Ông Barnier nói: "Vương quốc Anh nhấn mạnh rằng họ không đòi hỏi gì hơn là những tiền lệ đã được tạo dựng trước đó. Nhưng sự thật là trong nhiều lĩnh vực, họ đòi hỏi nhiều hơn nhiều so với Canada, Nhật Bản hay bất cứ đối tác tự do thương mại nào. Trong nhiều lĩnh vực, trên thực tế họ tìm kiếm việc duy trì lợi ích của một thành viên EU mà không muốn bất cứ ràng buộc nào".
Cùng với việc lãnh đạo cấp cao hai bên trực tiếp thảo luận về thoả thuận hậu Brexit, hai phía Anh và EU cũng đã thống nhất sẽ thiết lập một nghị trình đàm phán mới dày đặc hơn. Theo đó, bên cạnh các vòng đàm phán chính thức, Anh và EU sẽ tổ chức các nhóm làm việc nhỏ, gặp nhau trực tiếp tại London hoặc Brussels.
Ngoài ra, Anh và EU sẽ đàm phán liên tục mỗi tuần trong thời gian từ 29/6 đến 27/7/2020, thay vì tiến hành các vòng đàm phán sau mỗi 2-3 tuần như trong thời gian qua.
Theo lịch trình, EU sẽ họp thượng đỉnh vào cuối tuần tới để bàn về những tiến triển trong đàm phán thoả thuận hậu Brexit với Anh và đến cuối tháng 6, nước Anh cũng sẽ phải đưa ra quyết định về việc có gia hạn thời kỳ quá độ ở lại trong EU, dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2020 hay không.
Mỹ-Trung leo thang căng thẳng, chiến tranh lạnh 2.0 bùng nổ? Giới quan sát ghi nhận nhiều dấu hiệu cho thấy một cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc thực sự đã bắt đầu, thay vì chỉ tồn tại dưới dạng nguy cơ như trước đây. Khi Trung Quốc diễn tập đổ bộ tại vùng biển tranh chấp ở Biển Đông hồi đầu tháng này, hải quân Mỹ lập tức điều...