“Anh ơi, về đổi vai với mẹ anh trong ít nhất 1 tháng mới đủ tiêu chuẩn cưới em” – Yêu cầu tưởng kỳ quặc mà lại khiến hội chị em “gật gù”
Mới nghe qua ý tưởng “đổi vai” mà cô gái ấy chia sẻ trên MXH, tưởng có vẻ trái khoáy, kỳ quặc. Nhưng ngẫm ra thì lại thuyết phục không tưởng.
Tiêu chuẩn của phụ nữ về một người đàn ông lý tưởng là thế nào nhỉ? Tâm lý, ga lăng? Lãng mạn? Mạnh mẽ, bản lĩnh? Kinh tế vững? Chẳng biết có cô nàng nào như cô gái trong bài viết dưới đây, yêu cầu chồng tương lai của mình, trước khi rước mình về dinh phải đổi vai với chính mẹ anh ta trong ít nhất 1 tháng không nhỉ!
“Anh,
Anh cầu hôn em, ừm, em cũng khá hứng thú với chiếc nhẫn anh mua đấy. Nhưng mình cứ phải nói chuyện rõ ràng chút đã nhé!
Đối với em mà nói, đàn ông dù đầu đội trời, chân đạp đất, oai phong lẫm liệt thế nào, về nhà cũng phải biết san sẻ với vợ việc nhà, con cái.
Ảnh minh họa
Bởi vì sao ạ? Vì trăm thứ việc không tên trong nhà, việc nấu nướng, chăm sóc con cái ấy là những công việc ngày ngày giờ giờ phụ nữ phải làm, không ngày nào ngơi nghỉ. Tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, thậm chí đến tận khi hết đời, chiếm mất của phụ nữ rất nhiều thời gian, sức lực và tâm trí.
Sẽ thật quá dài, quá đau khổ nếu như người đàn ông sống cùng nhà không chia sẻ được với họ phần công việc gộp lại là vô cùng khổng lồ ấy. Nếu đàn ông chỉ đứng ngoài quan sát, vậy cái danh người đồng hành còn có ý nghĩa gì? Em là em chẳng cần 1 người đàn ông như thế đâu!
Video đang HOT
Thói thường ở nhà với mẹ được nuông chiều. Do các cụ thời xưa vẫn thịnh hành quan niệm cũ, rằng đàn ông con trai chỉ làm việc to tát. Thôi, đừng nói chuyện gió mây trăng mưa, đừng bàn chuyện chính trị xã hội đẩu đâu nữa, chẳng ai khen ngợi hay ngưỡng mộ, khâm phục các anh đâu. Thiết thực nhất là đi rửa cho em đống bát bẩn kia kìa!
Quay lại vấn đề chính em muốn nói. Anh mà chưa đổi vai với mẹ mình ít nhất là 1 tháng, thì chưa đủ tiêu chuẩn lấy em đâu!
Đổi vai với mẹ anh đi, để biết những công việc hàng ngày của phụ nữ là gì, mà thương mà xót phụ nữ hơn. Tất nhiên trong đó bao gồm tất cả, bà anh, mẹ anh rồi đến vợ anh.
Sáng dậy sớm nấu ăn sáng cho cả nhà nhé, cấm được ngủ nướng, nhanh tay lên không đi làm muộn đừng trách. Chiều tan làm tạt qua chợ mua thức ăn, chen chúc bở hơi tai với cả tá các bà nội trợ khác. Bơ phờ về tới nhà, chỉ kịp lột bộ quần áo công sở ra là lao vào bếp nấu nấu nướng nướng.
Cơm nước xong xuôi, hộc tốc đi tắm, ra và vội đôi bát cơm. Ăn xong lại rửa bát, lau dọn bếp, dọn nhà chính, toilet, giặt và phơi quần áo. Lên đến giường đã mỏi rụng rời chân tay. À, chưa nói cái lão nằm cạnh khều khều gạ gạ nữa. Để rồi ngày mai lại lặp lại vòng tuần hoàn tương tự.
Cuối tuần, dành cả ngày tổng vệ sinh nhà cửa anh nhé! Đi siêu thị mua đồ dùng cho cả tuần, nhà có khách phải cắm đầu nấu rồi dọn tiệc đãi khách. Cafe bạn bè, mua sắm hả? Đừng có mơ!
Ảnh minh họa
Chị gái anh mang cháu tới chơi cuối tuần, anh hãy đổi cả vai với chị ấy chăm sóc các cháu. Vừa trông trẻ vừa làm việc nhà, cơm nước, anh không ‘há mồm’ ra, em sẽ biến thành người ngoài hành tinh!
Đấy, anh chỉ cần trông trẻ 2 ngày/ tuần, chứ phụ nữ tụi em thì làm gì được nghỉ ngày nào! Chưa nói tới mang thai, sinh đẻ – chả khác gì trải qua cửa tử. Đàn ông các anh không được trời ban cho thiên chức ấy nên thôi anh có muốn đổi vai cũng chả nổi, em tha cho!
Chốt lại là anh ơi, nếu anh chưa đổi vai với mẹ anh trong ít nhất 1 tháng, đổi vai với chị gái anh trông trẻ ít nhất 2 ngày/ tuần, và ’sống sót’ khỏe mạnh vượt qua, thì anh chưa đủ tiêu chuẩn để cưới em đâu!
Thế anh nhé!”.
Mới nghe qua ý tưởng “đổi vai” mà cô gái ấy chia sẻ trên MXH, tưởng có vẻ trái khoáy, kỳ quặc. Nhưng ngẫm ra thì lại thuyết phục không tưởng. Để 1 người thực sự thấu hiểu 1 người, không gì hữu hiệu bằng việc trực tiếp để họ trải qua hoàn cảnh y hệt đối phương! Đàn ông cũng vậy, không tự tay làm những công việc phụ nữ phải đảm nhiệm, sao biết vài ba thứ tủn mủn, nhỏ nhặt ấy mệt mỏi tới cỡ nào!
Thược Dược
Theo toquoc.vn
Một loài bọ hung được mang tên nhà hoạt động môi trường trẻ tuổi Greta
Tên của cô bé 16 tuổi Greta Thunberg đã được đặt cho một loài bọ hung có chiều dài chưa tới 1mm, màu mật ong, thuộc loài Ptiliidae, được phát hiện tại Kenya vào những năm 60 của thế kỷ trước.
Loài bọ hung được mang tên Greta Thunberg. (Nguồn: BBC)
Ngày 25/10, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Anh đã đặt tên loài bọ hung, nhỏ xíu, không cánh và mắt, theo tên của nhà hoạt động vì môi trường và khí hậu Greta Thunberg.
Đại diện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Anh cho hay mặc dù có tên khoa học là Nelloptodes gretae, song bảo tàng quyết định đặt tên cho loài bọ hung nhỏ bé này là Greta Thunberg.
Nelloptodes gretae là bọ hung thuộc loài Ptiliidae gồm các côn trùng nhỏ nhất trên thế giới.
Loài bọ hung này có chiều dài chưa tới 1mm, màu mật ong, được phát hiện tại Nairobi, Kenya vào những năm 60 của thế kỷ trước.
Ông Michael Darby, chuyên gia của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Anh, bày tỏ ấn tượng với những việc làm của cô bé người Thụy Điển Thunberg, 16 tuổi, và muốn đề cao những nỗ lực, đóng góp của cô trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề môi trường.
Greta Thunberg, nhà hoạt động chống lại biến đổi khí hậu, đã truyền cảm hứng cho các phong trào chống tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.
Cô còn trở thành biểu tượng trong nhạc pop toàn cầu.
Hồi đầu tháng 10, DJ Fatboy Slim, nghệ sỹ người Anh, đã phối một số đoạn phát biểu của Thunberg tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc cho bản nhạc đình đám một thời của mình có tên "Right Here, Right Now."
Sự hiện diện của chú bọ hung trên trong bộ sưu tập côn trùng của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Anh mới được phát hiện.
Một người quản lý tại bảo tàng 146 năm tuổi này cho biết việc đặt tên cho một chú bọ hung có ý nghĩa sâu sa bởi việc đặt tên cho một trong những phát hiện mới nhất theo tên của ai đó đã cống hiến hết sức mình để bảo vệ thiên nhiên thế giới và các loài dễ bị tổn thương là điều đáng làm./.
Thanh Hương
Theo vietnamplus.vn
Mẹ sau sinh bao lâu thì được dùng nước lạnh? Việc kiêng cữ sau sinh là một vấn đề rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Theo kinh nghiệm Sinh đẻ của nhiều người, họ cho rằng nên kiêng nước lạnh ít nhất là một tháng. Vậy thực sự quan điểm này có đúng hay không? Sau sinh bao lâu thì mẹ được dùng nước lạnh? Hôm nay...