[ẢNH] Những loại cá ngon nhưng không nên ăn quá nhiều
Cá là một loại thực phẩm phổ biến, bổ dưỡng, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, nên hạn chế ăn một số loại cá như: cá nóc, cá sáp dầu, cá chình… bởi chúng chứa hàm lượng thủy ngân nhất định.
Thơm ngon, bổ dưỡng và cực đắt đỏ, tuy nhiên, cá ngừ lại nằm trong danh sách những loài cá nên hạn chế ăn
Nguyên nhân là do, cá ngừ là một trong những loại cá chứa rất nhiều thủy ngân. Thủy ngân là một chất độc có thể gây suy nhược hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, suy hô hấp phổi… thậm chí là tử vong
Cá ngừ vây xanh và cá ngừ vây đen là hai loại cá ngừ chứa nhiều thủy ngân nhất. Đặc biệt, với những con cá ngừ sống trong môi trường nuôi dưỡng, chúng thường được ăn kháng sinh và hooc môn, tạo nên các chất không tốt cho cơ thể con người
Theo các chuyên gia sức khỏe, đối với loại cá này, người lớn chỉ nên ăn 100g/ tháng, còn trẻ em thì không được khuyến khích ăn
Cá rô phi không chứa nhiều axit béo có lợi mà thay vào đó, loại cá này lại có nhiều axit béo có hại giống mỡ lợn
Do đó, ăn quá nhiều cá rô phi có thể làm tăng cholesterol, khiến cơ thể dễ bị dị ứng. Còn đối với những người bị bệnh tim mạch, viêm khớp và hen suyễn thì tốt nhất nên hạn chế ăn loại cá này vì có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn
Theo các chuyên gia, người lớn chỉ nên ăn 200g cá rô phi mỗi tháng, với trẻ em thì 100g mỗi tháng
Cá nóc là một loại cá thuộc lớp cá vây tia, với đặc tính đẩy ra những lớp gai khi ở trạng thái phòng ngự. Đây là loài cá sống ở khu vực nước mặn, quanh các khu vực bãi đá san hô ngầm vùng nhiệt đới
Video đang HOT
Theo South China Morning Post , cá nóc là loại cá cực độc. Độc tố có trong cá nóc là Tetrodotoxin, tồn tại nhiều trong trứng cá, ruột cá và không bị hủy hoại ở nhiệt độ cao hay khi phơi khô, sấy. Chất độc này gây tê liệt thần kinh và dẫn tới tử vong
Thông thường, thịt cá nóc thường được chế biến bằng cách lọc thịt cá nóc còn tươi nguyên. Chọn phần thịt cá không có độc, thái thành miếng mỏng và ăn như sashimi. Cách chế biến cá nóc vô cùng khó khăn, chỉ một số đầu bếp trên thế giới mới đủ khả năng chế biến món ăn này
Cá thu là loại cá quá quen thuộc, dễ mua, giá cả phải chăng lại dễ chế biến. Do đó, thực phẩm này được nhiều bà nội trợ ưa chuộng
Tuy nhiên, cá thu lại chứa hàm lượng thủy ngân vô cùng lớn, do cơ thể chúng không thể tự bài tiết ra ngoài mà lắng đọng trong cơ thể và gây bệnh cho người ăn
Để đảm bảo sức khỏe, chúng ta nên hạn chế ăn cá thu. Theo các chuyên gia, mỗi tháng người lớn sẽ ăn khoảng 200g cá thu, trẻ nhỏ khoảng 100g. Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn cá thu Đại Tây Dương bởi đây là loại cá ít nguy hiểm nhất, người tiêu dùng có thể sử dụng với tần suất cao hơn
Cá chình (Anguilla rostrata) chủ yếu được tìm thấy ở trong các dòng sông lớn tại khu vực châu Á và Bờ Đông Bắc Mỹ. Nó có làn da dày và nhầy nhụa và bụng màu xám hoặc trắng nhạt
Mang nhiều giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên hạn chế ăn loại cá này bởi bản thân chúng có chứa nhiều chất béo. Cá chình là loài dễ dàng hấp thụ các chất thải công nghiệp và nông nghiệp trong môi trường nước. Cá chình của Mỹ có mức nhiễm độc cao nhất. Cá chình châu Âu cũng bị ô nhiễm và chứa lượng thủy ngân lớn
Cá sáp dầu cũng nằm trong danh sách những loại cá nên hạn chế ăn
Loại cá này chứa gempylotoxin – chất sáp không chuyển hóa. Đây là chất tuy không gây hại nhiều tới cơ thể, nhưng có thể dẫn tới chứng khó tiêu
Để giảm lượng gempylotoxin, người ta thường chiên hoặc nướng chúng. Những người mắc bệnh tiêu hóa không nên ăn loại cá này
Cá nàng đào có tên khoa học là Branchiostegus japonicus. Loài cá này còn có tên gọi khác là cá đổng quéo hay cá đầu vuông Nhật Bản. Loài cá này có thân hình tương đối dài và dẹt hai bên, phần đầu trước nhô cao, vảy nhỏ, thân có màu đỏ rực rỡ pha lẫn màu vàng
Cá nàng đào có thịt rất ngon, cơ thịt chắc, hơi hồng, thích hợp nấu các món nướng, hầm và có thể dùng làm sashimi. Tuy nhiên, loại cá này lại đứng đầu trong danh sách những loài cá dễ nhiễm độc thủy ngân, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm
Do đó, phụ nữ và trẻ em là những đối tượng được khuyên là không nên ăn cá nàng đào, còn riêng với nam giới thì chỉ nên ăn khoảng 100g/ tháng
Những loại thực phẩm tốt cho sĩ tử mùa nắng nóng
Ngoài kiến thức để chuẩn bị vượt "vũ môn", các sĩ tử cần chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ, đủ chất để có được sức khỏe tốt nhất.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Trước tiên, các sĩ tử cần ngủ đủ giấc. Theo khoa học thì nếu thiếu ngủ, cơ thể sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, giảm bài tiết hormon tăng trưởng, giảm ăn, ăn mất ngon, chậm tiêu, kéo dài sự kích thích vỏ não dẫn tới suy nhược hệ thần kinh và toàn cơ thể, từ đó sẽ giảm năng suất học tập. Tốt nhất nên rời bàn học, chợp mắt khoảng 30 phút rồi học tiếp hoặc đi ngủ luôn nếu đã khuya rồi, một chuyên gia cho biết.
Buổi tối nên học bài từ 7h, ngủ trước lúc 23h, sáng dậy sớm lúc 5h học bài (lúc này học rất hiệu quả). Ngủ trưa từ 30 phút - 1 tiếng đồng hồ. Đảm bảo ngủ đủ 6 - 8 tiếng đồng hồ một ngày. Các sĩ tử cần chuẩn bị tâm lý tốt, không nên suy nghĩ tiêu cực, tự tạo áp lực hoặt mất tự tin.
Bên cạnh đó, các sĩ tử cần vận động nhẹ nhàng trong thời gian nghỉ giải lao. Cứ 45 phút học nên nghỉ giải lao khoảng 10 phút. Thời gian nghỉ ngắn này có thể vận động bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi lại, đồng thời hít thở sâu để tăng lưu lượng máu lên não, giúp não thư giãn, nghỉ ngơi.
Những thực phẩm tốt cho các sĩ tử
Mùa thi, sĩ tử nên ưu tiên một số thực phẩm tốt cho trí não như:
- Nước: Nước rất tốt cho bộ não bởi 80% bộ não là nước, vì vậy mỗi ngày cần uống 2 lít nước. Những loại rau củ, hoa quả nhiều nước như: dưa chuột, dưa hấu, các loại tảo biển, sâm...
- Trứng: Trứng hoặc trứng vịt lộn là món ăn rất giàu protein. Tuy nhiên, trứng chỉ nên mỗi ngày 1 quả vào buổi sáng hoặc bữa phụ buổi chiều, không nên ăn vào buổi tối.
- Nấm: có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp chất đạm, chất béo, carbohydrat và vitamin...
- Đậu phụ: Cung cấp đạm thực vật dễ tiêu, có thể mua và chế biến rất đơn giản.
- Các loại hạt: Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, hạt sen... là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng và đạm thực vật rất tốt cho các sĩ tử, đồng thời cũng là món ăn để các bạn bồi dưỡng thêm vào bữa ăn phụ.
- Cá: Không những là nguồn cung cấp đạm mà còn cung cấp các axit béo (hay còn gọi là omega) có lợi cho hệ tim mạch, thần kinh. Một tuần nên ăn ba bữa cá, ưu tiên các loại cá thu, cá basa, cá trích... Ngoài ra, mùa hè có thể ăn thêm canh cua, ngao hoặc hến là nguồn cung cấp đạm và chất khoáng rất dồi dào.
- Các loại quả: Nên ưu tiên các loại quả có màu vàng, đỏ để cung cấp nhiều vitamin A cho mắt. Ăn chuối và táo hoặc một cốc nước cam, quýt mỗi ngày để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Sữa chua: Ăn 1 - 2 hộp sữa chua mỗi ngày để cung cấp thêm lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và bảo vệ đường ruột, hệ miễn dịch.
- Sữa: Cung cấp nhiều năng lượng, có thể uống một ly sữa cho bữa đêm hoặc các bữa ăn phụ giúp tăng cường năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Các loại rau có màu xanh đậm: Có nhiều sắt và vitamin nhóm B rất tốt cho các sĩ tử như rau ngót, rau dền, rau bó xôi.
Trong khi đó, sĩ tử cũng nên tránh một số các loại thực phẩm có hại cho cơ thể cũng như bộ não. Đó là các thực phẩm có chứa nhiều đường hóa học, chất béo như nước ngọt, bánh kẹo, hoặc các loại đồ ăn sẵn, thức ăn nhanh, bia rượu...
Đặc biệt, vào những ngày trước khi thi, hãy hạn chế ăn các loại thức ăn được làm từ bột mỳ như bánh quy, bánh xốp, bánh rán,... bởi chúng bắt các sĩ tử phải mất nhiều thời gian cho việc tiêu hóa từ đó khiến khả năng tập trung bị giảm sút.
Ngoài ra, cũng nên tránh những loại thực phẩm chứa nhiều đường như sô cô la, bánh kẹo và các loại đồ ngọt khác bởi chúng sẽ khiến hệ tiêu hóa trở nên khó chịu.
Tuyệt đối các sĩ tử không được thử các món ăn lạ, hạn chế nguy cơ rủi ro không đáng có, tốt nhất nên tránh những món ăn chưa ăn bao giờ.
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì tuyệt đối các em không được bỏ bữa sáng, điều đó rất nguy hiểm. Sau một đêm dài cơ thể bị bỏ đói, chỉ khi được nạp năng lượng thì đầu óc mới có thể minh mẫn để tập trung ôn luyện.
Sau ăn 30 - 60 phút mới được học, thời gian này tranh thủ nghỉ ngơi, đi dạo nhẹ nhàng, hít thở sâu, theo dõi hơi thở để không nghĩ ngợi, cho não thực sự được nghỉ.
Không nên ăn đến khi thấy cảm giác quá no ở các bữa ăn chính, chỉ ăn no khoảng 80%. Nếu bữa nào các em cũng ăn quá no, máu sẽ tập trung về dạ dày và ruột để tiêu hóa lượng thức ăn thừa nên sẽ giảm lượng máu lên não dễ dẫn tới buồn ngủ, do đó khả năng tiếp thu bài vở sẽ giảm.
Cách bảo quản thực phẩm trong mùa hè Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tăng cao. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã trao đổi cùng bác sĩ Vũ Quang Thiện, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm về vấn đề ngộ độc...