Ảnh: Những nơi tập trung nhiều vi khuẩn mà bạn không ngờ tới
Trên thực tế, có nhiều vi khuẩn trên Trái Đất hơn cả số sao trên trời. Dưới đây là những nơi quen thuộc tích tụ nhiều vi khuẩn mà bạn không ngờ tới.
Chăn ga, gối đệm trên giường của chúng ta là nơi tập trung nhiều loại vi khuẩn. Do đó, hãy phủi bụi chúng trước và sau khi sử dụng cũng như giặt giũ thường xuyên 1 hoặc 2 tuần/lần để ngăn cản vi khuẩn sinh sôi.
Quán cà phê cũng là một trong những nơi tích tụ nhiều loại vi khuẩn do nhiều người hay lui tới. Các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn nên rửa sạch tay trước và sau khi đến những nơi như vậy.
Công tắc đèn là một trong những nơi ở nhà hoặc văn phòng mà có nhiều người tiếp xúc nhất. Để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn hoặc dịch bệnh, bạn nên lau các công tắc bằng nước khử trùng và rửa sạch tay sau khi chạm vào chúng.
Theo một số nghiên cứu, tiền thậm chí còn chứa nhiều vi khuẩn hơn cả nhà vệ sinh. Tiền giấy hoặc đồng xu có thể chứa các vi khuẩn như salmonella, E. coli và staphylococcus aureus, có thể gây nên những bệnh nghiêm trọng. Hãy rửa sạch tay sau khi chạm vào tiền và tránh tiếp xúc với mắt, mũi, miệng để tránh bất kỳ sự lây nhiễm nào.
Bạn thường cầm điện thoại di động gần như mọi lúc và chính điều đó khiến điện thoại của bạn là nơi tích tụ vô số loại vi khuẩn, trong đó có cả những vi khuẩn gây hại. Các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn nên lau sạch điện thoại bằng khăn khử khuẩn hoặc nước khử trùng ít nhất 1 lần/ngày, đồng thời rửa tay trước khi ăn và tránh sử dụng điện thoại khi đang ăn.
Bàn phím máy tính là một nơi khác mà vi khuẩn có thể sinh sôi vì đó là nơi người ta thường xuyên tiếp xúc nhưng ít chú ý đến việc vệ sinh vật dụng này.
Mọi người thường rửa sạch bàn chải đánh răng nhưng hiếm khi rửa sạch cốc đựng bàn chải trong khi đồ vật này cũng là một trong những nơi vi khuẩn có thể sinh sôi.
Ba lô là một vật dụng bạn thường đựng rất nhiều đồ vật từ sách vở, quần áo cho đến đồ ăn. Đồng thời, chúng ta cùng thường đặt nó ở nhiều bề mặt khác nhau chứa nhiều loại vi khuẩn. Vì vậy, không nên chạm vào mắt, mũi, miệng sau khi bạn cầm ba lô và hãy rửa tay kỹ với xà phòng. Nếu ba lô có thể giặt, hãy giặt nó ít nhất 1 lần/tuần. Nếu không, hãy lau sạch bằng vải khử khuẩn.
Điều khiển ti vi là một vật dụng phổ biến trong ngôi nhà của bạn và mọi người đều chạm vào nó. Chính vì lý do này mà điều khiển chứa rất nhiều loại vi khuẩn. Do đó, việc vệ sinh và lau sạch điều khiển thường xuyên là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.
Tờ thực đơn trong các nhà hàng là đồ vật mà rất nhiều người tiếp xúc, cũng như chứa các loại vi khuẩn. Bạn không nên chạm vào mắt, mũi, miệng khi đang cầm thực đơn và hãy nhớ rửa sạch tay trước bữa ăn./.
Kiều Anh
1001 thắc mắc: Loài kiến nào có nọc độc gấp 12 lần nọc rắn hổ mang?
Loài kiến này có mặt ở Việt Nam bay và chạy rất nhanh. Dù không chủ động tấn công, đốt hay cắn người nhưng nếu bị đốt thì vết thương trên da lại khá nguy hiểm.
Kiến ba khoang
Kiến ba khoang là tên dân gian thường gọi, có tên khoa học là Paederus fuscipes CURTIS, 1826, thuộc Họ Staphilinidae (họ Cánh cụt), bộ Cánh cứng (Coleoptera).
Loài côn trùng này có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1 - 1,2 cm, ngang 2 - 3 mm), có hai màu đỏ và đen, nhìn giống con kiến. Do đó, người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong...
Loại kiến này không chủ động tấn công, đốt hay cắn người, nhưng do trong dịch cơ thể của bọ có chứa pederin, nên khi bò lên người, khi bị bắt chúng có phản xạ tự vệ đốt cắn hay tiết ra chất pederin.
Kiến ba khoang là loại côn trùng nguy hiểm, trong cơ thể có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ mang.
Dù nọc của kiến ba khoang rất độc nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Chất này chủ yếu gây bỏng da, dễ gây nhầm với tổn thương trong bệnh zona thần kinh, giời leo.
Khi bị kiến ba khoang đốt, nếu tổn thương nhẹ sẽ có cảm giác bỏng rát tại chỗ, nặng có thể gây sốt, nổi hạch lân cận, nhiễm trùng.
Thông thường, người bệnh sẽ có cảm giác râm ran ngay sau khi tiếp xúc với chất độc của kiến, nhưng phải sau 6 - 8 giờ mới thấy rát bỏng và sau khoảng 12 - 24 giờ sẽ bị nổi bọng nước, sau 3 ngày sẽ bong vảy và sau 5 - 7 ngày sẽ lành nhưng vẫn còn vết thâm.
Kiến ba khoang thường sống ở đâu?
Trước kia, kiến ba khoang thường tập trung sống chúng yếu ở ruộng đồng đặc biệt là quanh các gốc rạ, bãi cỏ, vườn tược, bãi rác và những công trình đang xây dựng... Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, tốc độ phát triển đô thị hóa quá nhanh cùng với việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu của người nông dân tràn lan đã khiến cho hệ sinh thái bị mất cân bằng. Các loại thiên địch gần như bị tiêu diệt từ đó làm loài kiến ba khoang có thể bay và xuất hiện ở các nơi khác như nhà ở, nhà tập thể, khu chung cư, trường học, ký túc xá, bãi rác thải...
Vào những mùa mưa bãi, loài kiến này sẽ di chuyển đến những nơi khô ráo hơn để ở. Sau những ngày mưa lũ làm ngập đồng ruộng hay ao hồ thì vào ban đêm, kiến ba khoang sẽ theo ánh đèn để bay vào nhà. Chúng có thể đậu trên cơ thể người, đậu trên quần áo, chăn màn, giường chiếu hay các vật dụng trong nhà.
Kiến ba khoang là loài côn trùng có màu là các khoang đen và vàng cam xen kẽ, chúng có thân hình thon và dài như hạt thóc(chiều dài khoảng 0,7- 1 cm, chiều ngan khoảng 2- 5 mm). Kiến ba khoang sở hữu 3 đôi chân có gai nhọn, bụng chia thành từng đốt và phần đuôi nhọn bóng loáng. Một cái đầu đen, phía trên đầu có 2 râu chia đốt và mở rộng về phía trước.
Ngoài ra, chúng còn có 2 đôi cánh trong đó một đôi cánh dài mỏng trong suốt được gấp lại gọn gàng và dấu ở ngay bên dưới đôi cánh cứng ngắn. Đến lúc bay đôi cánh đó mới được xòe ra, hơn nữa đôi cánh của chúng rất khỏe nên kiến ba khoang thường bay rất nhanh.
Kiến ba khoang thường sinh trưởng mạnh mẽ vào mùa mưa và khi thời tiết có độ ẩm cao. Thức ăn chủ yếu của chúng chính là các loại sâu bọ làm hại hoa màu của người nông dân. Khi ruộng lúa xuất hiện rầy nâu hay sâu cuốn lá, chúng tìm đến và chui vào trong tổ sâu để ăn thịt từng con. Chính vì lý do này mà trước đây kiến ba khoang được xem như là loài thiên địch và là người bạn tốt của bà con nông dân.
Kiến ba khoang đốt có lây không?
Có rất nhiều người tỏ ra lo lắng khi các mụn nước do kiến ba khoang đốt bị vỡ ra gây chảy dịch vàng và dịch vàng này sẽ lây lan đến các vùng da lân cận và lây cho người khác. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết chất dịch vàng chảy ra đó chính là huyết thanh của cơ thể và không có chứa độc tố của kiến ba khoang. Do đó vết thương mà kiến ba khoang đốt sẽ không thể lây lan sang cho người khác.
Tuy nhiên, vết thương trên da do kiến ba khoang đốt lại khá nguy hiểm. Bởi trong trường hợp bạn không chịu được những cơn ngứa ngáy khó chịu do độc tố của kiến ba khoang thẩm thấu vào da, bạn dùng tay gãi lên những vết thương và mụn nước này.
Việc làm này không chỉ không giúp bạn xoa dịu được ngứa ngáy mà còn có thể khiến các mụn nước này bị vỡ ra gây trầy xước. Từ đó tạo cơ hội cho các vi khuẩn có hại có cơ hội tấn công và xâm nhập để gây hại cho những vết thương hở này dẫn tới lở loét, nhiễm trùng da và các tổn thương ngày càng lan rộng, thời gian phục hồi cũng lâu hơn.
Nói chung, vùng da bị viêm nhiễm do kiến ba khoang đốt không có khả năng lây lan sang cho người khác. Thế nhưng chúng lại có thể lây lan sang những vùng da khác trên cơ thể bạn nếu như bạn không chú ý kiêng khem và chăm sóc cẩn thận.
Xử lý thế nào nếu bị kiến đốt
Ngay khi tiếp xúc với kiến ba khoang, hãy lấy nước sạch mát rửa chỗ kiến đốt rồi cho xà phòng rửa. Hãy cố gắng rửa nhẹ nhàng để không làm trầy xước hoặc vỡ vết thương. Hoặc rửa nhẹ nhàng tại nơi tiếp xúc bằng nước muối sinh lý (0,9%) ngay lúc vừa tiếp xúc để trung hòa hoặc giảm bớt các yếu tố dị ứng, kích ứng da, sau đó có đến cơ sở y tế để khám nếu cảm thấy không yên tâm.
Còn trong trường hợp vùng tổn thương nhỏ, không sâu, sau khi xử trí ban đầu rửa bằng nước muối sinh lý, bạn hãy nhanh chóng bôi hồ nước (có bán ở các hiệu thuốc) vào những vùng tổn thương. Những ngày sau đó, tùy vào mức độ bị kiến đốt bạn có thể sử dụng một số loại thuốc sau bên cạnh việc bôi hồ nước đều đặn.
Trong trường hợp nốt ban đỏ bị chuyển sang nốt mụn mủ, phồng rộp lên, bạn nên dùng thêm mỡ Oxyde kẽm, mỡ kháng sinh để bôi lên da. "Nếu vết đốt có dấu hiện lở loét, nhiễm khuẩn, bị rỉ mủ cần bôi thêm dung dịch xanh metilen 1 % và nếu thấy có lo lắng, hãy đến cơ sở y tế để được kiểm tra. Mỗi ngày nên bôi thuốc thành 2 lần, trước khi bôi bạn rửa sạch vết thương với nước muỗi loãng.
Bật đèn màu vàng để đuổi kiến
Khi bị kiến ba khoang bám trên da, không nên dùng tay giết kiến, nên chỉ thổi kiến đi hay dùng vật mềm phủ nhẹ, dùng mảnh giấy cho kiến tự động bò lên, rồi hãy xử lý giết bằng nhiều cách có thể (tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp vào kiến).
Những nơi nhiều khả năng kiến ba khoang từ ngoài bay vào, để hạn chế và ngừa kiến xâm nhiễm vào nhà có thể lúc chiều tối dùng bẫy đèn (loại đèn ánh sáng trắng hay tím) để ở cửa sổ hay cửa ra vào, phía dưới đặt chậu nước hay hứng bằng vải màn.
Kiến bị hấp dẫn bởi ánh sáng sẽ tập trung vào nơi đặt bẫy đèn. Việc đặt bẫy và thời gian tùy theo gia đình, nhưng phải đảm bảo an toàn và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Tốt nhất nên dùng đèn bắt côn trùng đang bán ngoài thị trường và đặt ở những nơi nghi kiến đen xuất hiện. Khi lắp đèn, nên thay bằng đèn dây tóc có ánh sáng đỏ, vàng.
Trước khi đi ngủ, giũ sạch chăn, chiếu, buông màn để kiến ba khoang không bay vào. Khi dùng khăn mặt hay quần áo, cần rũ sạch trước khi dùng xem có kiến hay không. Khi thấy kiến, tuyệt đối không giết kiến bằng tay mà nên dùng giấy, giẻ lau, khăn... để giết và dọn sạch kiến.
7 loại cây là khắc tinh của kiến ba khoang nên trồng trong nhà gồm: Húng quế, Sả, Bạc hà, Sen cạn, Cây thuộc họ hành, Dạ yến thảo, Cỏ xạ hương chanh...
Xử lý khi bị kiến ba khoang đốt. Clip nguồn youtube
Chú cá sấu có da màu cam và sự thật bất ngờ phía sau Chú cá sấu có da màu cam được phát tại Mỹ đã khiến nhiều người ngỡ ngàng. Theo tờ Roaring Earth, chú cá sấu có da màu cam này được phát hiện lần đầu tại Hanahan, Nam Carolina. Thế nhưng, sau đó vài tuần, nó lại được nhìn thấy ở Calabash, Bắc Carolina, cách địa điểm ban đầu hơn 200km. Chứng kiến điều...