Anh rể tương lai không muốn tổ chức cưới hỏi chỉ vì chị gái tôi đã 35 tuổi
Bố mẹ tôi thì lúc nào cũng sợ con gái mình không ai rước.
Với tư tưởng tiến bộ của phụ nữ thời đại mới, tôi chưa từng và chắc là không bao giờ có suy nghĩ sợ chuyện không lấy được chồng. Với tôi lập gia đình mới là một chuyện cần phải chọn lựa nghiêm túc vì đây là lần duy nhất trong cuộc đời mỗi con người được phép lựa chọn người thân cho chính mình.
Thế nhưng thế hệ đi trước mình thì không nghĩ như vậy, điển hình như bố mẹ tôi, họ vẫn sợ lời ra tiếng vào lắm. Bố mẹ tôi vẫn mang cái tư tưởng là đến tuổi thì phải lấy chồng. Còn chồng là ai? Tư cách đạo đức thế nào? Tính cách, quan điểm sống ra sao?… thì bố mẹ tôi không quan tâm.
Tôi năm nay 28 tuổi, chưa từng dắt bất kỳ người nào về nhà ra mắt bố mẹ và đương nhiên là ngày nào cũng phải nghe 2 ông bà ca bài ca không lấy chồng rồi ế chỏng ra đấy, chúng tao không nuôi được.
Ơ hay! Tôi vẫn tự nuôi được mình đấy thôi, mà chắc gì lấy chồng xong đã được chồng nuôi hay lại nai lưng ra nuôi cả nhà chồng? Nhưng tôi vẫn chưa là gì so với chị gái tôi. Chị tôi 35 tuổi rồi, cũng chưa lấy chồng luôn!
Tuy nhiên, chị tôi chưa lấy chồng thì cũng là có lý do chứ không như tôi đơn giản là vì không muốn lấy.
Chị tôi lúc bằng tuổi tôi thì quen anh người yêu hiện tại. Anh này thì có một đời vợ rồi nhưng chưa có con chung.
Hai người yêu nhau từ đó đến giờ cũng 7 – 8 năm rồi, nhưng anh kia vẫn không đả động gì đến chuyện cưới hỏi. Có một lần tôi thử ướm ý hỏi xem thế nào thì anh ta có nói rằng mẹ anh ta bảo chỉ cưới cho con trai duy nhất một lần trong đời nên nếu sau này anh có tính đến chuyện tái hôn thì anh sẽ phải tự tổ chức.
Nghe vậy thì tôi cũng tạm yên tâm, thôi thì ai đứng ra tổ chức cũng được, miễn là cưới xin thì phải đàng hoàng, không làm rầm rộ hàng trăm mâm thì ít ra cũng có cái tiệc báo hỷ.
Video đang HOT
Ấy thế mà từ đó đến giờ cũng 3 năm rồi, người yêu của chị tôi vẫn im lặng như mặt hồ không gợn sóng, nhất quyết không có ý định cưới hỏi gì. Bố mẹ tôi sốt ruột đến mức thiếu nước mang trầu cau đi hỏi chồng cho con gái. Không bữa cơm nào mà bố mẹ tôi không than vãn chuyện lấy chồng của 2 chị em tôi.
Riêng tôi thì không có vấn đề gì vì tôi lỳ lắm, bố mẹ giục thoải mái tôi vẫn trơ trơ ra nhưng chị gái tôi thì không. Chính chị cũng sốt ruột vì yêu nhau gần chục năm mà người yêu không tính đến chuyện cho chị một danh phận, cộng thêm chuyện bố mẹ giục nhiều. Chị tôi quyết định “cọc đi tìm trâu” mở lời nói với người yêu về chuyện sau này.
Anh người yêu của chị sau một ngày im lặng thì hẹn chị ra nói chuyện “một lần cho rõ ràng”. Anh ta nói rằng hoàn toàn đồng ý chuyện chị tôi dọn về nhà anh ta sống nhưng chuyện cưới xin bản thân anh ta không có nhu cầu. Còn chị tôi năm nay đã 35 tuổi rồi thì còn hào hứng gì chuyện mặc váy cưới hay không nữa.
Anh ta bảo rằng hiện tại chỉ cần dọn về sống với nhau, ra đăng ký kết hôn là xong, việc gì phải ầm ĩ cưới cưới hỏi hỏi cho tốn kém.
Chị tôi về nhà khóc hết nước mắt tâm sự với em gái. Tôi bảo thế thì thôi dẹp hết đi chứ yêu đương gì nữa cho mất thời gian. Tôi là đứa không quan trọng chuyện lấy chồng thật nhưng vấn đề ở chuyện này là anh ta không tôn trọng chị gái tôi.
Thế nhưng tôi không thể ngờ rằng bố mẹ tôi lại cố vớt vát rằng bố mẹ đứng ra lo toàn bộ chi phí, nhà trai chỉ cần có mặt thôi. Tôi ngỡ ngàng vì không hiểu sao bố mẹ lại muốn gả tống gả tháo con gái đi đến như vậy. Không cưới xin thì thôi chứ đây khác gì đi van nài người ta cưới con mình?
Chị tôi đâu có đến nỗi không ai thèm ngó ngàng đâu? Bây giờ chỉ cần anh ta buông tha cho chị thôi là có khi tháng sau chị lấy chồng luôn rồi ấy chứ!
Thật sự tôi vẫn không hiểu, vì sao người lớn lại nặng nề chuyện có một tấm chồng đến như vậy?
Chị tôi phát hiện ra chồng sắp cưới đang khỏe mạnh nhưng viết sẵn di chúc vì sợ phải chia tài sản cho con riêng của vợ
Đề phòng nhau đến vậy thì tốt nhất là anh nên ở không đừng lấy vợ nữa làm gì!
Để tôi kể cho các chị em nghe về câu chuyện rổ rá cạp lại bất thành của chị gái tôi và cựu anh rể tương lai của tôi.
Tôi chưa từng phản đối chuyện bất kỳ ai đó đến với người khác sau khi tan vỡ hôn nhân. Con người ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc, chỉ cần họ cảm thấy đó là điều họ muốn thì tái giá vài lần cũng là chuyện bình thường.
Thế nhưng đến khi người nhà mình bước vào chuyện này thì tôi lại có muôn vàn suy nghĩ, tuy tôi không lên tiếng phản đối hay ủng hộ nhưng vẫn cứ âm thầm theo dõi và sẵn sàng có mặt khi người ta cần.
Chị gái tôi hơn tôi 4 tuổi, chị là mẹ đơn thân từ lúc con gái nhỏ mới 1 tuổi và bây giờ con bé đã 8 tuổi rồi. Sau khi ly hôn, chị tôi về nhà bố mẹ, kể từ đó để tạo điều kiện cho chị đi làm nuôi con nhỏ thì cả nhà đều thay nhau chăm sóc em bé. Với tôi, con bé chẳng khác gì con gái ruột của mình. Từ chuyện quần áo đến học phí của nó, tôi đều đóng góp. Công việc của tôi có phần rảnh rỗi hơn chị thì cứ có thời gian tôi đều về trông cháu thay vì đi chơi với bạn bè, đồng nghiệp.
Giờ con bé lớn rồi, nó bám dì hơn cả mẹ, tôi đi du lịch cùng công ty cũng đưa nó đi cùng. Tôi và chị gái khá giống nhau mà con bé lại giống mẹ nên không ít người thích tọc mạch còn đi đồn thổi con bé là con gái tôi cơ mà.
Đang yên đang lành, tự nhiên chị tôi muốn tái giá. Người yêu của chị tôi tên là Thuận cũng đã có một đời vợ và có một cậu con trai 13 tuổi. Tuy con riêng của anh không sống cùng bố mà ở với ông bà nội nhưng mọi chi phí sinh hoạt, học phí đều do anh chu cấp.
Thật ra anh Thuận và chị tôi yêu nhau được mấy năm rồi nhưng ban đầu chị tôi chỉ xác định là yêu đương thế thôi chứ không hề có ý định đến với nhau vì chuyện con anh, con tôi rồi sau này còn con chúng ta rất là phức tạp mà bản thân chị tôi cũng sợ chuyện hôn nhân lắm rồi.
Đầu năm nay, anh Thuận đón con trai mình lên ở cùng vì anh mới mua trả góp được nhà riêng không còn phải đi thuê trọ nữa, công việc thì cũng gọi là tạm ổn định. Chị tôi cũng hay sang đó nên thỉnh thoảng cũng làm hộ cái này cái khác, hôm nào con trai anh Thuận đói chị cũng nấu cho bữa cơm.
Có lẽ vì chị tôi hay làm mấy cái việc nội trợ trong nhà nên anh Thuận quen được chăm sóc như vậy, con trai mới lên ở được 1 tháng thì anh đề nghị kết hôn với chị tôi dù trước đó anh chưa bao giờ đề cập đến vấn đề này.
Người ngoài bao giờ cũng tỉnh táo hơn người trong cuộc nên ngay khi đấy tôi đã thấy mùi không ổn rồi. Sau đó mấy lần tôi nghe thấy giọng điệu khó chịu của anh Thuận vì chị tôi phải về đón con gái không nấu cơm được cho con trai anh ta, lúc ấy tôi đã cảnh cáo chị về mối quan hệ này rồi.
Từ đó, anh Thuận liên tục giục chị tôi chuyện cưới xin, không biết lúc ấy chị tôi nghĩ gì mà cũng đồng ý với anh ta. Thế là được lời như cởi tấm lòng, anh Thuận vội vội vàng vàng cưới hỏi nhanh chóng.
Khâu chuẩn bị cho đám cưới tôi cũng không thể chấp nhận được, tôi nói thẳng với chị tôi rằng một là không cưới về thẳng đấy ở coi như sống thử với nhau còn nếu đã cưới hỏi thì phải đàng hoàng, đừng có bôi tro trát trấu mặt bố mẹ. Chị tôi lúc ấy im lặng nhưng tôi cũng biết chị không phải không nhận ra vấn đề.
Chưa cưới xin gì nhưng anh Thuận lúc nào cũng yêu cầu chị tôi phải sang chăm sóc cho con trai anh ta mặc dù con gái của chị còn ít tuổi hơn thằng bé kia, nó mới là đứa cần phải được mẹ mình chăm sóc. Nhưng cứ hễ chị tôi dành thời gian bên cạnh con gái là anh Thuận lại tỏ ra khó chịu.
Thế rồi đến một ngày, lúc đang dọn nhà thì chị phát hiện ra tờ di chúc anh rể tương lai viết sẵn. Trong di chúc ghi rõ ràng rằng toàn bộ tài sản của anh nếu như anh qua đời đều để hết con riêng của anh và không được chia cho bất kỳ ai.
Hiện tại, căn nhà này của anh vẫn đang phải trả góp trong vòng 8 năm nữa. Nếu chị lấy anh, khi về, ở cùng nhau thì chuyện chị phải thụ động đóng góp vào khoản trả nợ căn nhà này là không thể tránh khỏi. Thế nhưng anh ta lại mặc nhiên coi đấy là tài sản trước hôn nhân và còn cẩn thận viết di chúc vì sợ vợ sắp cưới và con riêng của vợ được chia tài sản.
Chị biết thừa anh đang rất khỏe mạnh vì cả hai mới đi khám sức khỏe tiền hôn nhân, vậy nên việc viết di chúc hoàn toàn là để đề phòng chị và con gái chị. Vậy ra anh ta thật sự muốn lấy chị về để làm ô sin không công cho 2 bố con mình.
Đến đoạn này chị tôi biết tỏng bản chất của anh Thuận rồi, thế nhưng chị vẫn thử lòng một lần cuối. Chị đề nghị anh Thuận để cho chị một sổ tiết kiệm 700 triệu, coi như là của hồi môn nhưng đúng như chị dự đoán, anh Thuận giãy nảy lên không chịu.
Sau đấy chị tôi cũng lật bài luôn là không cưới xin gì hết, anh cảm thấy không có thời gian chăm sóc con trai mình thì thuê người về làm. Thuê chị cũng được miễn là trả lương đầy đủ và hấp dẫn hơn mức lương hiện tại của chị thì chị đến phục vụ đầy đủ ngay!
Tổ chức tiệc hoành tráng cầu hôn, xong xuôi anh rể tương lai vay tiền tôi để trả nhà hàng Tôi đưa tin nhắn cho bố mẹ và chị gái mình đọc, thiết nghĩ người đàn ông như vậy liệu có nên lấy làm chồng hay không? Ảnh minh họa "Phông bạt" và "làm màu" là những gì ngắn gọn, đầy đủ nhất để mô tả, giới thiệu về ông anh rể hụt của tôi. Chuyện cũng qua rồi nhưng tôi vẫn muốn...