Anh nói còn cơ hội cứu thỏa thuận hạt nhân Iran
Anh cho biết vẫn còn cơ hội cứu vãn thỏa thuận hạt nhân JCPOA, khi Tehran tuyên bố sẽ tăng cường chương trình hạt nhân, động thái bị phương Tây cho là che đậy việc chế tạo bom nguyên tử.
“Iran vẫn còn cách việc chế tạo bom nguyên tử ít nhất một năm nữa. Một số cánh cửa đang khép lại, song vẫn có một khoảng trống nhỏ để cứu vãn thỏa thuận”, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt nói với báo giới khi đến dự một cuộc họp giữa các Bộ trưởng Ngoại giao châu Âu tại Brussels, Bỉ.
Cuộc gặp mặt tại Brussels đã bàn luận về việc làm thế nào để có thể thuyết phục Iran và Mỹ giảm tải căng thẳng và bắt đầu đối thoại, giữa những lo ngại rằng hiệp ước kí kết năm 2015 đang dần sụp đổ.
Bộ trưởng Ngoại giao Malta Carmelo Abela trò chuyện cùng người đồng cấp Anh Jeremy Hunt (người cầm cốc).
Phát biểu khi rời khỏi Brussels, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Margot Wallstrom cho biết người châu Âu vẫn sẽ để mở cánh cửa ngoại giao, nhưng Tehran không nên thực hiện thêm bất kì động thái vi phạm hiệp ước nào nữa.
“Việc đó sẽ làm tăng cơ hội của họ trong việc có được những thảo luận hiệu quả với EU và các đối tác khác trong hiệp ước JCPOA”, bà nói với báo giới. “Chúng tôi khuyến khích họ sử dụng các phương tiện ngoại giao và thiết lập các kênh ngoại giao mới… nhằm giảm tải căng thẳng. Chúng ta phải tận dụng mọi cơ hội để giữ hiệp ước”.
Video đang HOT
Khi được hỏi liệu các cường quốc châu Âu có ý định trừng phạt Iran vì đã phá bỏ một phần các cam kết hạt nhân hay không, trước đó ông Hunt đã trả lời rằng sẽ sớm có một cuộc họp của ủy ban liên kết – một cơ chế đã được thiết lập để giải quyết các hành vi vi phạm hiệp ước. Và điều này có thể sẽ dẫn đến việc tái áp dụng các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế tuần trước xác nhận Iran đang làm giàu uranium đến mức độ tinh khiết 4,5%, vượt trên giới hạn 3,67% được quy định trong hiệp ước – hành vi vi phạm thứ hai sau khi vượt quá giới hạn dự trữ uranium được làm giàu ở mức thấp.
Tuy nhiên, mức này vẫn là rất thấp so với mức 20% mà Iran đang tinh chế uranium trước khi thỏa thuận được đưa ra, và mức khoảng 90% cần thiết cho việc sản xuất bom nguyên tử. Uranium ở mức thấp cung cấp năng lượng cho các nhà máy điện dân dụng.
Iran đã liên tục bác bỏ mọi cáo buộc, khẳng định chưa bao giờ có mong muốn phát triển vũ khí hạt nhân. Ở Tehran, tổ chức hạt nhân của Iran cho biết nước này sẽ quay trở lại mức độ hoạt động trước khi thỏa thuận được đưa ra, trừ khi các nước châu Âu có thể thực hiện đúng các cam kết của mình.
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian cho rằng, châu Âu phải đoàn kết trong nỗ lực cứu vớt thỏa thuận, và rằng Tehran nên rút lại quyết định không tuân thủ một phần cam kết trong hiệp ước.
“Chúng tôi sẽ làm những gì có thể để đảm bảo không có cấm vận kinh tế nào đối với Iran và các công ty châu Âu sẽ tiếp tục làm việc tại đó”, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Josep Borrell phát biểu trước báo giới.
Anh Thư
Theo Vietnamnet
Iran vừa đe dọa, Anh "xuống nước" thả tàu dầu với điều kiện bất ngờ
Sau lời đe dọa Iran chuẩn bị tung "cái tát trời giáng" vào Anh của một giáo sĩ hàng đầu Iran, London hôm 13/7 cho biết đồng ý thả tàu dầu nếu Iran chấp nhận điều kiện liên quan đến Syria.
Căng thẳng Iran và Anh bị thổi bùng sau vụ việc quân đội Anh bắt giữ tàu dầu Iran hôm 4/7 (ảnh minh họa)
RT hôm 13/7 đưa tin Anh chấp thuận thả tàu chở dầu của Iran bị quân đội Anh bắt giữ tại Gibraltar tuần trước nếu Tehran đảm bảo tàu chở dầu của mình không tới Syria. Thông tin này được Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt trao đổi với người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif trong một cuộc điện đàm.
Iran nhiều lần tuyên bố tàu dầu nước này không bao giờ có ý định tới Syria nhưng dường như điều này chưa thuyết phục được giới chức Anh và Gibraltar. Họ cần một sự đảm bảo chắc chắn hơn.
Mới đây, cảnh sát Gibraltar bắt giữ 4 người trên tàu dầu Iran trong đó có thuyền trưởng, vì nghi ngờ hành vi của họ vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Syria.
Vụ Anh bắt giữ tàu dầu của Iran thổi bùng căng thẳng giữa London và Tehran. Tới mức, Anh phải tăng cường an ninh cho các tàu của nước này di chuyển gần lãnh thổ Iran. London còn cáo buộc Tehran điều 5 xuồng cao tốc thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) chặn bắt tàu chở dầu British Heritage của Anh đang di chuyển ra khỏi vịnh Ba Tư. Iran phủ nhận cáo buộc này.
Hiện tại, Ngoại trưởng Anh cho biết ông đã có "cuộc gọi mang tính xây dựng" với Ngoại trưởng Iran, người trao đổi rằng Tehran muốn giải quyết vấn đề để tránh căng thẳng leo thang.
Tuy nhiên, Iran lại đưa thông tin hoàn toàn khác. Theo truyền thông nước này, ông Zarif nói với người đồng cấp Anh rằng Iran "sẽ tiếp tục xuất khẩu dầu dù bất cứ chuyện gì xảy ra". Ngoại trưởng Iran nói rằng tàu dầu của nước này đang tới một điểm đến "hợp pháp" tại khu vực phía đông Địa Trung Hải và một lần nữa yêu cầu Anh thả tàu dầu và trả tự do cho những người bị bắt giữ.
Bốn thủy thủ đoàn bị bắt giữ được bảo lãnh tại ngoại hôm 12/7 với "những điều kiện" ràng buộc. Tuy nhiên, tàu dầu vẫn bị giữ lại.
Anh tuyên bố vụ bắt giữ tàu dầu Iran là hành động thay cho Mỹ trong khi Tehran mỉa mai lời biện minh này và gọi hành động của London chẳng khác nào "cướp biển".
Hành động và tuyên bố của Anh như "thêm dầu vào lửa" vào căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Trước đó, Washington dọa trừng phạt bất kỳ nước nào nhập khẩu dầu Iran nhằm triệt hạ kinh tế, đưa mức xuất khẩu dầu của Tehran xuống mức "0".
Theo Danviet
Anh nêu điều kiện thả tàu chở dầu Iran Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt nói hôm 13/7 rằng Anh sẽ tạo điều kiện cho việc thả tàu chở dầu Grace 1 bị giam giữ nếu Tehran đảm bảo tàu không đến Syria. Tàu chở dầu Iran bị Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh bắt giữ vào tuần trước ở ngoài khơi bờ biển lãnh thổ Gibraltar của Anh vì nghi ngờ...