Anh sẽ cấm che mặt và bắn pháo hoa tại các cuộc biểu tình
Bộ trưởng Nội vụ Anh cho biết mặc dù ‘quyền biểu tình là tối quan trọng” nhưng việc cố tình gây thiệt hại sẽ không được dung thứ.
Việc đeo mặt nạ và sử dụng pháo trong các buổi biểu tình sẽ bị cấm tại Anh. Ảnh: The Telegraph
Những người đeo khăn che mặt, mặt nạ và sử dụng pháo hoa trong các cuộc biểu tình ở Anh sẽ phải đối mặt với sự bắt giữ của c ảnh sát theo luật mới để trấn áp tình trạng mất trật tự.
Động thái này diễn ra sau cảnh báo của cảnh sát trưởng rằng một số người biểu tình đang sử dụng khăn che mặt để che giấu danh tính, đe dọa những công dân tuân thủ pháp luật và tránh bị kết án hình sự.
Cảnh sát đã có quyền yêu cầu mọi người tháo khăn che mặt ở những nơi mà họ tin rằng tội phạm có thể xảy ra.
Video đang HOT
Nhưng luật mới này cho phép cảnh sát bắt giữ những người coi thường mệnh lệnh, những người vi phạm phải đối mặt với một tháng tù giam và phạt tiền 1.000 bảng Anh.
Pháo sáng và các loại pháo hoa khác cũng sẽ bị cấm khi biểu tình và những người tham gia sẽ không còn có thể sử dụng quyền biểu tình như một lý do hợp lý để thoát khỏi những hành vi phạm tội gây rối trật tự công cộng, như chặn đường.
Gần đây, những người biểu tình quá khích đã bắn pháo sáng và pháo hoa vào các sĩ quan cảnh sát.
Trong Dự luật Tư pháp Hình sự sắp tới cũng sẽ coi việc trèo lên các đài tưởng niệm chiến tranh là một hành vi vi phạm trật tự công cộng, có thể đối mặt án tù 3 tháng và khoản tiền phạt 1.000 bảng Anh.
Thêm cửa khẩu biên giới giữa Ba Lan và Ukraine bị các lái xe tải phong tỏa
Ngày 23/11, các lái xe tải Ba Lan đã chặn thêm một cửa khẩu biên giới với Ukraine nhằm kéo dài cuộc biểu tình phản đối tình trạng cạnh tranh không công bằng với các lái xe tải Ukraine.
Các xe tải nối đuôi nhau thành hàng dài gần cửa khẩu biên giới Ba Lan - Ukraine tại Dorohusk, Ba Lan, ngày 10/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Việc phong tỏa cửa khẩu xảy ra từ hồi đầu tháng 11. Theo đó, các lái xe tải Ba Lan chặn những tuyến đường dẫn tới 3 cửa khẩu ở biên giới với Ukraine để phản đối việc họ bị "mất cơ hội kinh doanh" vào tay các đối thủ cạnh tranh nước ngoài kể từ khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine hồi tháng 2/2022.
Hãng thông tấn PAP của Ba Lan cho biết khoảng một nghìn xe tải đang xếp hàng dài chờ đi qua cửa khẩu Korczowa. Trong khi đó, tại cửa khẩu Dorohusk và Hrebenne, số xe tải bị ùn ứ lần lượt là 750 và khoảng 620.
Hiện làn sóng biểu tình này đã gia tăng với việc phong tỏa cửa khẩu Medyka ở phía miền Nam Ba Lan, giáp biên giới với Ukraine. Tại cửa khẩu Medyka, những lái xe tải Ba Lan nhận được sự ủng hộ của nông dân địa phương khi họ bất bình trước tình trạng giá lúa mì sụt giảm do nguồn cung từ Ukraine.
Nông dân tại đó cho biết họ sẽ chặn cửa khẩu Medyka trong nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày, chỉ cho phép xe chở khách và chở hàng viện trợ nhân đạo cũng như viện trợ quân sự được phép đi qua cửa khẩu Medyka. Nhóm biểu tình sẽ phong tỏa toàn hoàn cửa khẩu Medyka kể từ ngày 27/11.
Hồi tuần trước, giới chức Ukraine cho biết Kiev và Vácsava vẫn chưa đạt được thỏa thuận để chấm dứt cuộc biểu tình của các lái xe tải Ba Lan. Bên cạnh đó, các bộ trưởng cơ sở hạ tầng của Ba Lan và Ukraine cùng đại diện của Liên minh châu u (EU) chưa thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào sau nhiều lần xúc tiến đàm phán để giải quyết vấn đề.
Hiệp hội các hãng vận tải đường bộ một số quốc gia Trung Âu vừa yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) chấm dứt miễn trừ đối với các hãng vận tải Ukraine khi xe tải Ukraine đi vào EU.
Trước đây, các lái xe tải Ukraine cần có giấy phép để vào EU. Tuy nhiên, nghĩa vụ đó đã được hủy bỏ sau khi xảy ra xung đột ở Ukraine.
Theo các nhà vận tải Trung Âu, điều này gây tổn hại đến khả năng cạnh tranh của các hãng vận tải đường bộ thuộc các quốc gia thành viên EU. Trong tuyên bố chung, Chủ tịch các hiệp hội vận tải đường bộ của CH Séc, Slovakia, Ba Lan, Hungary và Litva đã kêu gọi EC và Bộ Giao thông các quốc gia thành viên EU chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về vận tải xe tải hoặc cần phải "thay đổi đáng kể" thỏa thuận nói trên.
Người biểu tình chặn tàu Mỹ chở vũ khí tới Israel Biểu tình ở Tacoma (bang Washington, Mỹ) là cuộc biểu tình thứ hai nhằm phản đối tàu chở vũ khí tới Israel. Trước đó, đã có một cuộc biểu tình tương tự ở California. Cuộc biểu tình thứ hai Một người biểu tình nhìn ra Cảng Tacoma - nơi tàu Cape Orlando cập cảng vào ngày 6/11. Ảnh: AP Theo kênh Al Jazeera...