Ánh sáng xanh da trời giúp tăng năng suất lao động
Các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về thần kinh và giấc ngủ đã phát hiện thấy rằng, sóng ngắn ánh sáng xanh da trời có tác dụng tức thời nâng cao tinh thần cảnh giác và năng suất lao động.
Trước đây, các nhà khoa học cũng đã thu được kết quả tương tự khi dùng ánh sáng xanh da trời tác động vào những người làm việc vào ban đêm. Nhưng ngày nay, họ đã khẳng định được hiệu quả chiếu ánh sáng như vậy ngay cả vào ban ngày.
Để xác định xem độ dài của bước sóng nào có hiệu quả nhất trong việc chống lại tình trạng mệt mỏi, các nhà khoa học trên đã nhờ giáo sư George Brainard ở Đại học Thomas Jefferson thiết kế và chế tạo giúp họ một thiết bị chuyên dùng, có thể so sánh tác động của ánh sáng mầu xanh lá cây với ánh sáng mầu xanh da trời.
Thiết bị này đã được sử dụng để thí nghiệm chiếu sáng lên 16 người tình nguyện trong khoảng thời gian 6,5 tiếng mỗi ngày. Trên đầu những người tình nguyện có đeo các điện cực, cho phép đánh giá tốc độ phản ứng và những thay đổi hoạt tính não. Họ kể lại về cảm giác buồn ngủ khi bị chiếu các loại ánh sáng khác nhau.
Kết quả là, chính việc chiếu ánh sáng xanh da trời đã làm giảm được cơn buồn ngủ và giảm các giai đoạn sao nhãng, thiếu tập trung. Hoạt tính của não cũng cho thấy, mọi người sẵn sàng làm việc hơn và tập trung chú ý hơn.
Video đang HOT
Theo Zee News
Khoa học công nghệ là cứu cánh cho các doanh nghiệp
Tốc độ tăng trưởng đang thoát khỏi vùng đáy của thời kỳ suy giảm, tuy nhiên, để hồi phục hoàn toàn và phát triển bền vững thì năng suất, hiệu quả của khu vực nội địa vẫn là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách. Lần đầu tiên trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời (tối 15/12), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã trả lời những câu hỏi của tầng lớp doanh nhân và các chuyên gia kinh tế xoay quanh việc nâng cao năng suất và hiệu quả doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh
- Tăng trưởng của kinh tế Việt Nam nhiều năm qua dựa vào 2 nguồn lực chính là khai thác tài nguyên thô và đầu tư công. Những nguồn lực này đang một mặt bị cạn kiệt và mặt khác lại đang bị siết chặt. Vậy động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2014 và những năm tiếp theo sẽ là gì, thưa Bộ trưởng?
Chắc chắn chúng ta vẫn sẽ phải dựa vào vốn, vào tài nguyên để có thể tăng trưởng, để đạt mục tiêu của năm 2014 là tăng trưởng 5,8% và năm 2015 là 6,0 đến 6,2%. Nhưng, chúng ta sẽ phải mở cửa ngay trong năm 2014 và những năm tiếp theo, đó là cải cách thể chế. Một trong những cải cách quan trọng nhất là tạo ra khung khổ pháp lý cho lĩnh vực tư nhân và các thành phần kinh tế khác ngoài nhà nước tham gia vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tham gia vào phát triển kinh tế, tham gia vào cung cấp dịch vụ công cho đất nước - mảng mà chúng ta đang để lãng phí. Tư nhân ở đây không phải là tư nhân trong nước mà cả tư nhân nước ngoài.
- Có rất nhiều chuyên gia đang tỏ ý lo ngại về việc có sự mất cân đối giữa hiệu quả tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với khối doanh nghiệp nội địa. Cụ thể, xuất nhập khẩu điện thoại và linh kiện đạt 15,5 tỷ USD thì riêng doanh nghiệp FDI đã chiếm 15,4 tỷ USD; vi tinh, sản phẩm điện tử, linh kiện 7,7 tỷ USD thì doanh nghiệp FDI chiếm 7,5 tỷ; xuất nhập khẩu đối với nhiều nhóm nghành hàng chủ lực khác phụ thuộc phần lớn doanh nghiệp FDI như giầy dép chiếm 4,6/6 tỷ USD, dệt may 7,8/13 tỷ USD, sản phẩm đồ gỗ là 1,6/2,6 tỷ USD... Xin Bộ trưởng cho biết, Việt Nam có chính sách gì không để khắc phục sự mất cân đối này về tỷ trọng đóng góp và xuất khẩu, có cần khắc phục điều đó hay không để tạo sự tăng trưởng bền vững?
Đó là một câu hỏi hay, tuy nhiên, phải nói ngay rằng, thế giới không phân biệt thành phần kinh tế FDI hay thành phần kinh tế trong nước, bởi các doanh nghiệp của nước ngoài khi đã vào Việt Nam là tuân thủ toàn bộ luật pháp Việt Nam, họ mang tiền đến đăng ký tại Việt Nam là doanh nghiệp của Việt Nam và họ hoạt động như các doanh nghiệp khác, chịu toàn bộ chế tài pháp luật và cũng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ cho đất nước Việt Nam, xuất khẩu như các doanh nghiệp khác của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài. Họ cũng đóng góp cả về thu hút lao động, thuế, mang khoa học công nghệ đến... Vì thế, chúng ta không nên phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để cho doanh nghiệp thuần túy của Việt Nam cũng phải vươn lên để đạt được thành quả như vậy, không để quá chênh lệch. Cần tháo gỡ tất cả những vướng mắc căn bản nhất cho doanh nghiệp Việt Nam, ví dụ như nhanh chóng mua bán n. Những doanh nghiệp có chiến lược phát triển tốt, có điều kiện phát triển thì phải cho họ nhanh chóng xóa bỏ nợ xấu và tiếp cận được các nguồn tín dụng lãi xuất thấp, phải được tiếp cận với các nguồn tài nguyên một cách công bằng và minh bạch. Nhưng thật sự thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải vươn lên, bài bản hơn.
- Năng suất lao động thấp là điểm yếu không thể phủ nhận của nền kinh tế Việt Nam. Muốn cải thiện năng suất thì phải mở rộng quy mô hoặc đầu tư theo chiều sâu. Cả hai con đường này đều gặp phải khó khăn là nguồn lực đầu tư trong nước, nhất là trong 4 năm kinh tế suy thoái, đa số các doanh nghiệp rơi vào trạng thái suy kiệt và không còn nguồn lực để tái đầu tư. Bài toán này sẽ được giải quyết như thế nào cho năm 2014.
Nguồn tiền cho vay không phải là không có, vì ngân hàng đang dư. Nhưng vấn đề là phải làm sao cho doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn tiền lãi suất thấp này. Điều quan trọng nhất là phải nhanh chóng giải quyết nợ xấu để họ có điều kiện tiếp cận được nguồn lực mới. Thứ hai, các doanh nghiệp phải xác định lại định hướng kinh doanh trong điều kiện mới, đó là tìm kiếm và xác định thì trường ổn định, chọn lựa được những sản phẩm mũi nhọn của mình để có đầu tư hiệu quả, dứt điểm và có cạnh tranh.
Một trong những giải pháp rất quan trọng là dứt khoát phải đưa khoa học công nghệ trở thành động lực chủ yếu trong tăng trưởng. Khoa học công nghệ là cứu cánh cho tất cả các doanh nghiệp, chỉ cạnh tranh được bằng chính khoa học công nghệ. Samsung là một ví dụ. Một sản phẩm điện thoại bán bao nhiêu triệu, mỗi năm sản xuất ra bao nhiêu tỷ USD. Một lượng nguyên liệu ít, đơn giản nhưng giá trị rất cao. Ngược lại, chúng ta sử dụng một khối lượng nguyên liệu sắt thép, linh kiện khổng lồ mà bán rẻ như bèo thì không có cạnh tranh. Cho nên, muốn năng suất lao động tăng, muốn cạnh tranh thì khoa học công nghệ và quản trị là những yếu tố quyết định vấn đề của doanh nghiệp.
- Về lý thuyết, doanh nghiệp được kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm, nhưng có nhiều lĩnh vực hiện nay khối kinh tế tư nhân gần như không có cơ hội bởi vì lĩnh vực này đang bị khối doanh nghiệp thống lĩnh thị trường nếu không nói là độc quyền. Vậy xin Bộ trưởng cho biết, đâu là lĩnh vực nhà nước sẽ cho phép tư nhân hóa mạnh trong thời gian tới?
Trừ những lĩnh vực thuộc bí mật quốc gia, quốc phòng an ninh hay những lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm và ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội như thuốc nổ, những chất độc hại nguy hiểm thì nhà nước không cho phép, còn lại thì không nên cấm. Nhà nước cần phải nhanh chóng thoái vốn khỏi những lĩnh vực mà tư nhân làm tốt hơn. Cái này đã có lịch trình rồi. Theo đó, đến năm 2015, cơ bản cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp, tổng công ty 90, 91... Nhà nước chỉ giữ lại 8 tập đoàn lớn thôi, nhưng trong các tập đoàn lớn cũng chỉ giữ phía trên, còn các đơn vị phía dưới cũng sẽ cổ phần hóa. Một khi cổ phần hóa thì tỷ trọng nhà nước nắm giữ rất ít, dần dần có thể rút bớt nữa. Hiện nay đang có quan điểm là nhà nước bán tất cả cổ phần ở Vinamilk, ở các tập đoàn nước giải khát để lấy nguồn lực đầu tư cho hạ tầng và các việc khác. Tuy nhiên cũng có quan điểm không đồng tình, nói rằng để lại tiếp tục cho phát triển. Nhưng một ý chí chung là chúng ta nhanh chóng thoái vốn và bán bớt các cổ phần để nhà nước có nguồn lực đầu tư, nhưng cũng đồng thời tạo sân chơi cho các doanh nghiệp tư nhân.
Vấn đề thứ 2 cũng rất quan trọng, đó là chúng ta tạo ra những khung khổ pháp lý mới để cho doanh nghiệp tư nhân được tiếp cận sòng phẳng với các nguồn tài nguyên như doanh nghiệp nhà nước. Đó chính là cải cách thể chế, và đó là những vấn đề quan trọng, thiết yếu cho nền kinh tế Việt Nam, không phải chỉ cho năm 2014 - 2015 mà cả cho trung và dài hạn.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng.
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Phát hiện bom khủng bố từ nước thải EMPHASIS (được viết tắt từ cụm từ Explosive Material Production Hidden Agile Search and Intelligence System) là một dự án do EU tài trợ để phát hiện việc sản xuất thuốc nổ, chế tạo bom của tội phạm khủng bố. Dự án được thực hiện bởi 9 đối tác dưới sự điều phối của Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển (FOI)....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điện thoại Android sẽ tự khởi động lại nếu bị 'bỏ quên' 72 tiếng

Google nâng tầm Gemini với khả năng tạo video dựa trên AI

Cập nhật iOS 18.4.1 để sửa lỗi nghiêm trọng trên iPhone

Pin lỏng có thể định hình lại thế giới thiết bị thông minh

iPhone 16e giúp Apple thắng lớn

Vì sao các dự án điện thoại năng lượng mặt trời luôn 'chết yểu'?

Nghe nhạc bass có thể giúp chống say tàu xe

Giá điện thoại Galaxy vẫn 'an toàn' sau 'bão' thuế quan của ông Trump

Đánh giá sàn giao dịch XS.com Broker 2025: Uy tín hay lừa đảo?

MSI có thể chuyển sang dùng chip AMD cho dòng máy Claw kế tiếp

Netflix thử nghiệm tính năng tìm kiếm AI dựa trên cảm xúc

Google dừng hỗ trợ, hàng triệu điện thoại Android gặp nguy hiểm
Có thể bạn quan tâm

Chiến sự Ukraine: Thành phố Dnipro bị loạt UAV tự sát tấn công dữ dội
Thế giới
18:16:37 17/04/2025
Hàng cây cổ thụ 'khổng lồ' ôm trọn đoạn đường khiến dân mạng thổn thức
Netizen
17:52:03 17/04/2025
Arteta tự hào khi Arsenal thẳng tay loại Real Madrid
Sao thể thao
16:25:59 17/04/2025
Mẹ mua 5 món đồ giá rẻ, ban đầu tôi bĩu môi chê, bây giờ hối hận đến mức tự "vả mặt"
Sáng tạo
16:23:29 17/04/2025
Sao Việt 17/4: Hòa Minzy hạnh phúc vì được tôn vinh trong "Việc tử tế"
Sao việt
16:05:42 17/04/2025
Lâm Canh Tân bị "bắt gọn" đưa mỹ nữ về nhà riêng hẹn hò, thuyền couple với Triệu Lệ Dĩnh lật tan tành
Sao châu á
15:33:29 17/04/2025
Động đất 5,2 độ richter, đàn voi nhanh chóng quây thành vòng tròn, biết lý do tất cả đều vỡ oà thán phục
Lạ vui
15:27:53 17/04/2025