Anh ‘nông dân sân thượng’ Hà Nội tạo dựng khu vườn tuyệt vời truyền tình yêu thiên nhiên cho con trẻ
“ Khu vườn vừa là chỗ để thư giãn vừa là nơi trải nghiệm công việc làm nông, qua đó truyền tình yêu thiên cho các thành viên trong gia đình”, anh Ngọc chia sẻ.
Trồng rau, quả trên sân thượng không còn xa lạ ở khu vực thành thị nữa, nhất là ở thời điểm dịch bệnh diễn ra phức tạp này. Với niềm đam mê làm vườn, những nông dân tay ngang như anh Lỗ Bá Ngọc (sống tại Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội) không chỉ có nguồn thực phẩm sạch cho gia đình mà còn có một không gian xanh giúp gắn kết các thành viên trong nhà.
Ông bố đảm ở Hà Nội tạo dựng vườn rau 60m2 trên sân thượng để phục vụ gia đình 7 người.
Sau 3 năm, sân thượng đã được phủ kín bởi màu xanh của rau, quả bốn mùa.
Được biết, anh Lỗ Bá Ngọc bắt tay vào xây dựng khu vườn sân thượng cách đây tròn 3 năm. Ban đầu, khu vực sân thượng được thiết kế chỉ dùng để phơi đồ và cất một số vật dụng của gia đình.
Thế nhưng với xuất thân từ một vùng quê tại Phú Thọ, lớn lên với ngô khoai, tình yêu thiên nhiên của anh Ngọc đã thôi thúc anh biến không gian sân thượng khô cứng thành một vườn cây trên cao xanh mát, đa dạng các loại rau, quả bốn mùa.
Mùa nào thức nấy, anh trồng nhiều loại rau ăn hàng ngày như: rau muống, rau dền, bắp cải, bí xanh, xà lách…
Dù không có nhiều kiến thức chuyên môn nhưng anh Ngọc đã tự mình học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm ở nhiều nơi rồi về áp dụng cho khu vườn nhỏ.
Anh còn tạo điểm nhấn cho khu vườn nhỏ xinh với một góc thưởng trà, khu vực trồng hoa sen, hoa súng thơm dịu nhẹ. Khu vực này anh hay mời bạn bè lên ngồi chơi, trò chuyện mỗi chiều.
Công việc chính là làm dịch vụ giặt là tại nhà nên anh Ngọc hoàn toàn chủ động được về thời gian chăm sóc khu vườn. Dù làm vườn chỉ là công việc tay ngang nhưng anh luôn tự hào vì vừa “tự cung tự cấp” lại vừa có nơi để giải tỏa căng thẳng khi 2 năm vừa rồi dịch bệnh liên miên, các thành viên trong gia đình phải hạn chế ra ngoài.
Anh Ngọc cũng chia sẻ: “Làm vườn không dễ. Ban đầu mình gặp nhiều khó khăn, vì đây là trên cao chứ không phải dưới đất, ngay từ việc sắp đặt hệ thống thoát nước, vận chuyển đồ đạc lên cũng rất vất vả rồi, thêm nữa trên cao thì nắng gió hơn, nhiều lần bão, rau quả dập nát hết, lại phải gia cố lại từ đầu. Hơn nữa, chăm cây cũng giống như chăm trẻ nhỏ, không thể vì hôm nào đó thấy mệt mà bỏ không chăm được. Vậy nên làm vườn là công việc đòi hỏi sự kiên trì cực kỳ cao”.
Khu vườn nhỏ không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho gia đình mà còn trở thành nơi gắn kết mọi người trong gia đình.
Khu vườn được anh Ngọc tự tay thiết kế và thi công
Video đang HOT
Mỗi đợt thu hoạch, anh Ngọc đều rủ con lên cùng tham gia, vừa là mọi người có không gian vận động, thoát khỏi sự bí bách khi ở trong nhà quá lâu, vừa để truyền cảm hứng tình yêu thiên nhiên cho con trẻ.
Tự hào về vườn rau sạch 100% nên anh Ngọc hay chia phần các sản phẩm để đem đi biếu hàng xóm, làm quà cho người thân.
Ban đầu cũng có nhiều khó khăn do trồng cây trên cao chứ không phải dưới mặt đất, nhưng giờ anh Ngọc đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm nên khu vườn đã phát triển ổn định.
Nhìn thành quả của ông bố đảm khiến ai nhìn cũng ao ước, ngưỡng mộ.
Anh Ngọc hào hứng chia sẻ: “Mấy đứa nhỏ trong nhà được tự tay hái rồi tự tay đem đi biếu, nhìn gương mặt chúng nó vui lắm. Vì lần đầu tiên được biết một mớ rau hình thành như thế nào. Những điều đơn giản thế này, với trẻ em thành phố lại là đặc biệt đấy”.
Ngoài ra, trên vườn anh còn xây bể nhỏ để thả sen, súng và nuôi cá chép. Trong bể lúc nào cũng có chục con cá, được ghi chú ngày thả. Cá được nuôi bằng ngô, thóc ủ.
Anh Ngọc còn làm cả bể cá trên sân thượng
Khu vườn giống như một công viên thu nhỏ để gia đình anh Ngọc có thể thư giãn sau mỗi ngày làm việc căng thẳng, cùng nhau thưởng thức cảnh đẹp ngay trong chính ngôi nhà của mình. Niềm vui đôi khi lại trở nên ấm áp và giản dị đến thế. “Từ ngày có vờn, cuộc sống của gia đình tôi khỏe mạnh, nhiều niềm vui và thấy mọi sự suôn sẻ”, anh Ngọc tâm sự.
Khu vườn xanh, thân thiện và câu chuyện khơi dậy tình yêu thiên nhiên của anh Ngọc hy vọng sẽ truyền cảm hứng đến nhiều người.
Ảnh: NVCC
Nhờ vườn sân thượng rộng 34m2, mẹ đảm Sài Gòn hoá "đại gia" không cần đi chợ mùa dịch
Chị Thanh Thương chia sẻ, từ ngày có vườn, chị cảm thấy mình thật giống "đại gia" vì rau củ ăn không xuể, còn có cả cá và trứng gà.
Những ngày vừa qua, TP.HCM giãn cách theo chỉ thị 16 của Chính phủ để phòng chống dịch Covid-19. Trong thời buổi đi lại khó khăn, vấn đề thực phẩm được các gia đình quan tâm hàng đầu. Trong khi nhiều người phải "đau đầu" tìm mua rau củ tươi sạch thì chị Thanh Thương (sinh năm 1983, TPHCM) yên tâm ở nhà, vì khu vườn sân thượng được chị gieo trồng đầu năm nay đã có khả năng tự cung tự cấp cho đại gia đình 7 thành viên.
Một góc vườn sân thượng nhà chị Thương.
Làm vườn vì tò mò "có tay trồng" hay không?
Chị Thanh Thương sinh sống và làm việc ở TP.HCM. Chị hiện đã kết hôn và có 2 người con. Cả gia đình chị sống cùng nhau trong một căn nhà ở Gò Vấp với 7 thành viên là bố mẹ, em trai, vợ chồng chị và 2 con nhỏ. Làm công việc trong lĩnh vực truyền thông năng động nhưng người mẹ ở Sài Gòn lại có những sở thích rất nhẹ nhàng như may vá, đan móc, nấu ăn và cả trồng trọt. Chia sẻ về việc làm vườn, chị Thương cho biết, ban đầu xuất phát từ sự tò mò. "Mình làm vườn chỉ vì tò mò xem "có tay trồng hay không" thôi. Bạn cứ sống trong gia đình có mẹ, chị gái và em trai đều giỏi chuyện bếp núc và trồng cây thì bạn sẽ có động lực để "vượt qua hoàn cảnh" ngay", chị hài hước chia sẻ.
Quan trọng hơn, gia đình chị có bố mẹ lớn tuổi và trẻ nhỏ, thế nên vấn đề thực phẩm sạch luôn là ưu tiên hàng đầu. Chị có chung niềm trăn trở với nhiều chị em phụ nữ, mua thực phẩm ở chợ thì không đảm bảo khâu kiêm định nhưng mua rau củ hữu cơ thì chi phí khá cao, đắt ngang ngửa thịt cá. Ban đầu chị trồng vài loại rau ở ban công để con ăn dặm hàng ngày. Sau Tết Nguyên Đán, dịch Covid-19 bùng phát trở lại, em trai chị Thương nảy ra ý định làm vườn sân thượng. Sẵn đang có thời gian ở nhà, chị hưởng ứng ngay và bắt tay vào việc quy hoạch vườn.
Đầu tư 7 triệu làm vườn sân thượng 34m2 nhưng "lãi" to
Khu vườn ra đời sau 4 ngày chị Thương và em trai loay hoay chuẩn bị dựng giàn, mua thùng, trộn đất, gieo hạt, làm hệ thống tự động, đèn,... Ở thành phố, nhiều vật dụng đều có sẵn tiện lợi nhưng tốn kém hơn. Thế nên cái gì có thể tái chế được, chị Thương đều tận dụng, từ bình nước đến thùng xốp. Tổng chi phí đầu tư cho khu vườn trong 7 tháng qua là khoảng 7 - 8 triệu đồng. Với chị Thương, đây là mức phí khá rẻ để đổi lại rau sạch ăn quanh năm.
Ban đầu, chị Thương chỉ dành một nửa sân thượng rộng khoảng 21m2 làm vườn với khoảng 30 thùng rau. Lâu dần, chị cơi nới vườn cả ra phần hành lang phía trước khoảng 3m2 và sử dụng cả phần sân thượng còn lại khoảng 10m2. Hiện tại, với tổng 34m2 vườn, nhà chị có hơn 50 thùng rau đa dạng các loại như: mướp, khổ qua, bí, đậu rồng, cà chua đậu bắp, rau muống, rau ngót, cải thìa, cải xanh, xà lách, mùng tơi, hành, ngò gai,... và 12 thùng dưa lưới, 4 thùng dưa hấu, 8 chậu cà (cà muối) và 1 cây ổi.
Ngoài ra, ở dưới sân nhà còn nuôi thêm 4 con gà, mỗi ngày cho 3 trái trứng. Bố chị xây hồ nhỏ ngang 40cm và cao 50cm để thả cá vàng cho các cháu chơi. Mẹ chị thực tế hơn, đi mua cá trê và cá rô nhỏ thả vào chăm mỗi ngày, tới nay con to nhất đã nặng 1,5kg rồi.
Đến nay, vườn nhà chị có đủ các loại rau xanh, cá và trứng thu hoạch nhiều không đếm xuể. Bình thường, gia đình chị đi siêu thị chỉ cần mua nấm, thịt, các loại củ, còn rau xanh là tự cung cấp. Những ngày giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, chị yên tâm ở nhà vì đã có thực phẩm cơ bản và cần thiết. Thỉnh thoảng, cây trái ra nhiều, chị còn chia cho hàng xóm, món quà tuy không đắt nhưng đáng quý và tình cảm. "Mọi người cứ đùa mình là đại gia", chị Thương hài hước chia sẻ.
Làm vườn sân thượng cần cẩn thận vì độ cao
Hơn 7 tháng làm nông dân sân thượng, chị Thương có kha khá kỷ niệm và kinh nghiệm trong việc làm vườn. Theo người mẹ hai con, khó khăn nhất khi làm vườn sân thượng là khoản bê đất lên 6 tầng lầu. Thanh niên như em trai và chồng chị, vác bao đất lớn đi lên đi xuống nhiều lần cũng cảm thấy rất mệt, chị thường đùa là "muốn có bắp tay luôn".
Thời gian đầu chưa có kinh nghiệm, dàn dưa lưới bị sâu đục thân cây hư hết, phải dỡ bỏ làm chị Thương rất tiếc nuối. "Mình chăm sóc, nâng niu mỗi ngày trong 6 tháng. Cây đang độ ra trái, trái nào cũng ngọt lịm mà không hiểu sâu đục thế nào hư cả cây. Đến khi phát hiện ra thì quá muốn, mình tiếc muốn khóc luôn".
Sau đó, chị Thương rút kinh nghiệm không trồng dưa lưới và mướp chung giàn nữa để tránh sâu bệnh. Trong quá trình trồng, chị Thương cũng tìm tòi và cải tạo khu vườn ngày một tốt hơn. "Quan trọng là mình phải quy hoạch từng khu vực sẽ trồng những gì để đón đủ nắng cho các loại rau, hệ thống tưới nước và đất trồng ra sao? Rồi mùa này thì trồng rau gì? Ưu tiên loại rau dễ trồng, nhanh thu hoạch. Bên cạnh đó chị em mình cũng nghiên cứu các loại phân bón tự nhiên (tự ủ bằng rau trái thừa), thuốc diệt cuốn chiếu, ốc mà không gây hại cho rau cũng như sức khoẻ bản thân mình. Và đất cũng như con người cần thời gian nghỉ ngơi nên cứ sau 1 đợt thu hoạch xong tầm 4 - 5 tháng là mình phải làm lại đất, cải tạo màu mỡ trước khi trồng lứa mới", 8X chia sẻ.
Theo nguời mẹ hai con, các loại rau dễ trồng nhất vẫn là: mồng tơi, cải xanh, rau má, rau đắng, mướp, rau thơm,... Các loại này gieo hạt vài ngày là nảy mầm và cứ thế mà lớn, thu hoạch hết lần này đến lần khác. Chị Thương sắp xếp các loại rau thơm chịu nắng ở ngoài hành lang, góc vườn trồng giàn cây leo để che bớt nắng cho các cây thân mềm bên dưới bớt gắt.
Bên cạnh đó, làm vườn sân thượng cần cẩn thận hơn vì độ cao, gió lớn có thể thổi bay giàn rau xuống đất hoặc sang nhà hàng xóm sẽ rất nguy hiểm. Gia đình chị Thương ưu tiên sử dụng cây xà cừ có đổ gạch và xi măng ở dưới chân để làm khung chắc chắn. Giàn thì dùng cây tre dẻo dai và nhẹ hơn, bọc xung quanh là lưới mắt cáo để các loại cây leo có thể bám vào mà không che hết nắng của các loại rau bên dưới và cũng giúp cản các loại chim bay vào ăn cây.
Chị Thương cho biết, vườn rau sạch không chỉ giải quyết nhu cầu thực phẩm của gia đình mà còn giúp chị thư giãn trong khoảng thời gian giãn cách. Ở thời điểm hiện tại, khu vườn trở thành tài sản quý giá của cả gia đình, giúp chị yên tâm ở nhà mà không cần đi chợ mua thực phẩm nhiều.
"Nhờ vườn rau, hồ cá, đàn gà và đám chim bồ câu mà cả nhà mình bận rộn hơn, suy nghĩ tích cực hơn. Đám trẻ có chỗ để chơi, để tìm tòi tránh xa TV và điện thoại. Còn với mình, khu vườn như "thế giới riêng", như "người bạn" cực thân chẳng cần nói gì mà chỉ nhìn nhau là hiểu ", chị Thương thổ lộ.
Sân thượng nhỏ rau gì cũng có của nữ giảng viên ở Đà Lạt giúp gia đình an yên giữa mùa dịch Khi dịch bùng phát trên diện rộng, chị Phan Kiều Thuận lại dành thời gian để chăm cây, tận hưởng thú vui giản dị, vừa thư giãn vừa có nguồn thực phẩm sạch chủ động và an toàn cho bữa ăn gia đình. Nếu như trong những ngày bình thường, việc cung ứng thực phẩm trên mỗi địa bàn đều vô cùng dễ...