[ẢNH] Nhầm lẫn nấm độc là “món ngon”: Làm sao để phân biệt?
Bên cạnh những loại nấm ngon, bổ thì trên thực tế có rất nhiều loại nấm độc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là gây tử vong đối với người không may ăn phải.
Mới đây nhất là vụ việc học sinh lớp 6 ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, tử vong do ăn phải loại nấm độc
Thông tin từ phía gia đình, Hạng Thị Phua (SN 2006), Hạng Thị Tang (SN 2008) và Giàng Thị Sư (SN 2014) cùng đi hái nấm rừng về nấu ăn. Sau khi ăn xong, ba cháu đều kêu đau đầu, buồn nôn, sau đó có các biểu hiện nặng hơn. Gia đình đã đưa các cả 3 đi khám, tuy nhiên, Hạng Thị Tang đã không qua khỏi. Hiện, hai người còn lại đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ
Nấm độc thường là các loại nấm hoang dại, mọc trong rừng. Thời điểm nấm sinh sôi, phát triển mạnh đó là vào mùa xuân và mùa hè
Trong đó, nấm tán trắng mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam như: Hà Giang, Yên Bái, Bắc Cạn, Tuyên Quang… là một trong những loại nấm gây ngộ độc nặng, nguy cơ dẫn đến tử vong cao nhất
Lý do bởi trong loại nấm tán trắng này có chứa các amanitin (hay còn gọi là amotoxin) có độc tính cực mạnh, việc ăn một cây nấm cũng khiến con người rơi vào tình trạng nguy kịch
Nấm tán trắng có các đặc điểm chính như: có mũ nấm trắng, lớp ngoài của mũ nấm nhẵn bóng, đường kính khoảng từ 5 – 10 cm
Nấm có cuống màu trắng, có dạng màng ở phần gần sát mũ, phần thân dưới mập, có mùi thơm dịu nhẹ. Nấm tán trắng có thể mọc từng cây hoặc thành từng cụm lớn nhỏ
Loại nấm trắng hình tròn cũng gây nguy cơ tử vong cao cho con người khi không may ăn phải
Video đang HOT
Đây là loại nấm có hình dạng gần giống với nấm tán trắng, tuy nhiên, điểm khác biệt đó là loại nấm này có mùi khó chịu hơn
Mũ nấm có hình nón, với đường kính từ 4 – 10 cm, có màu trắng, nhẵn bóng, mọc đơn lẻ hoặc thành cụm
Tiếp đến là nấm đỏ, hay còn gọi với các tên khác nhau như: nấm vũ trụ, nấm ruồi… Đây là loại nấm có hình thức bắt mắt nhưng độc tính rất cao
Màu sắc ở mũ nấm thay đổi sau những trận mưa lớn, có thể là đỏ sậm, đỏ nhạt hoặc màu cam
Đường kính của mũ nấm dao động từ 10 – 15 cm, phần cuống có màu trắng, chân phình dạng củ
Nấm đỏ chứa độc tố mạnh như: muscimol, axit ibotenic, gây ra ảo giác, kích ứng và có những sự tác động lớn đến hệ thần kinh
Hay như loại nấm mũ đầu lâu mùa thu, có tên khoa học là Galerina marginata cũng được biết đến là một trong những “sát thủ” với lượng độc tố cao
Nấm có hình dạng giống với các loại nấm thông thường, mọc chủ yếu ở trên thân của các cây đã chết
Phần mũ nấm có màu nâu đậm, phần cuống to, có màu nâu nhạt và màu trắng
Nấm mũ đầu lâu chứa chất độc amatoxin, gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan
Một loại nấm khác mang tên Podostroma Cornu-damae cũng không thể bỏ qua trong danh sách những loài nấm độc
Nấm có hình dáng giống với bàn tay người, có màu sắc bắt mắt với các sắc đỏ hoặc cam ở bề mặt
Nấm chứa hợp chất trichothecene mycotoxin, ảnh hưởng tới gan, thận, não của con người khi vô tình ăn phải
Bốn loại nấm cực độc thường gặp ở Việt Nam
Vừa qua, hai bé trai bốn tuổi và bảy tuổi nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch do ngộ độc nấm. Dù đã được các bác sĩ tích cực cấp cứu, nhưng cả hai cháu bé đã tử vong sau bảy ngày điều trị. Cả hai cháu bé đều đã sử dụng loại nấm cực độc thường gặp ở Việt Nam.
Nhiều hiểu biết sai lầm về nấm
Các bác sĩ khoa Chống độc, Trung tâm cấp cứu chống độc cho biết, cả hai bé này đều ăn phải loại nấm dại được gia đình hái ở trong rừng mang về nấu ăn. Hai bé được đưa đi cấp cứu từ bệnh viện tuyến dưới với tình trạng ngộ độc nấm nặng nề và đã không qua khỏi.
BS Phạm Thị Thanh Tâm - Trưởng khoa Chống độc, Trung tâm cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bất chấp cảnh báo, hiện nay, tình trạng hái nấm dại ở rừng vẫn diễn ra và có nhiều trường hợp ngộ độc nấm dẫn đến nguy kịch tính mạng rất thương tâm. Phần lớn, vì những người dân này cho rằng, nấm rừng không độc hoặc có những cách "thử" nấm rất sai lầm.
BS Tâm lấy thí dụ, có người nghĩ nấm độc thường có màu sặc sỡ nhưng thực tế, có những loài nấm thường gây chết người ở các tỉnh phía bắc nước ta là các loài nấm có màu trắng tinh khiết (nấm độc tán trắng và nấm độc trắng hình nón).
Bên cạnh đó, có người cho rằng, nấm có sâu bọ, côn trùng ăn là không độc. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm vì độc tố nấm không tác dụng đối với côn trùng, sâu bọ, kiến, ốc sên.
"Một số người thử cho động vật ăn trước nếu không chết là nấm không độc. Điều này chỉ đúng với một số loài nấm và một số loài động vật. Nhiều loài động vật không nhạy cảm với độc tố amatoxin qua đường tiêu hóa. Hơn nữa loài nấm có amatoxin gây chết người trung bình phải 12 giờ sau ăn nấm mới xuất hiện triệu chứng đầu tiên và động vật thường chết ở ngày thứ 5 - 7 sau ăn nấm. Kể cả việc thử nấm bằng thìa bạc, đũa bạc nếu có chuyển màu là nấm độc cũng là sai vì độc tố nấm không làm bạc chuyển màu", BS Tâm nói.
Vì thế, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, người dân tuyệt đối không được hái nấm hoang, nấm dại để ăn.
Bốn loại nấm cực độc tuyệt đối không được ăn
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã đưa ra những nhận biết cơ bản về bốn loại nấm độc thường gặp ở Việt Nam, giúp bạn đọc cảnh giác tránh hái nhầm, ăn nhầm nấm độc.
Đầu tiên là nấm có chứa Amatoxin (nấm độc tán trắng, nấm độc trắng hình nón), thường mọc thành cụm từng hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng.
Về mũ nấm, loại nấm này có màu trắng tinh khiết, bề mặt nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, dính chặt vào cuống nấm. Khi trưởng thành, mũ nấm phẳng với đường kính khoảng 5 - 10 cm (nấm tán trắng), hoặc khum hình nón với đường kính 4 - 10 cm (nấm hình nón).
Mặt dưới mũ nấm (phiến nấm) có màu trắng. Cuống nấm có màu trắng, vòng cuống dạng màng ở đoạn trên gần sát với mũ, chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa. Thịt nấm mềm, màu trắng, mùi thơm dịu (nấm tán trắng), mùi khó chịu (nấm độc hình nón).
Loại nấm này có độc tố chính là các Amanitin (Amatoxin) có độc tính cao, tác động lên nguyên sinh chất tế bào, gây phá hủy tế bào, đặc biệt là tế bào gan gây suy gan cấp. Triệu chứng nhiễm độc thường xuất hiện muộn (từ 6 - 24 giờ) như đau bụng, nôn, ỉa lỏng, vàng da, xuất huyết, tiểu ít, hôn mê...Việc điều trị cần tiến hành càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ tử vong.
Loại thứ hai là nấm độc có chứa muscarin (Nấm mũ khía nâu xám) (Inocybe fastigiata hoặc Inocybe rimosa). Loại nàythường mọc trên mặt đất trong rừng, hoặc nơi có nhiều lá cây mục nát.
Loại nấm này có mũ nấm hình nón đến hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu từ vàng đến nâu tỏa ra từ đỉnh xuống mép mũ. Khi già, mép mũ nấm bị xẻ thành các tia riêng rẽ. Đường kính mũ nấm 2 - 8 cm. Phiến nấm lúc non màu hơi trắng, gắn chặt vào cuống, khi già có màu xám hoặc nâu, tách rời khỏi cuống. Cuống nấm có màu từ hơi trắng đến vàng nâu, dài 3 - 9 cm, chân không phình dạng củ, không có vòng cuống. Thịt nấm màu trắng.
Loại nấm này có độc tố chính là muscarin, tác động lên hệ thần kinh phó giao cảm, gây các triệu chứng như vã mồ hôi, khó thở, thở rít, mạch chậm, hôn mê, co giật. Triệu chứng xuất hiện sớm (15 phút - vài giờ), khỏi bệnh sau 1- 2 ngày, hiếm khi tử vong.
Nấm mũ khía nâu xám (Inocybe fastigiata hoặc Inocybe rimosa).
Thứ ba, nấm độc chứa độc tố gây rối loạn tiêu hóa(nấm ô tán trắng phiến xanh), thường mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc ở ven chuồng trâu bò, trên bãi cỏ, ruộng ngô và một số nơi khác.
Mũ nấm của loại nấm này lúc còn non hình bán cầu dài, màu vàng nhạt, có các vảy nhỏ màu nâu nhạt hoặc xám nhạt. Khi trưởng thành mũ nấm hình ô hoặc trải phẳng, màu trắng, đường kính 5 - 15 cm, trên bề mặt mũ có các vảy mỏng màu nâu bẩn dày dần về đỉnh mũ.
Phiến nấm lúc non có màu trắng, lúc già có ánh màu xanh nhạt hoặc xanh xám, nấm càng già màu xanh càng rõ. Cuống nấm có màu từ trắng đến nâu hoặc xám, có vòng ở đoạn trên gần sát với mũ, chân cuống không phình dạng củ và không có bao gốc, cuống dài 10 - 30 cm. Thịt nấm có màu trắng.
Đây là loại nấm thuộc nhóm chất độc kích thích đường tiêu hóa dạ dày - ruột. Chất độc tác động nhanh chóng gây buồn nôn, ói mửa, đau bụng, chuột rút và tiêu chảy. Triệu chứng xuất hiện sớm sau ăn từ 20 phút - 4 giờ, và giảm dần cho tới 2 - 3 ngày.
Nấm ô tán trắng phiến xanh (Chlorophyllum molybdites).
Cuối cùng, nấm thức thần hay Nấm Psilocybe (Psilocybe pelliculosa),thường mọc nơi những chỗ có phân bò, cỏ mục hay gỗ mục. Mũ nấm đường kính 1- 2 cm, màu nâu vàng (khi khô đổi màu rơm), hình nón, phủ một lớp nhày trong. Phiến nấm lúc non có màu trắng, lúc già có ánh màu xanh nhạt hoặc xanh xám, nấm càng già màu xanh càng rõ. Cuống nấm rất dài, mỏng manh, màu như mũ nấm, có khi chuyển màu xanh lục hoặc lam. Thịt nấm có màu nâu nhạt, mùi nhẹ, vị nhạt.
Độc tố chính của nấm là psilocybin và psilocin gây rối loạn tâm thần (ảo giác, rối loạn cảm xúc, dễ kích động). Triệu chứng xuất hiện sớm (một giờ sau ăn) và khỏi sau 12-24 giờ.
2 con tử vong, bố mẹ nguy kịch do ăn nấm độc Gia đình gồm 4 người ở Hà Giang phải nhập viện do ăn phải nấm độc. Hai cháu bé 4 và 7 tuổi đã không qua khỏi. Sáng 17/4, lãnh đạo UBND xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ ngộ độc nấm khiến 2 cháu nhỏ tử vong, 2 người khác nguy...