Anh sẽ nộp đơn gia nhập CPTPP vào ngày 1/2
Vương quốc Anh sẽ chính thức nộp đơn đăng ký tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào ngày 1/2.
Trong một thông báo đưa ra ngày 30/1, Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố: “Một năm sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), chúng tôi đang thiết lập các quan hệ đối tác mới sẽ mang đến lợi ích kinh tế to lớn cho người dân Anh”.
Ông nói thêm: “Việc đăng ký trở thành quốc gia mới đầu tiên tham gia CPTPP thể hiện tham vọng của chúng tôi trong việc kinh doanh theo những điều kiện tốt nhất với bạn bè và đối tác trên toàn thế giới và là một nhà đấu tranh nhiệt tình cho thương mại tự do toàn cầu”.
Kể từ sau khi rời EU (Brexit), Anh đã khẳng định mong muốn gia nhập CPTPP. Hiệp định thương mại tự do này sẽ xóa bỏ đa số các loại thuế quan giữa Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss cho biết, việc tham gia CPTPP sẽ mang lại cơ hội to lớn cho nước này.
“Việc tham gia CPTPP sẽ tạo ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Vương quốc Anh vốn chỉ đơn giản là một phần của EU và làm sâu sắc thêm mối quan hệ của chúng tôi với một số thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Điều đó có nghĩa là sẽ có mức thuế thấp hơn đối với các nhà sản xuất ô tô và rượu whisky, đồng thời tiếp cận tốt hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ xuất sắc của chúng tôi, mang lại việc làm chất lượng và thịnh vượng hơn cho người dân ở đây”, bà nói thêm.
Video đang HOT
Vương quốc Anh sẽ công bố các mục tiêu đàm phán, phân tích phạm vi và phản ứng tham vấn trước khi các cuộc đàm phán dự kiến bắt đầu vào mùa Xuân này.
Thủ tướng Anh Boris Johnson sau khi ký thỏa thuận thương mại Brexit với EU vào ngày 30/12/2020. Ảnh: Reuters
Mike Cherry, Chủ tịch Liên đoàn các Doanh nghiệp Nhỏ (FSB) đánh giá, việc trở thành thành viên của CPTPP sẽ là một bước phát triển cực kỳ đáng hoan nghênh đối với tất cả các doanh nghiệp nhỏ đang muốn mở rộng hoặc bắt đầu hành trình kinh doanh của họ.
“Điều quan trọng cốt lõi của hiệp định này là một chương dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, một chương mà chúng tôi đã vận động để đưa vào mọi FTA, đảm bảo rằng không có doanh nghiệp nào bị bỏ lại phía sau.
Đây thực sự là một thỏa thuận hàng đầu thế giới và sẽ thực sự giúp các công ty nhỏ phát triển và thành công hơn bao giờ hết”.
CPTPP được đưa ra vào năm 2019 nhằm xóa bỏ các rào cản thương mại giữa 11 quốc gia đại diện cho gần 500 triệu người tiêu dùng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đối phó với ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Hoa Kỳ, một trong những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ cho việc thành lập CPTPP dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, đã rút khỏi CPTPP dưới thời chính quyền Trump trước khi nó được phê chuẩn vào năm 2017.
Trong một phát biểu vào năm 2002, chuyên gia David Warren, cựu Đại sứ Anh tại Nhật Bản, cho biết việc gia nhập CPTPP sẽ giúp Vương quốc Anh trở thành “một phần của 12 quốc gia mạnh và đối tác thương mại quan trọng ở khu vực Thái Bình Dương”.
Cũng theo ông Warren, CPTPP cho phép các cường quốc kinh tế trong khu vực tạo ra thế cân bằng để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, các cuộc đàm phán đàm phán về việc gia nhập CPTPP của Anh có thể sẽ đối mặt với không ít rào cản. Là một nước đến sau, về cơ bản, Anh sẽ phải chấp nhận các điều khoản hiện hành của CPTPP. Liệu Anh, quốc gia đã rời EU vì không thích các quy tắc của khối này, sẽ tuân thủ các quy tắc của CPTPP? Đó là câu hỏi đang được nhiều quốc gia thành viên CPTPP và giới quan sát đặt ra.
Trước khi Anh ra tuyên bố sẽ nộp đơn xin gia nhập CPTPP, ngày 30/12/2020, các nhà lãnh đạo EU đã ký thỏa thuận thương mại lịch sử với Vương quốc Anh hậu Brexit (Anh rời khỏi EU).
Anh rời EU từ ngày 31/1/2020 nhưng hai bên duy trì mô hình quan hệ cũ trong giai đoạn chuyển tiếp cho tới hết năm 2020 để tiến hành đàm phán về quan hệ tương lai. Thỏa thuận lịch sử mà lãnh đạo hai bên ký kết nêu trên quy định quan hệ kinh tế giữa EU và Anh từ ngày 1/1/2021 khi thỏa thuận có hiệu lực.
Điểm quan trọng nhất của thỏa thuận là giúp tránh thuế quan và đảm bảo cho thương mại song phương vận hành một cách tốt nhất. Thỏa thuận cũng bao gồm lĩnh vực đánh bắt cá và hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, tư pháp, cảnh sát cùng nhiều lĩnh vực khác.
Kể từ ngày 1/1/2021, hàng rào kiểm soát biên giới và hải quan cứng sẽ được dựng lên giữa Anh và EU. Hàng hóa qua lại giữa hai bên sẽ phải đối mặt với việc kiểm tra, kiểm soát và những thủ tục hải quan nhất định.
Anh mời Thủ tướng Ấn Độ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7
Ngày 17/1, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã mời người đồng cấp Ấn Độ N. Modi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), dự kiến được tổ chức tại khu vực Cornwall từ ngày 11-13/6.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã mời người đồng cấp Ấn Độ N. Modi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 tới đây. (Nguồn: India Today)
Theo Times of India ông Johnson sẽ có chuyến thăm chính thức Ấn Độ trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra vào thời điểm trên.
Trước đó, với lý do phải ở lại để chỉ đạo chống dịch Covid-19 khi số ca mắc bệnh tăng đột biến ở Anh, ông Johnson đã thông báo hủy chuyến thăm và dự kiến làm khách mời chính trong cuộc diễu hành nhân Ngày Cộng hòa của Ấn Độ vào ngày 26/1.
Thủ tướng Boris Johnson cho rằng nước Anh muốn tận dụng vị trí Chủ tịch G7 để tạo ra sự đồng thuận, hợp tác và hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu sớm hồi phục do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 theo hướng ủng hộ thương mại tự do và phát triển bền vững.
Ngoài Ấn Độ, Anh cũng đã mời các nhà lãnh đạo từ Australia, Hàn Quốc trong bối cảnh thảo luận về việc mở rộng nhóm bao gồm cả 3 quốc gia. Đây cũng là dịp cho chuyến công du đầu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden tới châu Âu sau khi ông nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1 tới.
Bánh mì kẹp thịt bị tịch thu - thực tế trần trụi của Brexit Một lái xe người Anh hỏi sĩ quan biên phòng Hà Lan liệu có thể giữ lại phần bánh mì và bỏ thịt đi nhưng nhận được câu trả lời: "Mọi thứ đều bị tịch thu. Chào mừng anh đến với Brexit. Tôi xin lỗi". Hình ảnh do Hải quan Hà Lan công bố về đồ bị tịch thu. Ảnh: NBC News Kênh...