Ánh sáng tác động tới hệ thần kinh và cảm xúc
Thế giới xung quanh có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến sức khoẻ con người, trong đó ánh sáng cũng là một trong những yếu tố gây ra không ít ảnh hưởng. Trong một ngày, ánh sáng tác động đến cơ thể con người luôn có sự thay đổi, tuỳ thuộc vào môi trường và cường độ ánh sáng đó. Từ ánh sáng của mặt trời, ánh đèn điện, màn hình ti vi, máy tính cho tới các tia sáng phản xạ….đều có thể có những tác động nhất định trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ của mỗi chúng ta.
Những tác động có lợi
Không có ánh sáng, con người không thể nhìn được mọi vật xung quanh mình, cây cối không thể quang hợp và sự sống không thể tồn tại. Đó là qui luật tất yếu trong tự nhiên. Đối với con người, ánh sáng mặt trời chính là dấu hiệu của sự sống bắt đầu. Khi tiếp xúc với ánh sáng, cơ thể chúng ta tự tổng hợp nên vitamin D có tác động đến quá trình hình thành và phát triển xương của cơ thể.
Ngoài ra, ánh sáng còn có nhiều tác động khác đặc biệt tới tâm trạng và sức khoẻ hệ thần kinh và một số cơ quan của con người đặc biệt là mắt và da. Khi mức độ, cường độ và màu sắc ánh sáng phù hợp, chúng có thể tác động đến cảm xúc và tâm trạng rất mạnh mẽ.
Theo các nghiên cứu mới đây của hiệp hội các nhà khoa học Trường đại học bang Ohio – Mỹ, ánh sáng trong khi ngủ có thể gây ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc diễn ra vào ngày hôm sau. Thông thường mọi người tắt đèn khi đi ngủ, hoặc để loại đèn ngủ với ánh sáng mờ ảo tạo cảm giác thư thái khiến cho chúng ta dễ đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, những ánh sáng phù hợp có thể tạo nên những cảm xúc đặc biệt. Đó có thể là các cảm xúc tích cực, khiến cho hệ thần kinh mỗi người trở nên hưng phấn hoặc làm việc hiệu quả và tập trung hơn.
Ánh sáng tác động tới hệ thần kinh và cảm xúc
Video đang HOT
Tuy nhiên, bên cạnh sự cần thiết của ánh sáng trong cuộc sống, ánh sáng bất hợp lý lại có thể đem lại những bất cập không nhỏ. Những ánh sáng bất thường trong đêm có thể gây cản trở giấc ngủ sâu và ảnh hưởng có hại tới sức khoẻ. Một số loại ánh sáng tạo nên do tác động của ngoại cảnh như ánh sáng phát ra từ các loại thiết bị điện trong phòng ngủ, thậm chí là đèn chờ của ti vi, điện thoại, đèn ngủ … hay các thiết bị tạo ra ánh sáng dù chỉ rất nhỏ cũng có thể gây ra ảnh hưởng tới cấu trúc não và làm gia tăng các cảm xúc khác thường.
Ngủ trong khi vẫn bật đèn có thể khiến cho cảm xúc bị suy giảm đáng kể, gây tình trạng mệt mỏi, thiếu tỉnh táo và gây ảnh hưởng tới hiệu quả công việc trong ngày hôm sau.
Ngoài ra những tia sáng phát ra trong đêm gây cản trở giấc ngủ có thể làm đảo lộn nhịp sinh học của con người, làm xáo trộn giấc ngủ và thời gian ngủ trong đêm, khiến cho giấc ngủ kém sâu, gây hại cho sức khoẻ.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tập trung vào những người thợ, công nhân làm việc theo ca trong các công xưởng đã cho thấy sự ảnh hưởng của ánh sáng ban đêm đến tình trạng sức khoẻ. Ánh sáng chiếu vào ban đêm làm cho giấc ngủ không được sâu, đầu óc căng thẳng và mỏi mệt. Kết quả là cân nặng của những người này giảm sút rất đáng kể.
Các nhà khoa học Mỹ tại Trường đại học bang Ohio đã tiến hành một thí nghiệm trên những con vật gặm nhấm chuyên ăn đêm. Chúng được cho vào một phòng kín và tiếp xúc với ánh sáng lờ mờ trong suốt 8 tiếng liên tục để gây cảm giác buồn ngủ. Kết quả là những con vật này trở nên kém tỉnh táo và nhanh chóng rơi vào giấc ngủ. Tiếp theo đó, chúng lại được đưa vào một phòng thí nghiệm khác và được cho tiếp xúc với ánh sáng phát ra từ ti vi trong phòng tối, mặc dù không thật sáng, nhưng phù hợp với thời điểm kiếm ăn của chúng và cũng đủ để gây ảnh hưởng kích thích bản năng kiếm ăn tới những con vật này. Kết quả là: các nhà khoa học phát hiện ra rằng những con vật gặm nhấm này bắt đầu có các biểu hiện khác với các hoạt động bình thường. Thay vì đi kiếm ăn theo bản năng, chúng tỏ ra lờ đờ và khá lúng túng. Chúng cũng thể hiện rõ sự căng thẳng và nhiễu loạn trong các hoạt động thường ngày. Điều này cho thấy: có sự thay đổi về trạng thái hoạt động của hệ thần kinh do não bộ điều khiển dẫn tới biểu hiện trạng thái khác lạ ở những con vật thí nghiệm.
Các kết quả thử nghiệm tác động của ánh sáng đối với những người tình nguyện tham gia nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự. Kết quả quét cộng hưởng từ trường cho thấy hoạt động vùng não có sự thay đổi lớn nhất tập trung vào vùng não trung tâm hippocampus.
TS. Tracy Bedrosian – người đứng đầu nhóm nghiên cứu nói trên tại Trường đại học bang Ohio – Mỹ cho biết: vùng não hippocampus giữ vai trò là vùng não kiểm soát trạng thái ở con người. Những thay đổi ở vùng não trung tâm này có thể liên quan đến các dấu hiệu khủng hoảng thần kinh hay các triệu chứng của chứng suy nhược, căng thẳng. Những ánh sáng dù chỉ rất nhỏ và ít ai nghĩ rằng có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ hệ thần kinh đôi khi lại chính là nguyên nhân cản trở giấc ngủ sâu và tác động đến trạng thái tâm lý, cảm xúc cũng như cách xử sự của mỗi người. Nghiên cứu này không chỉ giúp làm rõ tác động của ánh sáng đối với sức khoẻ và cảm xúc, mà còn giúp mang lại lời khuyên hữu ích cho mọi người trong việc sử dụng ánh sáng sao cho mang lại nhiều lợi ích, và hạn chế những ảnh hưởng có hại tới sức khoẻ mỗi người.
Theo SK&ĐS
Cảnh báo khi lạm dụng xà phòng & dầu gội
Dưới đây là 5 thành phần dược xem là độc hại tiềm ẩn nhất có trong xà phòng, dầu gội.
Phải nói ngay rằng, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp mỹ phẩm phát triển vô cùng sôi động, trong đó cái lợi ai cũng rõ nhưng mặt trái lại ít được quan tâm, đặc biệt là những hợp chất nguy hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, chưa kể hàng nhái hàng rởm, hàng kém chất lượng tràn lan mà các cơ quan chức năng chưa có điều kiện kiểm tra. Dưới đây là 5 thành phần dược xem là độc hại tiềm ẩn nhất có trong xà phòng, dầu gội.
1. Sodium laury sulfate (SLS)
Khi tắm gội, người ta thường thấy hiện tượng có nhiều bọt. Hóa chất để tạo bọt trong xà phòng, dầu gội là hóa chất được sử dụng trong ngành rửa xe, rửa gara, chất tẩy dầu mỡ. SLS (natri laury sunfat) đóng vai trò như chất tăng cường thẩm thấu, tạo điều kiện cho các độc tố khác ngấm vào máu của cơ thể. Theo các nghiên cứu của nhóm môi trường của Mỹ thì SLS có thể gây kích thích da và mắt, độc hại cho các bộ phận nội tạng, cho quá trình sinh sản, hệ thần kinh, rối loạn nội tiết, thay đổi cơ chế sinh học tế bào, nếu nặng có thể gây đột biến và gây ung thư.
2. Dioxane
Dioxane là hóa chất nguy hiểm trong số 216 hóa chất gây bệnh ung thư vú đối với các loài động vật ăn thịt. Vì mối nguy hiểm này mà từ năm 1995, Cơ quan quản lý Thực - Dược phẩm Mỹ (FDA) đã yêu cầu các hãng sản xuất xà phòng, dầu gội, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp hạn chế sử dụng dioxane ở dưới mức 10 phần triệu. Mặc dù FDA đã quy định rõ như vậy, song thực tế phần lớn các sản phẩm nói trên đều vượt quá mức quy định. Ví dụ, mới đây qua kiểm tra tại Mỹ, người ta phát hiện thấy có tới 18 sản phẩm nói trên có hàm lượng dioxane rất cao.
3. Diethanolamine (DEA)
Trong một báo cáo gần đây, FDA cho biết có tới 42% mỹ phẩm có chứa hoặc nhiễm độc NDEA, trong đó xà phòng dầu gội có mức nhiễm độc cao nhất. DEA phản ứng với các chất phụ gia nitrite và các chất nhiễm bẩn khác và tạo ra nitrosodiethanolamine (NDE). Đây là chất gây ung thư rất tiềm ẩn, lý do rất đơn giản là vì DEA phong bế quá trình hấp thụ choline, một chất đạm quan trọng để giúp não phát triển, nhất là những người phụ nữ đang mang thai rất cần bổ sung thêm choline để giúp bào thai phát triển. Vì vậy, nếu dùng xà phòng, dầu gội có hàm lượng DEA cao không chỉ gây bất lợi cho người dùng mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
4. MSG
Theo khuyến cáo của FDA thì mọi người nên tránh tiếp xúc với MSG dưới bất kỳ dạng nào, kể cả trong thực phẩm, trong mỹ phẩm lẫn trong dầu gội, chất làm đẹp vì nó là loại hóa chất gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nếu bị nhiễm độc ở thể nặng có thể gây tê dại, mất cảm giác, quay cuồng, chóng mặt và ngủ lịm. MSG viết tắt của monosodium glutamate, thường được gọi bằng cái tên giấu mặt như: acid amino, chiết xuất men, nayad, acid glutamic hoặc glutamate.
5. Propylene glycol
Đây là thành phần hoạt hóa được người ta dùng làm mát động cơ và chống đông tụ, chống đóng băng cho máy bay, bịt kín lốp xe, chất làm sạch cao su, sơn, phụ gia, men và vécni hoặc làm sản phẩm dung môi bề mặt nhưng lại gây kích thích da, có hại cho gan, thận và có rất nhiều trong dầu gội. Vì vậy, khi sử dụng cần mua sản phẩm có chất lượng, ưư tiên các loại dầu gội chế từ thảo dược, có ghi rõ các thành phần độc hại trên nhãn mác và không nên lạm dụng khi dùng để giữ sức khỏe cho con người, nhất là gây hại cho mắt.
Theo SK&ĐS
Kiểm soát cơn thèm ăn Nỗi khổ tâm ghê gớm của người kiêng cử để sụt cân chính là cảm giác đói bụng mà không được ăn. Áp lực đó càng tăng khi cái đói cồn cào xuất hiện giữa đêm khuya khiến nạn nhân mất ngủ, tay chân bủn rủn, nhắm mắt vẫn thấy bàn tiệc ê hề, nín thở vẫn nghe mùi thịt nướng... Khỏi nói...