Ảnh: Nhiều hàng quán Đà Nẵng đóng cửa không kinh doanh
Từ 12h ngày 7/6, Đà Nẵng nghiêm cấm kinh doanh hàng ăn uống phục vụ tại chỗ, chỉ cho phép bán mang đi, nhiều chủ hàng quán đã chủ động đóng cửa, tạm dừng hoạt động.
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng, từ 12h ngày 7/5, Đà Nẵng dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống phục vụ tại chỗ để phòng chống dịch COVID-19. Thông báo được công bố từ tối 6/5 nên nhiều chủ hàng quán đã chủ động đóng cửa, tạm dừng hoạt động.
Quán cà phê tại ngã tư Huỳnh Thúc Kháng-Nguyễn Trường Tộ chỉ phục vụ khách buổi sáng, đến 12h tạm dừng đón khách, chỉ bán cà phê cho khách mang đi.
Hầu hết các hộ kinh doanh, chủ quán ăn, nhà hàng trên địa bàn Đà Nẵng chấp hành nghiêm quy định. Theo ghi nhận của PV VTC News, một số hàng quán, cơ sở kinh doanh trên đường Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Diệu, Phan Châu Trinh… tạm đóng cửa từ 12h ngày 7/5.
Quán cơm cũng dừng phục vụ thực khách tại chỗ, chỉ bán mang về. Chủ quán cũng như nhân viên ship hàng đều thực hiện nghiêm quy định đeo khẩu trang.
Video đang HOT
Đường Huỳnh Thúc Kháng, quận Hải Châu, Đà Nẵng là tuyến phố ẩm thực thường ngày nhộn nhịp với rất nhiều hàng quán. Tuy nhiên, ngay khi thời điểm quyết định của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng có hiệu lực, khu phố này khá vắng.
Một chủ quán ăn trên đường Huỳnh Thúc Kháng dán bảng thông báo cho thực khách với nội dung: “Thực hiện Chỉ thị Phòng chống COVID-19, quán chỉ bán mang về”.
Hàng quán không phục vụ tại chỗ cũng là thời điểm làm việc tất bật của các nhân viên ship hàng. Ghi nhận tại các quán ăn, lực lượng nhân viên giao hàng tập trung rất đông.
Đà Nẵng dừng hoạt động kinh doanh hàng quán phục vụ tại chỗ ảnh hưởng không nhỏ đến người dân nhưng tất cả chấp hành nghiêm để chung tay phòng chống dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Hà Nội đắt đỏ nhất cả nước nhưng vẫn... hạnh phúc
Hà Nội là thành phố đắt đỏ nhất cả nước, thường xuyên ô nhiễm... song từng lọt vào top 4 thành phố hạnh phúc khu vực châu Á-TBD.
Theo báo cáo Chỉ số Giá sinh hoạt theo không gian của Tổng cục Thống kê, xếp hạng 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với mức giá đắt đỏ nhất cả nước.
Bảng xếp hạng chỉ số giá sinh hoạt theo không gian các tỉnh thành trực thuộc Trung ương giai đoạn 2018 - 2020 ghi nhận trong 3 năm chỉ số sinh hoạt tại Hà Nội từ vị trí số 2 lên vị trí số 1 cả nước.
Trong khi đó, TP.HCM, nơi có sinh hoạt đắt đỏ nhất cả nước vào năm 2018, trở thành địa phương có chi phí sinh hoạt xếp thứ 2 sau Hà Nội trong 2 năm 2019 - 2020.
Hà Nội là thành phố đắt đỏ nhất cả nước. Ảnh minh họa
Chỉ số giá sinh hoạt của người dân 63 tỉnh, thành phố được Tổng cục Thống kê đánh giá dựa trên khảo sát, so sánh giá 11 nhóm hàng thiết yếu.
Đó là hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón và giày dép; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; thiết bị đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế; giao thông; bưu chính viễn thông; giáo dục; văn hóa giải trí và du lịch; hàng hóa và dịch vụ khác.
Nếu quy chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) của Hà Nội 100 điểm, nhóm 5 tỉnh thành có chỉ số giá sinh hoạt cao nhất cả nước là Hà Nội, TP.HCM (99,05%), Hải Phòng (97,38%), Đà Nẵng (97,11%), Lào Cai (96,25%).
Dù TP.HCM có chỉ số SCOLI thấp hơn Hà Nội, nhưng trong năm 2020 một số nhóm hàng hóa tại TP.HCM có mức giá bình quân cao hơn Hà Nội.
So với Hà Nội, chi phí giáo dục tại TP.HCM bằng 105,43% do học phí các trường dân lập, học nghề cao hơn; giá các mặt hàng may mặc, mũ nón, giày dép tại TP.HCM bằng 101,26% ở Hà Nội; giá nhà ở, điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng tại TP.HCM bằng 102,23% tại Hà Nội.
Trong khi đó, dịch vụ hàng ăn uống, đồ uống, thuốc lá, thiết bị đồ dùng gia đình, thuốc và dịch vụ y tế, giao thông, bưu chính viễn thông, văn hóa giải trí và du lịch, hàng hóa dịch vụ khác tại TP.HCM lại rẻ hơn Hà Nội.
Là thành phố đắt đỏ nhất cả nước, Hà Nội cũng là nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề. Thậm chí có thời điểm Hà Nội bị nêu tên trong các bảng xếp hạng về những thành phố/thủ đô ô nhiễm nhất thế giới.
Chẳng hạn, vào ngày 21/2/2020, Hà Nội bị Tổ chức đo chất lượng không khí thế giới (Air Visual) cảnh báo ô nhiễm không khí nhất thế giới, ngưỡng cảnh báo ở mức nguy hại cho sức khỏe tất cả mọi người.
Bên cạnh đó, ùn tắc giao thông cho đến nay vẫn là vấn nạn chưa có lời giải của Hà Nội.
Thế nhưng, bất chấp những nhược điểm trên, Hà Nội vẫn là một thành phố hạnh phúc.
Đáng lưu ý, vào năm 2016, một khảo sát do MasterCard Worldwide thực hiện trên khoảng 9.000 người thuộc 33 thành phố tại 17 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương cho thấy, Hà Nội đứng ở top 4 thành phố có chỉ số hạnh phúc cao nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sau Bangalore , Jakarta và Delhi.
Những người được khảo sát được đánh giá mức độ hài lòng cuộc sống thông qua bốn hạng mục: công việc và tài chính, sự an toàn từ những đe dọa, sự thỏa mãn cuộc sống, hạnh phúc cá nhân.
Chỉ số này được tính với điểm 0 cho thấy sự tiêu cực nhất, 100 là tích cực nhất và 50 là quan điểm trung lập. Kết quả, Hà Nội đạt 71 điểm, xếp thứ 4. Riêng điểm số "sự thỏa mãn cuộc sống", Hà Nội cao thứ nhì khu vực.
Hội đồng hương Quảng Nam Đà Nẵng tại Vũng Tàu hướng về cố hương Hôm nay 22/11, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Trung tướng Châu Văn Mẫn, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị, Bộ Công an đại diện Hội đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng tại TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã đến thăm, tặng quà bà con thôn 1, Trà Leng, Nam Trà My. Chia...