Ánh sáng điện đến với cồn “5 không”
Ngày 15/10, UBND quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) tổ chức khởi công dự án kéo điện qua cồn Sơn, xóa tiếp cái “không điện”. Cồn Sơn từng được mệnh danh là cồn “5 không” ở thành phố Cần Thơ.
Lãnh đạo địa phương phát lệnh khởi công đưa lưới điện đến cồn “5 không”. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Cồn Sơn (thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy) nằm giữa sông Hậu, cách đất liền hơn 600m, với diện tích khoảng 231ha, có 83 hộ dân với trên 400 nhân khẩu sinh sống. Từ nhiều năm qua, người dân ở đây chịu nhiều thiếu thốn về các điều kiện sinh hoạt như: không điện, không đường, không trường….
Theo lãnh đạo UBND quận Bình Thủy, mặc dù chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc đầu tư lưới điện phục vụ cho người dân ở cồn, tuy nhiên việc đầu tư với kinh phí quá lớn, trong khi ngân sách còn hạn chế nên quận chưa thực hiện được.
Video đang HOT
Qua chủ trương kêu gọi xã hội hóa, Công ty TNHH Công nghiệp thủy sản miền Nam đã vào cuộc đầu tư. “Công trình được thực hiện là đáp ứng mong mỏi từ bấy lâu nay của người dân ở cồn, góp phần nâng cao đời sống của người dân”, Chủ tịch UBND quận Bình Thủy Lê Tâm Niệm đánh giá.
Công trình kéo điện qua cồn Sơn có công suất thiết kế 1.600 KVA, với tổng mức đầu tư trên 8 tỷ đồng, thời gian thi công 75 ngày công trình được thi công ngầm nối điện lưới từ đất liền đến cồn Sơn. Đây là công trình điện ngầm vượt sông đầu tiên trên địa bàn TP Cần Thơ.
Cồn Sơn vẫn còn nhiều “cái không” cần được xóa để nâng cao đời sống người dân thành phố. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Trước đây, cồn Sơn đến “5 không”: điện, đường, nước, trường, trạm. Vào giữa năm 2010 thì cồn mới có nước. Tuy nhiên nước ở đây cũng chỉ đáp ứng được trên 70% cho các hộ dân.
Đường đi lại trên cồn chỉ độc đạo một con đường duy nhất dọc theo bờ sông và vòng quanh cả cồn, đây chỉ là một con đường nhỏ hai bên cỏ mọc tum tùm và có nơi còn bị sạt lở nghiêm trọng. Cồn không có lưới điện, người dân chỉ thắp sáng bằng đèn dầu, nến, bình ắc quy hoặc máy phát điện. Cồn cũng không có trường học, không có trạm y tế nên con em ở đây phải đi đò vào đất liền học, người dân bệnh thì phải đi đò vào đất liền để điều trị.
Bà Nguyễn Thị Út- Trưởng khu vực 1 (cồn Sơn) cho hay, người dân ở cồn Sơn sống chủ yếu là làm vườn nên kinh tế rất khó khăn. Đã nhiều năm nay mà cái tiếng cồn “5 không” rồi “4 không” ở thành phố trực thuộc Trung ương vẫn còn đó. Theo bà Út, người dân ở cồn Sơn lúc nào cũng mong muốn xóa hết những “cái không”.
Tại buổi khởi công lưới điện, một người dân ở cồn Sơn vui vẻ nói: “Vậy là chúng tôi được xóa tiếp cái không thứ hai, người dân hay tin ai cũng mừng hết. Bà con chúng tôi vẫn mong mỏi chính quyền tiếp tục xóa những cái không còn lại để bà con có cuộc sống đầy đủ như trong đất liền”.
Theo Dantri
Mực nước cao nhất năm tại đầu nguồn sông Cửu Long
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư chiều nay 9.10, mực nước hạ lưu sông Mê Kông, đâu nguôn sông Cửu Long biến đổi chậm.
Mực nước cao nhât trên sông Tiên tại trạm Tân Châu là 3,11 m, trên sông Hâu tại Châu Đôc ở mức 2,7 m.
Dự báo, do lũ thượng nguồn về kết hợp với kỳ triều cường, trong những ngày tới, mực nước hạ lưu sông Mê Kông, đầu nguồn sông Cửu Long sẽ lên và đạt mức cao nhât năm vào ngày 16-17.10.
Mực nước tại Tân Châu đạt mức 3,5 m (ở mức báo động 1), tại Châu Đôc là 3,1 m (trên báo động 1 khoảng 0,1 m), sau đó xuống dần.
Theo TNO
Thăm nữ đại gia Phạm Thị Diệu Hiền Chiều 18-9, PV Tiền Phong thăm bà Phạm Thị Diệu Hiền, nguyên TGĐ Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Cty Bình An), trong điều kiện bà đang cố gắng giữ yên tĩnh nơi nghỉ ngơi. Bà tâm sự, đi Mỹ hơn 6 tháng mới về nước là do bệnh quá nặng, bác sỹ không cho về nhưng từ ngày về nước,...