Ảnh: Phản đối chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở VN 1967 (1)
Trong năm 1967, những người bạn quốc tế đã tổ chức biểu tình phản đối chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam 1967.
Sinh viên ĐH Wisconsin xuống đường tham gia biểu tình chống chiến tranh ở Việt Nam ngày 17/10/1967. Nhiều bạn bè quốc tế đã bị bắt giữ hay phải ngồi tù vì ủng hộ Việt Nam.
Sinh viên ĐH Victoria (New Zealand) tổ chức biểu tình, ủng hộ Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh.
Những người biểu tình đấu tranh ủng hộ Việt Nam tại San Francisco, California, Mỹ năm 1967.
Bobby McGinley ở Waterbury, tiểu bang Connecticut mang theo một tấm biển ủng hộ Việt Nam trước Lầu Năm Góc ngày 21/10/1967.
Mục sư Martin Luther King Jr. phát biểu trước 125.000 người ủng hộ Việt Nam, phản đối sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Việt Nam ở New York ngày 15/4/1967.
Một sinh viên đi qua khu vực những người biểu tình ủng hộ Việt Nam bị cảnh sát giải tán bằng bình xịt hơi cay tại khuôn viên ĐH Wisconsin ở Madison ngày 18/10/1967.
Những người tham gia phong trào phản chiến, ủng hộ Việt Nam ngồi ở hành lang ĐH Wisconsin năm 1967.
Video đang HOT
Cảnh sát đụng độ với người biểu tình ủng hộ Việt Nam tại Lầu Năm Góc ở Washington D.C tháng 10/1967.
Căm phẫn trước những tội ác của Mỹ gây ra ở Việt Nam, nhiều người dân Mỹ đã tổ chức biểu tình phản đối ở trước khách sạn Fairmont – nơi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara tham gia một cuộc họp ở San Francisco, California hồi tháng 9/1967.
Trong năm 1967, làn sóng phản chiến, ủng hộ Việt Nam lan rộng ở Mỹ. Trong ảnh là người biểu tình tổ chức phản đối cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành ở Việt Nam tại đài tưởng niệm Lincoln Memorial ở Washington D.C năm 1967.
Theo_Kiến Thức
Mỹ: Bùng phát biểu tình phản đối cảnh sát bắn chết người da màu
Các cuộc biểu tình hôm qua đã nổ ra tại bang Nam Carolina, Mỹ sau khi một đoạn video quay cảnh một cảnh sát bắn chết một người da đen bằng 8 phát đạn được công bố rộng rãi.
Người biểu tình tại Nam Carolina. (Ảnh: AP)
Theo BBC, đoạn video ghi lại cảnh một người đàn ông da đen đang bỏ chạy thì bị một viên cảnh sát da trắng bắn chết bằng 8 phát đạn đã gây phẫn nộ tại Nam Carolina.
Biểu tình đã bắt đầu nổ ra tại Hội trường thành phố ở Bắc Charleston, Nam Carolina vào sáng 7/4 với khoảng hơn 50 người tham gia. "Chúng rôi không thể ngồi yên và im lặng nữa. Đây là lúc cần phải lên tiếng", một người biểu tình nói.
Gần đây, nhiều vụ việc cảnh sát da trắng dùng vũ lực làm chết người da đen không vũ trang dẫn đến sự phản đối gay gắt trong dư luận. Điển hình là vụ thanh niên da đen Michael Brown, 18 tuổi, người đã bị một cảnh sát da trắng bắn chết hồi năm ngoái tại Ferguson, bang Missouri, làm dấy lên các cuộc biểu tình trên toàn quốc.
Một người biểu tình giương cao tấm biển ngụ ý vụ việc này chỉ là một trong nhiều trường hợp cảnh sát bắn chết người da màu. (Ảnh: AP)
BBC nhận định cuộc biểu tình tại Nam Carolina này không diễn ra trên quy mô lớn như các cuộc biểu tình hồi năm ngoái tại Missouri. Nhưng cũng tương tự, những người da đen gốc Phi lên tiếng về việc cảnh sát Mỹ phân biệt chủng tộc.
Lần này, dù viên cảnh sát đã bị bắt giữ, nhưng những người biểu tình hôm qua cáo buộc rằng anh ta sẽ không bị bắt nếu không xuất hiện đoạn video bằng chứng.
Thị trưởng thành phố Bắc Charleston Keith Summey cho biết đoạn video mới được công bố cho thấy cảnh sát Michael Slager, 33 tuổi, đã bắn ông Walter Scott, 50 tuổi, và các nhân viên điều tra quyết định bắt giữ và buộc Slager tội giết người.
Vụ việc bắt đầu khi ông Scott bị cảnh sát yêu cầu tấp xe vào lề vì đèn hậu bị hỏng. Sau đó, cả hai đã có cuộc ẩu đả ngay trước khi ông Scott bỏ chạy. Đoạn video được một người đi đường quay lại cho thấy sau đó cảnh sát đã nổ súng vào ông Scott khiến nạn nhân ngã xuống đất. Nạn nhân dường như không có vũ khí khi đang bỏ chạy.
Cảnh sát Michael Slager. (Ảnh: BBC)
Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) và Bộ Tư pháp thông báo sẽ tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về trường hợp này. Hôm 7/4 viên cảnh sát này đã bị buộc tội giết người sau khi một đoạn video quay được cảnh tượng trên được công bố.
Slager có thể sẽ phải đối mặt với mức án tù chung thân hoặc tử hình nếu bị kết tội giết người. Theo báo New York Times, luật sư David Aylor, người trước đó đại diện cho cảnh sát Slager và biện hộ rằng sỹ quan này "tự vệ", đã bỏ rơi thân chủ của mình sau khi đoạn video xuất hiện. "Tôi chẳng còn liên quan gì đến vụ án này nữa", luật sư Aylor tuyên bố.
Các quan chức thành phố Bắc Charleston cũng lên tiếng chỉ trích cảnh sát Slager. "Nếu anh thực hiện một quyết định tồi tệ thì dù anh là thường dân hay có phù hiệu cảnh sát thì anh cũng sẽ phải chịu trách nhiệm với quyết định đó", Thị trưởng Bắc Charleston Keith Summey tuyên bố.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ BBC
Người biểu tình ở Bắc Kinh uống thuốc trừ sâu Truyền thông Trung Quốc ngày 4/4 cho biết. cảnh sát đã bắt giữ hơn 50 người trong hai cuộc biểu tình ở thủ đô Bắc Kinh và tỉnh Quảng Đông. Một số người biểu tình đã đồng loạt uống thuốc trừ sâu. Theo Tân Hoa xã, tại thủ đô Bắc Kinh, hơn 30 người đã biểu tình bằng cách nằm lăn trên một...