Ánh sáng bùng phát bất thường từ Cận Tinh, ngôi sao gần Trái đất nhất
Các nhà thiên văn học vừa ghi nhận được vết lóa mạnh mẽ nhất từng phát ra từ một ngôi sao trong toàn bộ Dải Ngân hà, xuất phát từ láng giềng gần nhất của mặt trời là Cận Tinh ( Proxima Centauri).
Hình ảnh mô phỏng đợt bộc phát trên bề mặt Cận Tinh NASA/SDO, NASA/JPL
“Cận Tinh, cách mặt trời khoảng 4,2 năm ánh sáng, đã đột ngột phát sáng gấp 14.000 lần so với mức bình thường, và hiện tượng này kéo dài vỏn vẹn vài giây trước khi tắt ngúm”, theo trưởng nhóm nghiên cứu, trợ lý giáo sư vật lý học thiên thể Meredith MacGregor của Đại học Colorado-Boulder (Mỹ).
Theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal Letters , vết lóa từ Cận Tinh không chỉ thuộc nhóm mạnh nhất từng quan sát được trong Dải Ngân hà, mà còn là kỷ lục đối với Cận Tinh (vốn chỉ là một sao lùn đỏ nhỏ bé).
Video đang HOT
Để so sánh, vết lóa vừa ghi nhận phải mạnh hơn gấp hàng trăm lần so với bất kỳ vết lóa nào của mặt trời chúng ta.
Trong toàn bộ quá trình, hiện tượng bí ẩn chỉ kéo dài 7 giây và các nhà khoa học ghi nhận được sự bộc phát khủng khiếp của các bức xạ tia cực tím và bước sóng milimét.
Năm 2016, giới thiên văn học phát hiện một hành tinh xoay quanh Cận Tinh ở khoảng cách có thể cho phép sự sống sinh sôi. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các vết lóa dạng này ở sao trung tâm khiến các chuyên gia hoài nghi về khả năng sự sống có thể sống sót trước những đợt tấn công bức xạ như thế.
“Các hành tinh thuộc Cận Tinh hứng chịu sự bộc phát tia cực tím và bức xạ ở bước sóng milimét theo tần suất ít nhất một lần/ngày chứ không phải cả thế kỷ mới có một lần, và thậm chí vài lần trong ngày”, theo trưởng nhóm MacGregor.
Nếu bất kỳ thứ gì có thể tồn tại được trong hệ sao láng giềng của Trái đất, chúng phải hoàn toàn khác với mọi sinh vật của địa cầu.
Siêu Trái đất 'một triệu hành tinh mới có một'
Nhờ bộ ba kính viễn vọng cực mạnh, đội ngũ các nhà thiên văn học của New Zealand đã phát hiện một hành tinh với nhiều điểm tương đồng Trái đất trong không gian xa thẳm của vũ trụ, và được gọi là "siêu Trái đất".
Mô phỏng hình ảnh một "siêu Trái đất" NASA/JPL-CALTECH
Hành tinh được xếp vào nhóm "siêu Trái đất" là một trong số ít các thiên thể có kích thước và quỹ đạo tương tự địa cầu của chúng ta, theo trang Gizmodo đưa tin.
Nhóm phát hiện là các nhà thiên văn học của Đại học Canterbury ở New Zealand giải thích rằng hành tinh trên có khối lượng nằm trong khoảng sao Kim và Trái đất.
Sao trung tâm của nó có khối lượng chỉ bằng 10% của mặt trời, và quỹ đạo của "siêu Trái đất" này cũng nằm giữa sao Kim và địa cầu, với một năm của nó bằng 617 ngày.
Tiến sĩ Herrera Martin, tác giả chính của báo cáo, gọi phát hiện trên là "một triệu hành tinh mới có một".
"Siêu Trái đất" được khám phá nhờ vào bộ ba kính thiên văn ở Chile, Úc và Nam Phi, với năng lực mỗi 15 phút có thể đo đạc nguồn sáng phóng thích từ khoảng 100 triệu ngôi sao, theo Trợ lý giáo sư của Đại học Canterbury Michael Albrow cho biết.
"Tiến sĩ Martin là người đầu tiên lưu ý đến hình dạng bất thường từ nguồn sáng ở hướng một hệ sao. Ông đã dành nhiều tháng phân tích trên máy tính trước khi rút ra kết luận rằng đây là một hệ sao với hành tinh khối lượng thấp", giáo sư Albrow giải thích.
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ, dù giới thiên văn học vẫn chưa nắm được nhiều thông tin về các siêu Trái đất, nhưng rõ ràng chúng không phản ánh điều kiện lý tưởng cho sự sống sinh sôi, ít nhất là theo quan điểm của con người.
Chẳng hạn, một siêu Trái đất có tên Kepler-22b là thế giới nước thật sự, với đại dương bao phủ toàn bộ bề mặt, trong khi có một hành tinh với nhiệt độ nóng đến nổi có thể làm tan chảy và bốc hơi kim loại.
Hồi đầu tháng 1, các nhà nghiên cứu của Đại học California ở Riverside (Mỹ) cũng công bố phát hiện về một siêu Trái đất có nhiệt độ bề mặt khoảng 1.800 o C, đang xoay quanh một trong những ngôi sao già nhất của Dải Ngân hà, theo Đài CNN.
Tiểu hành tinh cỡ bằng chiếc ô tô xuất hiện gần Trái Đất Một tiểu hành tinh có kích thước bằng chiếc xe ô tô hướng tới Trái Đất ở cự ly gần. Tiểu hành tinh có tên gọi là 2021 GW4, di chuyển với vận tốc 30.000 km/giờ khi nó đi qua hành tinh. Ở vị trí gần nhất, tiểu hành tinh cách bề mặt Trái Đất hơn 19.300 km. Trong khi đó, hầu hết...