Anh nông dân chế robot: Israel thán phục, Nhật, Mỹ xếp hàng xin mua
Chuyện anh nông dân Phạm Văn Hát (sinh năm 1972) chưa qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào nhưng đã sáng chế ra nhiều sản phẩm máy nông nghiệp xuất khẩu đi hơn 10 quốc gia và tiêu thụ ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước khiến nhiều người phải nể phục.
Nhưng với những người nông dân Hải Dương thì những việc làm của Phạm Văn Hát đã không còn là chuyện lạ. Bởi các sáng chế của anh được ra đời từ những cánh đồng quê và phục vụ rất hiệu quả hoạt động sản xuất của bà con nông dân.
Xã Ngọc Kỳ (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương)-quê hương của Phạm Văn Hát cách TP Hải Dương hơn 10 cây số. Về Ngọc Kỳ, hỏi bất kỳ ai, họ cũng đều biết rất rõ về Phạm Văn Hát-”nhà sáng chế” tài năng của quê hương.
Là người dám nghĩ, dám làm, năm 2007, Phạm Văn Hát mạnh dạn vay 3 tỷ đồng đầu tư trang trại trồng rau sạch. Tuy đã ký được nhiều hợp đồng với các công ty trong tiêu thụ sản phẩm, nhưng kết cục Phạm Văn Hát vẫn trắng tay. Bởi lẽ, việc các công ty ký hợp đồng với anh chỉ nhằm mục đích “tạo cớ” để dễ dàng đưa rau không đủ tiêu chuẩn vào siêu thị. Sau 3 năm (2007-2010) gắn bó với trang trại, Phạm Văn Hát trở thành người tay trắng. Anh quyết định sang Israel để vừa lao động kiếm sống, vừa học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Không ngờ, Israel là mảnh đất nảy nở nên “cái duyên” sáng chế máy nông cụ của Phạm Văn Hát.
Phạm Văn Hát (bên phải) giới thiệu với khách hàng chiếc máy phun thuốc trừ sâu.
Trò chuyện cùng chúng tôi, Phạm Văn Hát cho biết: “Năm 2010, tôi sang Israel với mục đích học kinh nghiệm trồng rau sạch, sau này về quê làm kinh tế để trả nợ. Đất nước Israel rất văn minh và có nền khoa học hiện đại, nhưng vẫn còn nhiều công đoạn trong sản xuất nông nghiệp phải làm thủ công. Một hôm, ông chủ yêu cầu tôi đi rải phân. Thấy cái máy làm việc chưa “ngon”; nhưng do không biết ngoại ngữ nên tôi ra hiệu, ý nói với ông chủ cần cải tiến, hoặc làm cái máy khác. Hiểu ý tôi, ông chủ hỏi lại: “Liệu anh có làm được chiếc máy đó không? Anh làm trong bao lâu và nó có thể thay thế được bao nhiêu người?”. Nghe ông chủ hỏi vậy, tôi gật đầu và giơ hai bàn tay (ý nói máy thay thế được 10 người). Thế là ông chủ liền gọi người đến phiên dịch để biết rõ ý tưởng của tôi”.
Video đang HOT
Vậy là từ hôm đó, đêm đêm anh thiết kế, tính toán số liệu và bắt tay vào chế tạo chiếc máy rải phân. Máy làm xong, đem ra cánh đồng thử nghiệm mang lại kết quả bất ngờ. Bố con ông chủ ôm chặt lấy anh cảm ơn. Anh nói với họ, chiếc máy vẫn chưa được như ý muốn. Sau đó, Phạm Văn Hát làm tiếp chiếc thứ hai, đến chiếc thứ ba thì kết quả mãn nguyện. Ông chủ thưởng anh 10.000USD và đề nghị được mua bản quyền; đồng thời nâng lương cho anh từ 1.000USD lên 2.500USD (năm 2010) và còn mời Đại sứ quán Việt Nam đến chia vui.
Sau khi chế tạo và cải tiến thành công thêm nhiều loại máy cho ông chủ, hơn một năm sau, anh xin về nước. Mặc dù ông chủ trả lương cao và rất ưu ái, tạo điều kiện cho anh làm việc, cùng với đó, tên tuổi và những sản phẩm máy nông nghiệp của anh được nhiều người ở Israel và người Việt Nam sinh sống, làm việc tại đó biết đến, song năm 2012, anh quyết định trở về quê nhà để cống hiến cho đất nước và được gần vợ con, anh em, làng xóm. Ít lâu sau đó, người của ông chủ ở Israel sang Việt Nam, tìm về quê và mời anh quay lại làm việc, nhưng anh quyết định ở lại quê hương mình.
Khi Phạm Văn Hát về nhà được ít ngày, anh trai của anh là Phạm Văn Ka không thuê được người đặt hạt cho kịp thời vụ, nên mang câu chuyện trên phàn nàn với anh. Biết chuyện, Phạm Văn Hát nảy ra ý tưởng chế tạo một chiếc máy rải hạt. Hơn một năm nghiên cứu, chiếc máy gieo hạt đầu tiên ra đời trong niềm vui của hai anh em. Tuy chiếc máy do anh sáng chế còn những khiếm khuyết và công suất chưa cao, nhưng đó là sự cổ vũ để Phạm Văn Hát có niềm tin vào công việc. Sau nhiều lần quan sát, thử nghiệm trên đồng, anh tiếp tục cải tiến, hoàn thiện để máy đạt đến độ chính xác tuyệt đối.
Năm 2014, chiếc máy gieo hạt của anh lần đầu xuất hiện trên thị trường và lập tức được nhiều người tìm đến đặt mua. Anh gọi sản phẩm của mình là “Robot đặt hạt”. Ưu điểm của máy là có thể điều chỉnh đặt hạt chính xác theo cự ly định sẵn. Một “Robot đặt hạt” của anh thay thế được cho 40 người làm việc. Vì thế, nếu có máy, gia đình không phải lo thuê lao động đặt hạt cho kịp thời vụ, mà còn chủ động thời gian gieo hạt, trồng trọt. Sau hai năm nghiên cứu, chế tạo (2012-2014), “Robot đặt hạt” với thương hiệu Phạm Văn Hát đã có mặt không chỉ ở thị trường trong nước, mà còn chiếm lĩnh nhiều thị trường các nước, như: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan…, với giá 2.500 USD/chiếc. Thông qua internet, khách hàng tìm đến Đại sứ quán Việt Nam ở nước họ để tìm hiểu những thông tin cần thiết về Phạm Văn Hát; địa chỉ giao dịch và đặt hàng. Nhờ sự giúp đỡ của cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam ở các nước, “Robot đặt hạt” của anh nhiều lúc bị “cháy” hàng. Ở trong nước, khách hàng các tỉnh phía Nam và miền Trung đặt mua khá nhiều. Anh Hát cho biết: “Nhiều người đánh tiếng trả 3 tỷ đồng để mua bản quyền, nhưng tôi không bán. Bởi tôi nghĩ, người nông dân vốn rất vất vả, mua một chiếc “Robot đặt hạt” với giá trong nước khoảng 20 triệu đồng đã là một nỗ lực lớn. Vì thế, nếu bán bản quyền, người ta nâng giá thì đối tượng chịu thiệt thòi chính là người nông dân”.
Chúng tôi được Phạm Văn Hát đưa vào xưởng sản xuất để xem chiếc máy phun thuốc trừ sâu có giá 65 triệu đồng do anh chế tạo vừa mới “ra lò”, đang chờ người mua đến nhận. Chiếc máy nhìn khá đơn giản, nhưng lại rất hữu ích đối với người nông dân. Máy phun có sải cánh bề ngang 20m, mỗi lượt phun được 20m. Với thời gian 20 phút, máy phun được 2 mẫu ruộng, có thể thay thế cho 40 lao động. Bánh xe của máy có đặc trưng khi hoạt động dưới ruộng không chèn lên lúa, thiết kế phi trục nhỏ, trên bánh xe có gắn các vấu để máy có thể vượt qua các chướng ngại vật một cách dễ dàng. Đặc biệt, hệ thống điều khiển cánh tay phun được thiết kế bằng thủy lực nên vận hành rất nhẹ nhàng, thuận tiện.
Sau 5 năm miệt mài lao động, đến nay, Phạm Văn Hát không những đã trả được hết khoản nợ 3 tỷ đồng, mà còn có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm cho một số lao động ở địa phương với mức lương khoảng 7,5 triệu đồng/người/tháng. Cùng với đó, những loại máy móc do anh sáng chế đã góp phần quan trọng giải phóng sức lao động của người nông dân, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện để đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp theo chủ trương của Đảng.
Với những đóng góp quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, năm 2016, Phạm Văn Hát được Hội Nông dân Việt Nam tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” và tham dự Đại hội điển hình nông dân tiên tiến toàn quốc. Anh cũng được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Kết thúc bài viết này, chúng tôi xin dẫn lời Đại sứ Việt Nam tại Israel nói về anh: “Người Việt Nam ra nước ngoài, có những tài năng như Phạm Văn Hát, thì thật đáng tự hào và góp phần làm rạng danh đất nước, con người Việt Nam”.
(Theo Quân Đội Nhân Dân)
Tăng cường liên kết để tạo đột phá trong nông nghiệp
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Lại Xuân Môn và đoàn công tác có chuyến thăm, làm việc tại Nhật Bản. Chuyến thăm và làm việc của đoàn từ ngày 25-29.9 ghi dấu ấn về chương trình hợp tác, liên kết trong đào tạo nghề cho NDVN giữa Hội NDVN, cụ thể là Trường Trung cấp nghề của Hội với các doanh nghiệp, đối tác Nhật Bản...
Tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam
Trong chương trình làm việc tại tỉnh Mie (Nhật Bản), ông Lại Xuân Môn và đoàn công tác của T.Ư Hội NDVN sẽ tiếp xúc, làm việc với nhiều lãnh đạo chính quyền, cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp (DN) lĩnh vực nông nghiệp của địa phương này nhằm hiện thực hóa việc liên kết với các đơn vị, DN này trong việc đào tạo, dạy nghề trồng, chế biến chè cho NDVN...
Chủ tịch Lại Xuân Môn (giữa) và đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với các thực tập sinh Việt Nam đang học thực hành trồng, thu hoạch, chế biến chè tại Công ty Hagimura, tỉnh Mie (Nhật Bản). Ảnh: N.Đ
Cụ thể, ngày 25.9, tại thành phố Yokkaichi, tỉnh Mie (Nhật Bản), Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN Lại Xuân Môn và đoàn công tác đã có buổi tiếp xúc, làm việc với lãnh đạo Công ty Hagimura - 1 DN trồng, chế biến chè nổi tiếng của tỉnh Mie và Nhật Bản. Ngày 26.9, ông Lại Xuân Môn và đoàn công tác thăm Tổ hợp Nghiên cứu nông nghiệp và thực phẩm (NARO); Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp chè tỉnh Mie; Công ty chè TNHH Suizawa Kabusekai. Từ ngày 27-29.9, ông Lại Xuân Môn và đoàn công tác tiếp tục đi thăm, làm việc với lãnh đạo các công ty chè Sasara, Maruroku Seicha. Đặc biệt, ông Lại Xuân Môn và đoàn công tác đã chào xã giao, trao đổi thêm với các Thị trưởng thành phố Komono, Yokkaiichi và Tỉnh trưởng Mie về chương trình hợp tác, liên kết giữa Hội NDVN và các DN trồng chè Nhật Bản trong việc đào tạo NDVN nghề trồng, chế biến chè.
Tại buổi tiếp và làm việc, lãnh đạo các thành phố Komono, Yokkaiichi và Tỉnh trưởng Mie bày tỏ niềm vui, phấn khởi khi được tiếp đoàn Hội NDVN đến địa phương thăm, làm việc. Ông Suzuki - Tỉnh trưởng Mie giới thiệu: "Mie là tỉnh nổi tiếng của Nhật Bản về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp như công nghệ gen, công nghệ vi sinh, công nghệ bảo quản, công nghệ chế biến trong hoạt động nuôi trồng hải sản". Tỉnh trưởng Mie Suzuki cho rằng, việc hợp tác giữa địa phương, DN Nhật Bản với Hội NDVN trong việc đưa NDVN sang Mie học nghề trồng, chế biến chè là rất tốt cho cả 2 phía. Ông Suzuki bày tỏ mong muốn qua Hội NDVN để thu hút thêm các thực tập sinh Việt Nam qua Mie để làm việc, học tập.
Sang Nhật học nghề để về làm nông giỏi
Tại các buổi tiếp xúc, trao đổi với các DN, đơn vị nghiên cứu lĩnh vực trồng, chế biến chè cũng như lãnh đạo các thành phố Komono, Yokkaiichi, Tỉnh trưởng Mie, Chủ tịch Lại Xuân Môn đã chia sẻ, giới thiệu những nét cơ bản về tình hình nông nghiệp, nông thôn, ND của Việt Nam, trong đó nêu bật những thành tựu nổi bật cũng như đưa ra những mặt còn hạn chế, yếu kém, cần khắc phục nhanh chóng để tăng tốc phát triển của lĩnh vực nông nghiệp, ND, nông thôn của Việt Nam trong 30 năm đổi mới vừa qua. Chủ tịch Lại Xuân Môn cho rằng, chương trình hợp tác, liên kết giữa Trường Trung cấp nghề Hội NDVN với các DN, trong đó có các DN Nhật Bản là bước đi cần thiết trong bối cảnh Hội NDVN đang đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề cho ND nhằm tham gia thực hiện có hiệu quả chương trình tái cơ cấu nền nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới đang được Chính phủ Việt Nam triển khai...
Chủ trương của Hội NDVN hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi để Trường Trung cấp nghề của Hội tăng cường liên kết với DN trong và ngoài nước trong việc đào tạo nghề cho ND; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề, gắn đào tạo nghề với tạo việc làm ổn định cho ND...
Chủ tịch Lại Xuân Môn chia sẻ với lãnh đạo các DN trồng và chế biến chè của Nhật Bản và lãnh đạo 2 thành phố Komono, Yokkaiichi cũng như Tỉnh trưởng Mie Suzuki, Việt Nam là 1 trong những quốc gia có diện tích trồng chè với sản lượng lớn. Đến nay, Việt Nam đã hình thành nhiều vùng sản xuất chè tập trung như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Lâm Đồng... Tuy nhiên, do nhiều hạn chế, yếu kém, trong đó có trình độ nhân lực và công nghệ còn thấp nên năng suất, chất lượng chè chưa cao, xuất khẩu với giá trị thấp...
Theo Chủ tịch Lại Xuân Môn, để khắc phục nhanh những hạn chế, yếu kém trong nông nghiệp, ND, nông thôn, Chính phủ Việt Nam đang triển khai nhiều giải pháp đột phá, trong đó có chính sách cho phép các đơn vị, DN trong nước liên kết, hợp tác đào tạo, dạy nghề với các đơn vị, DN nước ngoài. Chương trình hợp tác, liên kết giữa Trường Trung cấp nghề Hội NDVN và các đơn vị, DN của tỉnh Mie cũng nằm trong chính sách đó.
Chủ tịch Lại Xuân Môn khẳng định, Thường trực, Ban Thường vụ Trung ương Hội NDVN sẽ chỉ đạo, lãnh đạo sát sao đối với Trường Trung cấp nghề của Hội triển khai hiệu quả chương trình hợp tác, liên kết với các đơn vị, DN của tỉnh Mie nói riêng và của Nhật Bản nói chung trong việc đào tạo nghề cho NDVN...
Theo chương trình hợp tác giữa Trường Trung cấp nghề Hội NDVN và Công ty Hagimura, nhà trường sẽ tổ chức tuyển sinh, đào tạo lý thuyết tại Việt Nam, sau đó cử học sinh (là hội viên, nông dân, con em hội viên, ND) sang Công ty Hagimura của Nhật Bản để học thực hành. Thời gian học thực hành của học sinh là 5 tháng. Trong thời gian học thực hành, học sinh được Công ty Hagimura trả tiền trợ đó cử học sinh (là hội viên, ND, con em hội viên, ND) sang Công ty Hagimura của Nhật Bản để học thực hành. Thời gian học thực hành của học sinh là 5 tháng.
Theo Danviet
Chủ tịch Hội NDVN: ND và DN là "2 chân" của nền kinh tế nông nghiệp Sáng hôm nay, ngày 7.7, tại Trung tâm hội nghị ALMAZ (Long Biên-Hà Nội) đang diễn ra hội nghị gặp gỡ giữa Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam với các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Danviet giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Lại Xuân Môn tại hội nghị. Chủ...