Anh nộp đơn gia nhập CPTPP
Anh nộp đơn gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm tăng liên kết thương mại với khu vực này sau khi rời EU.
“Việc tham gia CPTPP sẽ tạo cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Anh, vốn không còn là một phần của Liên minh châu Âu (EU), và làm sâu sắc hơn mối quan hệ của chúng tôi với một số thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới”, Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss hôm 30/1 cho hay, thêm rằng đơn xin gia nhập sẽ được đệ trình vào ngày 1/2.
Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss cầm trên tay tài liệu gia nhập CPTPP hôm 30/1. Ảnh: Nikkei .
CPTPP được ký kết năm 2018, có hiệu lực với Việt Nam từ đầu năm 2019. Hiệp định gồm 11 nước thành viên Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru và Việt Nam. Tổng cộng, các nước này có 495 triệu dân và đóng góp 13,5% GDP toàn cầu. Nếu có thêm sự tham gia của Anh, tỷ lệ này sẽ là 16%.
Anh đã nghiên cứu khả năng gia nhập CPTPP từ đầu năm 2018, nhằm kích thích xuất khẩu hậu Brexit. Nếu thành công, họ sẽ là quốc gia đầu tiên trong CPTPP không giáp Biển Đông hoặc Thái Bình Dương.
Video đang HOT
“Tham gia CPTPP đồng nghĩa mức thuế thấp hơn đối với các nhà sản xuất ô tô và rượu whisky, đồng thời tiếp cận tốt hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ ưu tú của chúng tôi, mang lại việc làm chất lượng và thịnh vượng hơn cho người dân ở đây”, bà Truss nói. “Chúng tôi mong muốn bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức trong những tháng tới”.
Nếu được phê duyệt, Anh sẽ trở thành quốc gia đầu tiên tham gia CPTPP, còn gọi là TPP-11, kể từ khi cựu tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi hiệp định vào năm 2017, khiến nhóm chỉ còn 11 thành viên.
“Việc nộp đơn trở thành quốc gia mới đầu tiên tham gia CPTPP thể hiện tham vọng của chúng tôi trong việc kinh doanh theo những điều kiện tốt nhất với bạn bè, đối tác trên toàn thế giới, và là một quốc gia ủng hộ hăng hái cho thương mại tự do toàn cầu”, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho hay.
Bộ Thương mại Anh thông báo bà Truss sẽ trao đổi với Bộ trưởng Nhật Bản về TPP-11 kiêm chủ tịch Ủy ban TPP-11 năm 2021 Yasutoshi Nishimura, và Damien O’Connor, Bộ trưởng Thương mại và Phát triển New Zealand, nơi lưu ký tài liệu chính thức cho thành viên TPP-11, để chính thức yêu cầu tham gia. Sau đó, ủy ban sẽ quyết định có bắt đầu quá trình gia nhập hay không. Nếu ủy ban chấp thuận, một nhóm công tác sẽ được thành lập để đàm phán và Anh cần đưa ra đề nghị tiếp cận thị trường để bắt đầu đàm phán.
11 thành viên hiện nay dự kiến hoan nghênh Anh gia nhập, nhưng các cuộc đàm phán có thể “không kết thúc chỉ sau vài tháng”.
Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan cũng bày tỏ mong muốn tham gia quan hệ đối tác. Nếu những quốc gia đó được kết nạp và Mỹ trở lại, hiệp ước thương mại sẽ thực sự mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Joe Biden dường như đang tập trung trước hết vào các vấn đề trong nước.
Anh và Mỹ khởi động vòng đàm phán thương mại thứ 5
Bộ trưởng Thương mại Anh khẳng định hai nước muốn đạt được một thỏa thuận cho tất cả các vùng lãnh thổ của Anh và hướng tới các lĩnh vực hiện đại như công nghệ và dịch vụ.
Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss. (Nguồn: usadailyexpress.com)
Trong bối cảnh đàm phán giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) về một thỏa thuận thương mại hậu Brexit chưa thấy "ánh sáng cuối đường hầm," ngày 20/10, Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss thông báo giới chức thương mại nước này bắt đầu vòng đàm phán thứ 5 với đối tác Mỹ.
Trên tài khoản Twitter, Bộ trưởng Truss nêu rõ giới chức hai nước đang thúc đẩy thương lượng.
Theo bà Truss, hiện cả Anh và Mỹ đang ở vị thế thuận lợi để thúc đẩy hơn nữa tiến trình này sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng tới.
Bộ trưởng Anh khẳng định hai nước muốn đạt được một thỏa thuận cho tất cả các vùng lãnh thổ của Anh và hướng tới các lĩnh vực hiện đại như công nghệ và dịch vụ.
Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) cho biết sẵn sàng tiếp tục đàm phán về một thỏa thuận thương mại mới với Anh và nhấn mạnh rằng "rõ ràng" hai bên cần phải tích cực để đạt được thỏa thuận này.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường ngày tại Brussels, người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC) Eric Mamer khẳng định: "Chúng tôi sẵn sàng đàm phán."
Khi được hỏi về việc liệu EU có nhận thấy không chỉ Anh mà EU cũng cần phải thỏa hiệp, ông trả lời: "Để đạt được một thỏa thuận thì hai bên cần phải thỏa hiệp và đây cũng rõ ràng là yếu tố quan trọng trong cuộc đàm phàn này."
Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố sẽ không có thêm đàm phán thương mại với EU, trừ phi Brussels thay đổi căn bản quan điểm của mình.
Người phát ngôn của Thủ tướng Johnson cho biết ông đã đưa ra lời khẳng định trên trong một cuộc điện đàm với người đồng cấp Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis.
Theo nhà lãnh đạo Anh, trên thực tế, EU đã chấm dứt các cuộc thương lượng này bằng cách khẳng định không muốn thay đổi quan điểm đàm phán của mình.
Thủ tướng Anh nhấn mạnh: "Anh sẽ sẵn sàng đàm phán trên những nền tảng mới nếu EU thay đổi căn bản quan điểm".
Anh, EU nối lại đàm phán trực tiếp về thỏa thuận thương mại hậu Brexit Ngày 28/11, Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã tái khởi động cuộc đàm phán trực tiếp về một thỏa thuận thương mại hậu Brexit, trong nỗ lực cuối cùng nhằm tìm kiếm sự đồng thuận trong bối cảnh chỉ còn 5 tuần nữa là kết thúc giai đoạn chuyển tiếp sau khi Anh đã chính thức rời EU ngày 31/1 năm...