‘Anh Nuôi’ của những người nghèo
Thấu hiểu nỗi vất vả của người dân ở vùng sâu, vùng xa, những năm qua, Đại úy Lường Văn Nuôi – cán bộ CAP Ngã Tư Sở, quận Đống Đa (Hà Nội) đã cùng vợ âm thầm tổ chức rất nhiều hoạt động thiện nguyện.
Việc làm này góp phần lan tỏa tình yêu thương trong cộng đồng và giúp đỡ kịp thời các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn…
Đại úy Lường Văn Nuôi sinh năm 1989 trong một gia đình thuần nông tại miền quê Hậu Lộc, Thanh Hóa. Sau 12 năm đèn sách, anh thi đỗ vào trường Trung học Cảnh sát 1, sau đó tiếp tục theo học Học viện Cảnh sát nhân dân và gắn bó ở CAP Ngã Tư Sở với nhiệm vụ của một Cảnh sát trật tự. Từ công việc luôn gần gũi với quần chúng nhân dân, chứng kiến nhiều mảnh đời éo le đã thôi thúc anh giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn vượt qua nghịch cảnh.
Đại úy Lường Văn Nuôi cùng các cán bộ làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự đô thị tại phường Ngã Tư Sở
Mô hình tủ quần áo, bánh mì miễn phí
Trong hành trình làm thiện nguyện, Đại úy Lường Văn Nuôi cho rằng, điều may mắn nhất là mọi quyết định luôn có sự đồng hành, tư vấn của… bà xã. Bắt đầu từ tham gia những chuyến từ thiện do bạn bè tổ chức, thấy được sự thiếu thốn về cái ăn, cái mặc của người nghèo ở Hà Nội, anh cùng vợ đã có ý tưởng về những chiếc tủ quần áo miễn phí dành cho mọi người.
Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng ủy, UBND phường Ngã Tư Sở và Ban Chỉ huy CAP, ý tưởng của Đại úy Lường Văn Nuôi đã mau chóng đi vào thực tế. Tháng 8-2019, chiếc tủ đầu tiên của vợ chồng anh đã được đặt tại số 420 phố Tây Sơn, ngay sát UBND phường Ngã Tư Sở và nhận được sự ủng hộ của người dân. Với phương châm “Ai thừa đến ủng hộ, ai thiếu đến lấy”, mô hình chia sẻ quần áo này đã giúp tăng tính kết nối cộng đồng, san sẻ bớt những khó khăn cho người nghèo trên địa bàn. Hàng ngày có trung bình hơn 200 bộ quần áo được người dân ủng hộ và chuyển đến tay người sử dụng. Chỉ trong thời gian ngắn, vợ chồng anh và bạn bè đã tiếp tục đặt thêm 3 chiếc tủ khác tại những nơi tập trung nhiều người lao động có hoàn cảnh khó khăn như bệnh viện, chợ đầu mối… Những tủ đồ từ thiện cứ vơi lại đầy đã làm ấm lòng những người dân nghèo đang vật lộn, mưu sinh giữa chốn thị thành. Cứ mỗi ngày, Đại úy Lường Văn Nuôi cùng nhóm từ thiện lại chia nhau đến sắp xếp lại tủ đồ cho ngay ngắn để những món đồ bên trong luôn được chỉnh chu trước khi đến được tay người cần dùng.
Video đang HOT
CAP Ngã Tư Sở hỗ trợ Đại úy Lượng Văn Nuôi triển khai các hoạt động thiện nguyện
Đại úy Lường Văn Nuôi cho biết, có năm, vào 30 Tết, người người nối nhau về quê đón Giao thừa, chỉ có anh ở lại Hà Nội để dọn các tủ do lượng quần áo cuối năm thường rất lớn. Hôm ấy trời mưa tầm tã, nhưng đến nơi anh rất xúc động khi được các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND phường và cán bộ cùng bảo nhau ra giúp sức. Chính từ những chiếc tủ nhỏ bé ấy, 28 tấn quần áo đã được nhóm của anh thu gom đưa đến các bản vùng cao như Sông Mã, Mai Sơn (Sơn La), Trạm Tấu (Yên Bái), Lũng Cú (Hà Giang), Thường Xuân (Thanh Hóa), Hòa Bình, Điện Biên… góp phần “sưởi ấm” cho mùa đông lạnh giá của đồng bào vùng cao.
Cùng với việc xây dựng các tủ quần áo miễn phí, Đại úy Lường Văn Nuôi cũng đặt một tủ bánh mì miễn phí ở 420 phố Tây Sơn với phương châm “Nếu bạn khó khăn, mỗi người lấy một chiếc”. Chiếc tủ nhỏ cung cấp hơn 50 chiếc bánh mì với kinh phí 70 nghìn đồng/ngày, phục vụ nhu cầu của bất cứ ai cần và cũng sẵn sàng đón nhận sự đóng góp của những tấm lòng hảo tâm. Trải qua mùa dịch Covid-19, các tủ quần áo, tủ bánh mì đều phải dừng hoạt động. Đến nay, nhóm của Đại úy Lường Văn Nuôi chỉ duy trì 1 tủ quần áo miễn phí tại Bệnh viện K (Tân Triều), 3 tủ quần áo còn lại đã được vận chuyển lên Sơn La, Lai Châu. Hiện nay, các hoạt động thu nhận đồ dùng, quần áo vẫn được anh duy trì tại nhóm “Cho tặng đồ miễn phí tại Hà Nội” và nhận được nhiều sự tham gia ủng hộ của người dân gần xa.
Tủ bánh mì miễn phí từng được đặt tại 420 Tây Sơn
Mặc dù mô hình này không còn được nhóm của anh tập trung đẩy mạnh, nhưng Đại úy Nuôi rất vui vì giờ đây nó đã lan tỏa đến nhiều hội, nhóm thiện nguyện khác. Những tủ quần áo miễn phí giờ xuất hiện ngày càng nhiều, đã góp phần kết nối cộng đồng và lan tỏa tính nhân văn trong xã hội, nơi cho đi và nhận lại của những người không biết mặt nhau.
Gieo yêu thương để tìm hạnh phúc
Năm 2021, khi mô hình tủ quần áo, tủ bánh mì miễn phí phải dừng hoạt động trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, cùng với các y, bác sĩ, lực lượng công an luôn đứng trong tuyến đầu chống dịch. Thấu hiểu nỗi vất vả của lực lượng này, vợ chồng Đại úy Lường Văn Nuôi đã phát động “chiến dịch” ủng hộ, chung tay cùng chính quyền nấu hàng trăm suất cơm trưa miễn phí cho các y, bác sĩ và lực lượng phục vụ trong những ngày tiêm phòng vaccine Covid-19 tại phường Ngã Tư Sở. Đồng thời, anh cũng kêu gọi cộng đồng chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản Việt, giải cứu gần 20 tấn khoai lang tím của bà con nông dân tỉnh Vĩnh Long, hơn 10 tấn mận Sơn La… Qua mùa dịch, nhóm của anh vẫn thường xuyên tổ chức các đợt thiện nguyện như nấu cháo miễn phí tại cổng Bệnh viện Bạch Mai, thăm hỏi, hỗ trợ “Xóm chạy thận” phố Lê Thanh Nghị, vận động, kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng để hỗ trợ những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại các bệnh viện…
Đại úy Lượng Văn Nuôi sắp xếp lại tủ quần áo miễn phí
Đại úy Lường Văn Nuôi cho biết, anh ít khi phải dùng đến hình ảnh bản thân để kêu gọi các hoạt động từ thiện. Nhưng “tiếng lành đồn xa”, trang Facebook cá nhân mang tên “ Anh Nuôi” đã kết nối được rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn và các tấm lòng hảo tâm tin tưởng, muốn gửi gắm. Vả lại, đặc thù nghề nghiệp cũng rất thuận lợi để anh có thể đưa ra những lựa chọn chuẩn xác đối với các trường hợp cần giúp đỡ. Chứng kiến những phần quà, những món tiền mang lại cho người nghèo tia sáng của tình người và hy vọng, Đại úy Lường Văn Nuôi cảm thấy bao nhiêu mệt nhọc đều tan biến.
Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của Đại úy Lường Văn Nuôi, thời gian qua, các cấp, các ngành đã dành cho anh nhiều phần thưởng. Trong đó, năm 2021 anh đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Sự ghi nhận của các cấp lãnh đạo, của địa phương cũng là nguồn động viên to lớn để người chiến sĩ công an ấy viết thêm chiến công, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Công an của ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc”.
Nói về những dự định trong thời gian tới, Đại úy Lường Văn Nuôi cho biết, con trai lớn của anh đang học tiểu học cũng rất thích cùng bố mẹ giúp đỡ mọi người. Gia đình anh và nhóm thiện nguyện sẽ tiếp tục duy trì những chuyến phát đồ ăn miễn phí, quyên góp quần áo, đồ dùng… giúp đỡ người nghèo. Chỉ cần nghĩ mình có thể giúp đỡ được người khác, anh lại như được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục hành trình ý nghĩa này.
Nhìn cảnh anh hàng xóm cho con mình ăn cháo, nước mắt tôi chực trào ra
Tôi không biết phải làm sao để đối diện với tình cảm của anh hàng xóm.
5 năm trước, tôi trót mang thai với một người đàn ông lớn hơn mình 17 tuổi. Tôi bị anh ta ngon ngọt lừa gạt và khi tôi có bầu, anh ta bỏ chạy. Ở tuổi 20, tôi suy sụp, từng nghĩ đến những chuyện đáng sợ nhất. Nhưng thật may mắn vì có mẹ và chị gái luôn ở bên cạnh, tiếp thêm cho tôi động lực để tôi giữ con, sinh con ra. Khi con tròn 1 tuổi, tôi dẫn con đến thành phố ở cùng mình để tiện việc đi làm.
Cuộc sống của 2 mẹ con cũng không dễ dàng gì. Tôi định đem con đi gửi nhà trẻ nhưng con bé quá, không ai nhận. Bất đắc dĩ, mẹ tôi phải đến ở cùng để chăm sóc cháu cho tôi yên tâm làm việc.
Hiện tại, con tôi đã hơn 4 tuổi, bé ngoan ngoãn, đáng yêu, là niềm vui mỗi ngày của tôi. Từ lúc con đi học, mẹ tôi cũng về quê. Tôi phải sắp xếp công việc để đưa đón con mỗi ngày, nói chung cũng cực. Cạnh phòng trọ tôi có anh hàng xóm tên Kiên, hiền lành, vui tính, cũng có một đứa con trai trạc tuổi con tôi. Anh ấy nghèo, là công nhân nên bị vợ bỏ. Chị vợ còn giao con cho anh nuôi để tiện đi bước nữa. Có lẽ cùng cảnh ngộ nên chúng tôi nhanh chóng kết thân và hay tâm sự cùng nhau. Những hôm tôi tăng ca về trễ, anh Kiên lại đón con gái giúp tôi và lo ăn uống cho bé. Ngược lại, anh ấy làm về muộn, tôi sẽ chăm sóc con trai của anh.
Tuần trước, tôi đang nấu ăn thì con gái bỗng lên cơn co giật. Con bé bị sốt 2 ngày rồi nhưng tôi chủ quan nên chỉ mua thuốc cho con uống mà không đưa con đi khám. Con bị co giật, tôi hốt hoảng la hét mà không biết phải làm thế nào. Anh Kiên nghe tiếng tôi la thì vội chạy sang, sơ cứu ban đầu rồi đưa con tôi đi bệnh viện.
Đến viện, anh còn nhận mình là bố của con và liên tục hối thúc bác sĩ khám bệnh cho bé. Sự sốt sắng của anh làm tôi mềm lòng. Con tôi nằm viện 4 ngày nay, ngày nào anh hàng xóm cũng tự mình nấu cháo đem đến viện cho bé và một phần cơm cho tôi. Anh ấy còn tự mình đút cháo cho con tôi để tôi được nghỉ ngơi.
Con trai anh Kiên nói: "Bố con thích cô đấy. Bố con luôn nói nếu cô và em Bí sang ở cùng thì thật là hạnh phúc". Anh cười ngượng ngùng, bảo trẻ nhỏ nói đùa thôi. Nhưng tôi đã nhận ra tình cảm của anh ấy từ lâu rồi mà không biết phải đối đáp như thế nào? Chuyện cũ vẫn là nỗi ám ảnh đối với tôi. Hơn nữa, giờ chúng tôi mỗi người đều có con riêng, lấy nhau rồi chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến con anh, con tôi, con chúng ta. Tôi rối rắm, không biết phải làm sao cho đúng nữa?
Mỹ Hạnh
'Anh nuôi' lập kênh TikTok, tiết lộ bữa ăn của chiến sĩ quân đội Anh Lê Minh Tuyển (SN 1992, hiện sống và làm việc tại Hà Nội) "gây sốt" mạng xã hội với những bữa cơm 26 nghìn đồng trên kênh TikTok Lê Anh Nuôi. Anh muốn thông qua những bữa ăn, công việc thường ngày, mọi người có thể hiểu và nhìn nhận tích cực hơn về cuộc sống quân đội. Những bữa cơm 26...