“Anh rể thường xuyên đánh chị tôi”…
Chúng tôi chẳng có điểm gì giống nhau. Chị thấp bé với mái tóc xoăn dày, tôi cao, và tóc thẳng. Tôi đeo kính cận, mắt chị sáng hơn nên chẳng cần đeo kính, nhưng chị ấy thật sự không có mắt nhìn người.
Ảnh minh họa: Getty Images
Hồi nhỏ chị tôi là người nhút nhát. Chị ấy nhát tới mức khi cần đứng trước ban giám khảo ở một cuộc thi cấp trường để diễn thuyết, chị ấy “đứng hình” luôn.
Tôi là người chạy lên sân khấu nắm lấy tay chị khi ấy, giới thiệu tôi là em gái của chị, siết c hặt tay chị rồi diễn thuyết hộ chị ấy luôn. Mọi người đều cười. Tôi luôn nghĩ chúng tôi sẽ như vậy – nắm tay nhau, cùng nhau đối mặt với những gì không thể tự mình làm được.
Chị tôi gặp anh rể năm thứ nhất đại học. Chị ấy bảo họ gặp nhau ở căng-tin trường trong một giờ nghỉ giải lao giữa các lớp học. Nhưng một người bạn của chị lại bảo tôi rằng họ gặp nhau trên mạng. Nhiều năm sau, lại có người khác nói với tôi rằng họ gặp nhau ở một buổi tiệc sinh nhật. Chẳng biết đâu là thật nhưng điều đó không làm tôi lo lắng bằng chính con người của chàng trai mà chị tôi đã quen.
Ba tháng sau khi gặp anh ta, chị tôi bắt đầu học hành sa sút, nợ môn. Đến khi bạn bè cùng khóa ra trường, chị không thể tốt nghiệp. Chị về nhà, mang theo cả bạn trai. Lần đầu tiên gặp tôi – em gái của người yêu, anh ta lỗ mãng dùng từ “ngon” để mô tả tôi trước mặt chị. Tôi rất khó chịu nên giới thiệu lại tên của mình và nói với anh ta tôi không phải tên là “Ngon”. Tôi nhìn chị, muốn chị nói gì đó để nhắc nhở bạn trai nhưng chị lại cắn môi đưa mắt nhìn ra chỗ khác trong khi vẻ mặt anh ta vẫn nhơn nhơn. Tôi đã thấy có điều không ổn.
Những gì anh ta thể hiện ở nhà tôi sau đó thật tồi tệ. Anh ta thậm chí giấu tạp chí khiêu d âm trong phòng chị tôi, nơi bọn trẻ con trong nhà vẫn chạy vào chơi suốt. Khi không có mặt ai ở quanh, anh ta gọi tôi là “gái ngành chảnh ” và đưa ra những đề nghị khiếm nhã với tôi. Anh ta cục súc mắng đám em họ tôi khi chúng chơi ầm ĩ và còn đi nói xấu tôi với bố mẹ bọn trẻ.
Khi tôi kể chuyện này với chị gái, chị ấy lại tỏ ra khó chịu: “Anh ấy yêu chị, anh ấy bảo rằng em đang ghen tị mà thôi”. Chị ấy không muốn nói chuyện bất cứ khi nào tôi nói lại chủ đề này.
Một ngày nọ, bạn trai của chị dồn tôi vào góc tường, đe dọa tôi rằng đừng can thiệp nữa vào chuyện của anh ta với chị. Anh ta cao lớn và nhìn tôi chòng chọc, tôi đã rất sợ hãi.
Với bố mẹ tôi, anh ta đóng vai một người hoàn toàn khác. Anh ta uống bia với bố tôi, cùng ông đi câu cá, anh ta gọi mẹ tôi là “thưa bác”. Cuối cùng anh ta có thể kết hôn cùng chị tôi.
Video đang HOT
Chỉ một năm sau khi kết hôn, anh rể đã lừa dối chị tôi. Anh ta còn nhảy việc khắp nơi, từ nhân viên bán hàng, bán bảo hiểm, đến cho vay nặng lãi.
Tôi thường xuyên thấy anh rể la mắng chị vì điều nhỏ nhặt như dậy muộn hay ăn mất của anh ta chiếc bánh quy cuối cùng. Khi tôi cố gắng nói chuyện với chị, chị chỉ cười, đôi mắt phẳng lặng và đờ đẫn. Nói chuyện với chị trở nên khó khăn. Chị vẫn thường ít nói và nhút nhát.
Ngoại hình chị thay đổi đáng kể. Ngày trước chị tôi có thân hình nhỏ nhắn tròn trịa nhưng sau khi kết hôn, chị đã tăng cân rất nhiều, quầng thâm lộ rõ dưới mắt. Tôi gần như không còn thấy chị có điểm gì giống chị ngày xưa. Khi tôi cố gắng nói chuyện, chị sẽ phòng thủ. Chị còn trách móc tôi: “Em thì lúc nào cũng nghĩ mình tốt!”. Chẳng bao lâu, tất cả những gì chúng tôi có thể nói chỉ là chuyện mua sắm, nhưng rồi cũng chẳng nói được nốt vì anh rể bảo tôi thật hợm hĩnh, nghĩ mình lắm tiền và hiểu biết về tất cả các nhãn hàng.
Sự thật xuất hiện
Trước khi chị tôi kết hôn, tôi không biết gì về bạo lực gia đình. Chúng tôi lớn lên trong một gia đình được che chở, bảo bọc, được cho ăn học và sống trong môi trường an toàn, tôi không biết gì về các mối quan hệ lạm dụng. Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra với chị mình cho đến khi tôi trưởng thành và cả gia đình chúng tôi biết được sự thật.
4 năm sau khi chị tôi kết hôn, gia đình tôi chuyển vào Nam ở vì bệnh của bố không khỏi được nếu sống ở miền lạnh. Chỉ sau đó, một trong những em gái của tôi mới cảm thấy đủ an toàn để nói với bố mẹ rằng nó đã bị anh rể lạm dụng tình d ục. Tôi rất đau lòng và tức giận.
Dù đây là trải nghiệm đầu tiên của tôi về việc lạm dụng dưới bất kỳ hình thức nào, tôi không ngạc nhiên khi chồng của chị tôi đánh chị.
Tôi đi cùng mẹ bay ra gặp chị. Chúng tôi đưa chị đến nhà một người bạn, nơi anh rể không thể tìm được và cầu xin chị bỏ anh ta, nhưng chị không nói gì.
“Có chuyện gì? Anh ta còn làm gì chị nữa?”, tôi hỏi. Chị ném nhẫn cưới xuống đất. Tôi nghĩ rằng tất cả đã kết thúc.
Thế nhưng một tuần sau chị tôi lại chuyển về với anh ta. Chị đã tha thứ. Bố mẹ bảo tôi hãy quên đi và để kệ mọi chuyện. Tôi cố gắng nói chuyện với bố mẹ, nhưng bố mẹ khuyên tôi “tha thứ và quên đi”, ai chẳng có lúc sai lầm.
Khi tôi không chịu cho qua chuyện, mọi người nói tôi làm vậy sẽ xé nát gia đình. Nhiều năm sau, tôi biết được rằng các gia đình thường che giấu sự lạm dụng và sống trong phủ nhận. Gia đình tôi, hóa ra không quá khác biệt với hàng triệu người ngoài kia, từ chối chứng kiến nỗi đau ngay trước mắt.
Chị tôi đã kết hôn được 10 năm. Trong thời gian đó, tôi luôn biết về những ngược đãi thân thể mà chị phải chịu đựng. Tôi đã thấy chị che giấu vết bầm tím của mình, và che giấu cho anh ta. Tôi đã chứng kiến em gái mình vật lộn để tồn tại dưới những tác động tâm lý quá lớn khi bị quấy rối tình d ục. Tôi đã nhìn thấy khuôn mặt trống rỗng, lời từ chối can thiệp của bố mẹ khi họ nói “anh rể con thế là cũng tốt rồi”.
Mười năm rồi nhưng mọi chuyện chưa dừng lại. Tôi cảm thấy rất bế tắc vì không thể giúp được chị mình. Tôi lo sợ một hậu quả to lớn nào đó sẽ xảy ra, khi người ta ở tận cùng cảnh khổ nhưng không thể thoát ra và cực đoan từ chối sự giúp đỡ.
Trong giao thiệp, có 10 điều cần phải đặc biệt ghi nhớ để không trở thành kẻ mất duyên
Người thông minh sẽ không bao giờ chủ động tìm đến rắc rối, phiền phức. Nhưng nếu có người tìm đến gây sự, họ cũng không bao giờ sợ hãi, mà luôn can đảm đối mặt.
10 chân lý cần khắc cốt ghi tâm khi giao thiệp
1. Làm người đừng đơn giản, phải biết ứng xử linh hoạt theo từng trường hợp.
2 Làm việc gì cũng phải biết chừa đường lui cho mình và người khác, đừng dồn bất cứ ai vào bước đường cùng.
3. Lời nói chẳng mất tiền mua, đừng tuyệt tình quá, nói mà không suy nghĩ làm việc gì cũng hỏng, rất khó thành đại sự.
4. Chân thành, không lươn lẹo, mới có thể kết giao được với bằng hữu chi kỷ.
5. Tâm lí ổn định, làm người phải nghĩ thoáng, mới không mệt mỏi cho cuộc sống của mình và ngược khác.
6. Người thông minh sẽ không bao giờ chủ động tìm đến rắc rối, phiền phức. Nhưng nếu có người tìm đến gây sự, họ cũng không bao giờ sợ hãi, mà luôn can đảm đối mặt.
7. Trong đời đừng để thiếu mất hai loại "lễ": Lễ nghĩa và lễ vật.
8. Lòng người muôn mặt. Đừng dễ dàng cả tin vào những lời mật ngọt.
9. Nhất định phải tìm cho được một người có thể tin tưởng.
10. Nhiều khi phải hạ thấp cái "tôi" để hành sự.
5 kiểu người nên tránh kết giao:
1. Kiểu người hay nói đạo lý: Dù họ có ác ý hay không, họ cũng sẽ biến một buổi nói chuyện vui vẻ thành một buổi diễn thuyết đạo lý. Bởi họ luôn nghĩ mình đúng và có quyền phán xét người khác.
2. Kiểu người "Tôi là vậy đấy": Họ trong co ve "tinh cach thang than", tren thuc te la nguoi vo cung ich ky, khong quan tam đe cam nhận cua nguoi khac.
3. Nguoi hay phu đinh nguoi khac: Tiep xuc voi bon ho chung ta se chi cam thay cuoc đoi minh toan nhung sai lam.
4. Kiểu người khó tính với người thân, chân thành với người lạ: Họ luon biet rac thi phai vut vao thung rac, nhung lai luon vut tam trang tieu cuc vao nha. Người không xem trọng gia đình, không đáng kết giao.
5. Kiểu người tính toán quá nhiều: Ho la nhung nguoi theo chu nghia vi ky, thieu su đong cam va thau hieu, khong biet bao dung.
Ngắm dinh thự 4,7 triệu USD của ông Joe Biden ở Virginia Dinh thự của ông Joe Biden trị giá 4,7 triệu USD, trông như Nhà Trắng thu nhỏ, tọa lạc ở tiểu bang Virginia, Mỹ. Ông Joe Biden sống cùng vợ trong căn biệt thự sang trọng ở khu McLean thuộc tiểu bang Virginia, Mỹ. Dinh thự 4,7 triệu USD của ông Joe Biden ở Virginia trông như Nhà Trắng thu nhỏ (Mini-White House)....