Ảnh : Nhà giàn DK1- cột mốc chủ quyền quốc gia nơi đầu sóng ngọn gió

Theo dõi VGT trên

Hệ thống nhà giàn DK1 được xây dựng trên thềm lục địa phía Nam từ năm 1989 – 1998 và do Hải quân Việt Nam quản lý, là “Cột mốc chủ quyền quốc gia đặc biệt trên biển”.

30 năm đã qua, bảo vệ nhà giàn DK1 – bảo vệ cột mốc chủ quyền quốc gia đặc biệt trên biển là sứ mệnh thiêng liêng của người chiến sĩ hải quân, là tình yêu, nghĩa cử, trách nhiệm đối với biển, đảo của Tổ quốc.

Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn mới, theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 5/7/1989, Cụm Kinh tế – Khoa học – Dịch vụ trên thềm lục địa phía Nam được thành lập.

30 năm qua, các thế hệ cán bộ chiến sĩ Hải quân mà trực tiếp là cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn DK1- Lữ đoàn 171 nay là Vùng 2 Hải quân, là con em của các tỉnh, thành phố trong cả nước có mặt, làm nhiệm vụ vinh quang trên các nhà giàn thuộc thềm lục địa phía Nam muôn vàn khó khăn, gian khổ và khắc nghiệt.

Nhà giàn DK1 bắt đầu được hình thành từ 5 nhà giàn đầu tiên thuộc Tiểu đoàn DK1, hoàn thành xong vào ngày 5/7/1989 có tên gọi là Nhà giàn Tư Chính A, đ.ánh dấu bước ngoặt trong công tác bảo vệ chủ quyền vùng biển thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

DK1 là tên gọi của Cụm Kỹ thuật – Khoa học – Dịch vụ được xây dựng tại khu vực thềm lục địa phía Nam thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với những nhà giàn dựng trên mặt biển. Nhiệm vụ của các nhà giàn là lập các đèn biển để thông báo cho tàu thuyền đ.ánh cá và vận tải hàng hải đi lại trong vùng; đặt trạm nghiên cứu khí tượng thủy văn; làm nơi trú tránh bão và ứng cứu ngư dân…

Nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của DK1 là chốt giữ, bảo vệ chủ quyền thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, bảo vệ bình yên cho việc khai thác tài nguyên nơi thềm lục địa.

Ảnh : Nhà giàn DK1- cột mốc chủ quyền quốc gia nơi đầu sóng ngọn gió - Hình 1

Hệ thống nhà giàn DK1 được xây dựng trên thềm lục địa phía Nam từ năm 1989 – 1998 và do Hải quân Việt Nam quản lý, là “Cột mốc chủ quyền quốc gia đặc biệt trên biển” của Việt Nam.

Ảnh : Nhà giàn DK1- cột mốc chủ quyền quốc gia nơi đầu sóng ngọn gió - Hình 2

DK1 là viết tắt của cụm Dịch vụ – Kinh tế – Khoa học – Kỹ thuật được xây dựng dưới dạng các nhà giàn, trên thềm lục địa phía Nam của Việt Nam, cách đất liền khoảng 250 – 350 hải lý. Những cụm nhà giàn (DK) được hiểu như công trình phục vụ mục đích dân sự trên biển. Số 1 chỉ những nhà giàn ở vòng ngoài cùng, xa nhất, so với phía gần đất liền hơn là hệ thống DK2.

Ảnh : Nhà giàn DK1- cột mốc chủ quyền quốc gia nơi đầu sóng ngọn gió - Hình 3

Cụm nhà giàn DK1 đóng chốt trên các bãi cạn Quế Đường, Phúc Nguyên, Tư Chính, Phúc Tần, Ba Kè. Khu vực biển DK1 có đáy là một bãi thoải từ bờ kéo dài ra đến độ sâu 200, sau đó độ sâu đáy biển biến đổi nhanh, có 9 vị trí bãi ngầm được đặt tên: Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, bãi Vũng Mây, bãi Ba Kè, bãi Đất, bãi Đinh.

Ảnh : Nhà giàn DK1- cột mốc chủ quyền quốc gia nơi đầu sóng ngọn gió - Hình 4

Hơn 30 năm đã qua, bảo vệ nhà giàn DK1 – bảo vệ cột mốc chủ quyền quốc gia đặc biệt trên biển là sứ mệnh thiêng liêng của người chiến sĩ hải quân, là tình yêu, nghĩa cử, trách nhiệm đối với biển, đảo của Tổ quốc.

Ảnh : Nhà giàn DK1- cột mốc chủ quyền quốc gia nơi đầu sóng ngọn gió - Hình 5

Những nhà giàn cắm chân giữa trùng khơi, canh giữ thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Mỗi nhà giàn như vậy cao hơn 30m so với mực nước biển, độ sâu từ chân nhà giàn trên mặt biển tới đáy san hô chừng 20-25m. Hệ thống cọc móng của nhà giàn cắm sâu từ bề mặt đáy san hô xuống 30-40m nữa để giữ vững cho nhà giàn.

Ảnh : Nhà giàn DK1- cột mốc chủ quyền quốc gia nơi đầu sóng ngọn gió - Hình 6

Nhà giàn DK1/10 (còn gọi là nhà giàn Cà Mau) trên vùng biển thềm lục địa phía Nam Tổ quốc.

Ảnh : Nhà giàn DK1- cột mốc chủ quyền quốc gia nơi đầu sóng ngọn gió - Hình 7

Nhà giàn DK1/11 (còn gọi là nhà giàn Tư Chính C hay Tư Chính 3) trên vùng biển thềm lục địa phía Nam Tổ quốc.

Ảnh : Nhà giàn DK1- cột mốc chủ quyền quốc gia nơi đầu sóng ngọn gió - Hình 8

Nhà giàn DK1/20 (còn gọi là nhà giàn Ba Kè C hay Ba Kè 3) trên vùng biển thềm lục địa phía Nam Tổ quốc.

Ảnh : Nhà giàn DK1- cột mốc chủ quyền quốc gia nơi đầu sóng ngọn gió - Hình 9

Chuyến tàu mang số hiệu Trường Sa 08 do Vùng 2 Hải quân tổ chức đoàn cán bộ đi thăm, chúc mừng năm mới 2019 cán bộ, nhân viên Nhà giàn DKI và các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển.

Ảnh : Nhà giàn DK1- cột mốc chủ quyền quốc gia nơi đầu sóng ngọn gió - Hình 10

Các cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ chuyển hàng, quà cho các nhà giàn.

Ảnh : Nhà giàn DK1- cột mốc chủ quyền quốc gia nơi đầu sóng ngọn gió - Hình 11

Video đang HOT

Để tiếp cận vào thăm và động viên các chiến sĩ ở nhà giàn các đoàn công tác phải trải qua quá trình rất vất mới đến được cầu thang để lên được nhà giàn.

Ảnh : Nhà giàn DK1- cột mốc chủ quyền quốc gia nơi đầu sóng ngọn gió - Hình 12

Tại nhiều nhà giàn đoàn công tác phải di chuyển bằng ròng rọc được cán bộ, chiến sỹ trên nhà giàn kéo bằng tay hỗ trợ lên nhà giàn.

Ảnh : Nhà giàn DK1- cột mốc chủ quyền quốc gia nơi đầu sóng ngọn gió - Hình 13

Cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1 sắp bàn thờ dịpTết. Nhiều người đón Tết trên những nhà giàn thay vì bên cạnh người thân. Có những người cũng đã gắn cả thanh xuân trên những nhà giàn vì nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ biển trời Tổ quốc.

Ảnh : Nhà giàn DK1- cột mốc chủ quyền quốc gia nơi đầu sóng ngọn gió - Hình 14

Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại thềm lục địa phía Nam được tổ chức gần nhà giàn DKI/8.

Ảnh : Nhà giàn DK1- cột mốc chủ quyền quốc gia nơi đầu sóng ngọn gió - Hình 15

Vòng hoa và lễ được thả trên biển sau khi đoàn đã làm lễ tưởng niệm. Đây là nghi lễ quen thuộc trong các chuyến đi thăm, chúc Tết các cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ ngoài biển, đảo.

Theo Danviet

Xâm phạm vùng biển Việt Nam, Trung Quốc "nói một đằng làm một nẻo"

Trả lời phỏng vấn báo Dân Việt, PGS.TS Vũ Thanh Ca - nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng: "Có thể thấy trong hành động xâm lấn biển Việt Nam, Trung Quốc đã thể hiện "tiền hậu bất nhất" trong lời nói và hành động".

Đ.ánh giá về vụ việc tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực nam Biển Đông, PGS.TS Vũ Thanh Ca - ĐH Tài nguyên - Môi trường Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng: Hành động của Trung Quốc trong những ngày qua trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam cũng như các hành động trước đó với Philippines là những hành động cực kỳ nguy hiểm, đi ngược lại các quy định của luật pháp quốc tế và các thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao của các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, Philippines và Trung Quốc.

Hành động của Trung Quốc cũng có thể coi là hành động khiêu khích, làm phức tạp tình hình, gây leo thang xung đột và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định trên Biển Đông.

"Hành động của Trung Quốc là đặc biệt nguy hiểm trong bối cảnh các nước ASEAN và Trung Quốc đang đàm phán để đi đến ký kết văn bản Quy tắc về ứng xử các bên ở Biển Đông (COC) - một cộng cụ cực kỳ quan trọng để giúp duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải, hàng không và phát triển bền vững Biển Đông", PGS.TS Vũ Thanh Ca nhấn mạnh.

Xâm phạm vùng biển Việt Nam, Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo - Hình 1

Hoạt động phi pháp của tàu Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc tới ngày 19/7. (Ảnh: Twitter Ryan Martison)

Sự vi phạm trắng trợn của Trung Quốc

Mới đây (ngày 19/7), phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 (Haiyang Duzhi 8) của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Dưới góc độ quan sát của mình, ông đ.ánh giá, nhìn nhận sự việc này như thế nào?

- Theo quan sát và đo đạc của tôi trên ảnh vệ tinh có sử dụng các tư liệu của đồng nghiệp, đặc biệt là của Dự án Đại ký sự Biển Đông, Tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc được hộ tống bởi một số tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tiến hành khảo sát địa vật lý kết hợp với thăm dò tài nguyên trên một vùng biển rộng lớn nằm ở phía Đông Nam nước ta.

Tàu này di chuyển theo một lộ trình như tất cả các tàu khảo sát biển thông thường khác, tức là đi thẳng, quay lại và đi thẳng trên một đường gần đó, tạo thành một mạng lưới dày đặc các điểm đo để lấy tư liệu xây dựng các bản đồ địa vật lý.

Xâm phạm vùng biển Việt Nam, Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo - Hình 2

Phó Giáo sư. Tiến sĩ Vũ Thanh Ca - ĐH Tài nguyên Môi trường Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo. (Ảnh: IT)

Căn cứ vào tọa độ các đường khảo sát và Hồ sơ ranh giới ngoài của thềm lục địa mà Việt Nam trình lên Liên hợp quốc vào tháng 5 năm 2009, vùng khảo sát trái phép của tàu hầu như nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và một phần nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Đ.iểm gần nhất của lộ trình khảo sát nằm rất sâu trong vùng biển Việt Nam, cách bờ biển Bình Thuận một khoảng cách nhỏ hơn 120 hải lý.

Căn cứ pháp lý khẳng định bãi Tư Chính hoàn toàn thuộc về Việt Nam

Được biết, các bãi ngầm Tư Chính, Vũng Mây... cách xa lục địa của Trung Quốc khoảng 600 hải lý. Vậy ở góc độ pháp lý, Trung Quốc đã sai phạm như thế nào khi đưa tàu vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam, thưa ông?

- Khu vực vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở phía Tây Nam Biển Đông (Đông Nam đất liền Việt Nam) ngoài vùng biển gần bờ còn bao gồm các bãi ngầm Tư Chính, Vũng Mây và các đá Ba Kè, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên.

Theo phân tích địa chất, đây là phần nối dài của thềm lục địa Việt Nam về phía Đông Nam. Các bãi cạn này ngăn cách với quần đảo Trường Sa bằng một rãnh sâu nên diễn giải theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), nó không thuộc quần đảo Trường Sa.

Khu vực này nằm cách xa lục địa Trung Quốc khoảng trên 600 hải lý. Vì vậy, theo quy định của UNCLOS, khu vực này chỉ liên quan đến hai quốc gia có bờ biển đối diện với Việt Nam là Malaysia và Brunei.

Hiện nay, tại khu vực này Việt Nam và Malaysia đã trình chung hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa. Brunei không phản đối. Trong thực tế, hiện nay Việt Nam đang kiểm soát và khai thác dầu khí tại khu vực này và chỉ có Trung Quốc tranh chấp với Việt Nam bằng những lập luận cực kỳ phi lý và nếu theo luật pháp quốc tế thì vô giá trị.

Theo quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế.

Quyền chủ quyền bao gồm đặc quyền thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên tại mặt biển, vùng nước bên trên đáy biển, trên đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển và các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác các tài nguyên nêu trên vì mục đích kinh tế.

Quyền tài phán của quốc gia ven biển bao gồm quyền cho phép các quốc gia khác thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt cáp ngầm và các công trình, thiết bị trong vùng này.

Xâm phạm vùng biển Việt Nam, Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo - Hình 3

Khu vực vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở phía Tây Nam Biển Đông (Đông Nam đất liền Việt Nam) ngoài vùng biển gần bờ còn bao gồm các bãi ngầm Tư Chính, Vũng Mây và các đá Ba Kè, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên. (Ảnh: Huỳnh Phạm)

Đối với thềm lục địa, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền như nêu trên với tài nguyên trên đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển, cũng như quyền tài phán với việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt cáp ngầm và các công trình, thiết bị trên đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển.

UNCLOS cũng quy định rằng các quốc gia khác khi thực hiện các hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thì phải tuân thủ pháp luật của quốc gia ven biển nếu pháp luật đó không trái với luật pháp quốc tế.

Việt Nam đã thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết để thực hiện các quyền của quốc gia ven biển theo quy định của luật pháp quốc tế, bao gồm Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam năm 1982, Hồ sơ ranh giới ngoài của thềm lục địa trình lên Liên hợp quốc năm 2009, ban hành Luật Biển Việt Nam năm 2012 và Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015.

Trong các văn bản pháp luật nêu trên cũng như các văn bản dưới luật, Việt Nam đã xác định rõ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cũng như quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác khi thực hiện các hoạt động, đặc biệt là nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên, lắp đặt cáp, đường ống ngầm và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Tất cả các văn bản pháp luật nêu trên đều phù hợp với UNCLOS và các điều luật quốc tế đương đại khác.

Như vậy, việc Trung Quốc khảo sát địa vật lý kết hợp với thăm dò tài nguyên mà không được Việt Nam cho phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam.

Các hành động của Trung Quốc là cực kỳ nguy hiểm

Thưa ông, lý luận của Trung Quốc khi tranh chấp với Việt Nam là khu vực này nằm trong phạm vi "đường lưỡi bò" hoặc là một phần của cái gọi là "vùng nước quần đảo Trường Sa". Tuy nhiên, trước đó Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 đã ra phán quyết phủ nhận điều này, song phía Trung Quốc vẫn đưa tàu Địa chất Hải Dương 8 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam nói riêng và các động thái quấy rối, quân sự hóa biển Đông nói chung vẫn tiếp diễn. Phải chăng phán quyết của Tòa Trọng tài 3 năm trước không có không có hiệu lực đối với Trung Quốc?

- Lý luận của Trung Quốc khi tranh chấp với Việt Nam là khu vực này nằm trong phạm vi "đường lưỡi bò" hoặc là một phần của cái gọi là "vùng nước quần đảo Trường Sa". Tuy vậy, phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực năm 2016 đã nêu rõ hai điểm:

Thứ nhất, không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.

Hai là, không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng và các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.

Xâm phạm vùng biển Việt Nam, Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo - Hình 4

Khu vực nhà dàn DKI trên Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. (Ảnh: Huỳnh Phạm)

Điều này có nghĩa là "đường lưỡi bò" hoàn toàn không có cơ sở luật pháp và mỗi đảo đá trên quần đảo Trường Sa đều chỉ có lãnh hải 12 hải lý.

Ngoài ra, vì "các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất" nên không có cái gọi là "vùng nước quần đảo Trường Sa".

Như vậy, không thể dùng "đường lưỡi bò" hoặc "vùng nước quần đảo Trường Sa" để biện minh rằng vùng biển phía Đông Nam Việt Nam mà Trung Quốc vi phạm là vùng tranh chấp mà nó thuần túy là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Rõ ràng hành động của xâm lấn của tàu khảo sát Hải Dương 8 thể hiện một điều rằng Trung Quốc không bao giờ từ bỏ yêu sách, tham vọng về "đường lưỡi bò" ở Biển Đông? Vậy hệ lụy của những hành động của Trung Quốc đối với khu vực và an toàn, tự do hàng hải, hàng không và duy trì luật pháp quốc tế trên Biển Đông hiện nay là gì, thưa ông?

- Chúng ta từ lâu đã biết rằng Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục ấp ủ âm mưu độc chiếm Biển Đông. Vì những luận điểm pháp lý của Trung Quốc là hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS và đã bị Tòa Trọng Tài thường trực bác bỏ nên lãnh đạo Trung Quốc một mặt đang chỉ đạo cho giới nghiên cứu Trung Quốc nghiên cứu tìm ra giải pháp mới để độc chiếm Biển Đông, mặt khác tiếp tục những hành vi bắt nạt các nước khác trên thực địa.

Theo đ.ánh giá của nhiều học giả quốc tế, trong nước và của chính bản thân tôi, trong số các nước xung quanh Biển Đông có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, Việt Nam là nước mạnh cả về thực lực, ý chí và hoạt động thực địa để bảo vệ chủ quyền biển, đảo; Việt Nam cũng là nước bên cạnh Trung Quốc, bị Trung Quốc xâm lấn trái phép biển đảo nhiều nhất và cũng hành động kiên quyết nhất để chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc nên Trung Quốc luôn tìm cách quấy nhiễu nhằm đè bẹp ý chí của Việt Nam trên biển.

Nếu xem trường hợp của Philippines, ta cũng có thể thấy tương tự. Trước đây, vì Philippines không chịu khuất phục, Trung Quốc đã tìm mọi cách gây hấn, lấn chiếm đảo đá và vùng biển Philippines, đặc biệt là bãi cạn Scarborough.

Không chịu nổi sự quấy nhiễu, lấn chiếm của Trung Quốc, Philippines đã phải kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài thường trực. Sau này, khi Tổng thống Duterte lên nắm quyền và có chính sách hòa dịu với Trung Quốc, Trung Quốc đã giảm quấy nhiễu vùng biển Philippines.

Gần đây, do thấy không thể sử dụng "tình hữu nghị" để biến vùng biển không có tranh chấp tại vùng đặc quyền kinh tế Philippines thành vùng tranh chấp, Trung Quốc lại gia tăng quấy nhiễu vùng biển Philippines.

Các hành động xâm lấn, quấy nhiễu vùng biển các nước láng giềng của Trung Quốc là cực kỳ nguy hiểm. Nó làm mất lòng tin, gây phương hại tới an ninh, an toàn, hòa bình, ổn định, thậm chí tạo ra nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông.

Xâm phạm vùng biển Việt Nam, Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo - Hình 5

Tàu cá dân binh đi kèm bảo vệ tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đang khảo sát trái phép gần khu vực bãi Tư Chính. (Ảnh: NDCC)

Với tầm quan trọng của Biển Đông, đặc biệt là đối với hoạt động hàng hải, nếu chiến tranh xảy ra trên Biển Đông thì không chỉ các nước trong khu vực mà hầu như tất cả các cường quốc đều bị ảnh hưởng.

Do tất cả các cường quốc trong khu vực đều phụ thuộc vào hàng hóa chuyên chở trên Biển Đông, chiến tranh trên Biển Đông sẽ có khả năng làm suy thoái, thậm chí phá hoại nền kinh tế của khu vực và trên thế giới.

Kiên quyết ngăn trở những hoạt động trái phép của Trung Quốc

Với những mối nguy ngại như vậy, được biết, hiện nay các nước ASEAN và Trung Quốc đang thảo luận sôi nổi về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) để giải quyết biển Đông. Vậy theo ông, COC sẽ giải quyết được những tranh chấp trên biển Đông?

- Hành động xâm lấn, quấy nhiễu biển Việt Nam của Trung Quốc lần này lại càng nguy hiểm vì nó xảy ra trong bối cảnh các nước ASEAN và Trung Quốc đang đàm phán để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông (COC).

COC nếu trở thành một văn bản có tính ràng buộc pháp lý, nó có thể giúp kiềm chế hiệu quả căng thẳng và các xung đột tiềm năng trên Biển Đông, tạo môi trường để các nước đàm phán, giải quyết tranh chấp.

Muốn COC được đàm phán thành công, các nước cần xây dựng được lòng tin và thành thực trong đàm phán. Có thể thấy trong hành động xâm lấn biển Việt Nam, Trung Quốc đã thể hiện "tiền hậu bất nhất" trong lời nói và hành động.

Chính thái độ này của Trung Quốc đã làm mất lòng tin của các nước tham gia đàm phán và do vậy Trung Quốc phải chịu trách nhiệm nếu đàm phán COC bị chậm tiến độ hoặc thậm chí không thành công.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc luôn nhất quán chủ trương, đặc biệt ở Biển Đông, đó là chính sách, hành động nhằm biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp sau đó sử dụng sức mạnh quân sự gây hấn, khiêu khích để phục vụ cho ý đồ bành trướng, khẳng định chủ quyền vô lý. Ông bình luận gì về các giải pháp mà Việt Nam thực hiện khi Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam lần này?

- Tôi thấy các giải pháp lần này mà Việt Nam thực hiện là phù hợp với các quy định trong luật pháp quốc tế. Trung Quốc là một nước láng giềng lớn và vì lợi ích của cả hai nước, chúng ta đang thực hiện phương châm vừa hợp tác vừa đấu tranh.

Tuy đấu tranh kiên quyết để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích quốc gia trên biển nhưng ta phải hạn chế thấp nhất những tác động của đấu tranh tới hợp tác.

Tôi cho rằng trên cơ sở phương châm nêu trên, ngay từ khi Trung Quốc xâm lấn vùng biển Việt Nam thì lực lượng chấp pháp Việt Nam trên biển đã kiên quyết ngăn trở những hoạt động trái phép của Trung Quốc.

Đồng thời, qua tất cả các kênh có thể sử dụng được, chúng ta đã sử dụng các biện pháp chính trị, ngoại giao như tiếp xúc, gửi công hàm phản đối. Khi tàu Trung Quốc không chịu rút ra khỏi vùng biển Việt Nam, chúng ta đã sử dụng truyền thông như một biện pháp để đấu tranh với Trung Quốc.

Tôi cho rằng nếu Trung Quốc tiếp tục các hoạt động xâm lấn thì chúng ta sẽ có thể sử dụng các giải pháp mạnh hơn là kiện Trung Quốc ra một tòa án quốc tế thích hợp.

Cần chú ý rằng giải pháp pháp lý là cực kỳ quan trọng nhưng nên là giải pháp được sử dụng sau vì một khi đã kiện thì cả hai bên sẽ chịu nhiều tổn hại. Việc lựa chọn giải pháp nào cần được cân nhắc kỹ, đảm bảo có lợi nhất và ít thiệt hại nhất trong bào vệ chủ quyền và phát triển kinh tế, xây dựng tình hữu nghị bền vững giữa nhân dân 2 nước.

Xin cảm ơn ông!

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm chủ quyền

Ngày 19/7 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, nhóm tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

"Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.

Như đã khẳng định tại phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 16/7/2019, lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực, cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này".

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cháy nhà ở kết hợp kinh doanh đồ chơi xe điện ở Hà Nội lúc rạng sáng
09:39:13 03/07/2024
Cháy xe bồn chở xăng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, một người không qua khỏi
15:58:27 03/07/2024
Hà Nội: Phát hiện camera giấu kín trong ổ điện nhà vệ sinh
15:19:25 03/07/2024
2 vợ chồng bị chó dại cắn rồi làm thịt chó ăn, người vợ t.ử v.ong
19:31:02 04/07/2024
Máy bay móp cánh vì đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất
20:14:33 04/07/2024
Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau tai nạn
09:39:22 03/07/2024
Bình Thuận: Xe lu cán một công nhân t.ử v.ong trên công trường
19:11:35 04/07/2024
Khách bị ngộ độc, đi cấp cứu sau khi ăn tại nhà hàng buffet có tiếng ở Hà Nội
19:23:08 04/07/2024

Tin đang nóng

Clip buồn nhất hôm nay: Nine Naphat khóc nức nở sau họp báo tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok vì lý do này
19:03:03 04/07/2024
NÓNG: Nine Naphat chính thức tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok, rưng rưng suýt bật khóc tại họp báo
16:37:38 04/07/2024
Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng
18:12:22 04/07/2024
Hé lộ trọn bộ ảnh cưới của Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi, 1 chi tiết lạ gây chú ý
19:55:12 04/07/2024
Giá cát-xê của ca sĩ sở hữu kênh YouTube có số người đăng ký cao nhất Việt Nam
16:43:45 04/07/2024
Đây mới là nguyên nhân Nine Naphat chia tay Baifern Pimchanok?
19:38:54 04/07/2024
"Ác phụ" hại chồng rồi bỏ trốn sang Trung Quốc tái hôn, 10 năm sau bị bắt
16:25:49 04/07/2024
Miss Supranational: Lydie Vũ "đuối sức" lâm thế khó, fan trông chờ cơ hội cuối
17:17:22 04/07/2024

Tin mới nhất

Cháy nhà 5 tầng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội

22:25:23 04/07/2024
Căn nhà 5 tầng ở thôn Cổ Điển A (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) bốc cháy. Ngọn lửa đỏ rực bùng lên khiến nhiều người trong khu dân cư hoảng hốt.

Đắk Nông ghi nhận ca t.ử v.ong đầu tiên do sốt xuất huyết

19:33:56 04/07/2024
Do bệnh tình diễn tiến nặng, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, sau 4 ngày điều trị tại đây, bệnh nhân đã t.ử v.ong.

Vụ hơn 100 công nhân ngộ độc: Món cá kho có hàm lượng histamin quá cao

19:27:39 04/07/2024
Chiều 4-7, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hải Phòng cho biết đã bước đầu xác định được nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại Công ty CP đóng tàu Sông Cấm.

Bến Tre: Xây dựng bờ bao chống ngập gây sạt lở, thiệt hại cho người dân

14:59:07 04/07/2024
Chủ đầu tư dự án cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công đã tiếp xúc với các hộ bị ảnh hưởng với tinh thần cầu thị để tìm hướng giải quyết.

Các địa phương triển khai kịp thời công tác ứng phó với mưa lớn

13:37:57 04/07/2024
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở, tránh thiệt hại cho nhân dân, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tập trung ứng phó với thiên tai.

Hà Giang: Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lớn gây ngập úng cục bộ

13:33:54 04/07/2024
Đồng thời rà soát lại các vị trí xung yếu, các điểm có nguy cơ sạt lở để chủ động các biện pháp sơ tán người dân đến các khu vực an toàn khi có lũ lụt xảy ra; bố trí lực lượng trực 24/24 giờ tại các khu vực ngập úng, sạt lở để cảnh báo ...

Bắc Kạn chủ động ứng phó với đợt mưa lớn

11:41:26 04/07/2024
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó; khắc phục hậu quả mưa lũ theo quy định.

Cháy 2.000 m2 nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

11:38:52 04/07/2024
Đến 23 giờ 10 phút, đám cháy đã cơ bản được khống chế. Hiện, lực lượng phòng cháy, chữa cháy đang dồn toàn lực để dập tắt hoàn toàn vụ cháy.

Miền Bắc có nơi mưa lớn gần 500mm, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

19:17:05 03/07/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng áp thấp nóng phía Tây, từ chiều qua (2/7) đến chiều nay (3/7), mưa lớn đã bao phủ nhiều khu vực ở miền Bắc.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại Hà Giang

16:40:30 03/07/2024
Tại thành phố Hà Giang, mưa lớn kéo dài khiến 4 điểm bị ngập úng cục bộ, chủ yếu ở khu vực đường Lý Tự Trọng và các phường Trần Phú, Minh Khai và Ngọc Hà.

Cùng dân phòng, chống sốt xuất huyết

08:51:10 03/07/2024
Chính nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, nên ý thức phòng, chống SXH của người dân ngày càng nâng lên.

Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống

21:57:54 02/07/2024
Theo báo cáo nhanh của UBND thị xã Sa Pa, chiều 29/6, có 2 cháu bé nghi bị mất tích khi đi bắt cá tại suối Mường Hoa thuộc khu vực thôn Lao Hàng Chải, xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa.

Có thể bạn quan tâm

Nam ca sĩ từng được bao cô gái săn đón nhưng bị vợ phản bội sau 6 tháng cưới, yêu hot girl kém 14 t.uổi lại vướng lắm thị phi

Sao việt

22:32:13 04/07/2024
Ca sĩ Quang Lê từng là người trong mộng một thời của nhiều khán giả nữ vì hình ảnh thư sinh và giọng hát ngọt ngào.

Tham quan hang Đầu Gỗ, Quảng Ninh

Du lịch

22:30:45 04/07/2024
Nằm trong quần thể khu du lịch của Vịnh Hạ Long, hang Đầu Gỗ là điểm đến tham quan được nhiều khách du lịch tìm đến. Theo truyền thuyết kể lại, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược

Cách USV của hải quân Ukraine xoay chuyển tình thế trên mặt trận Biển Đen

Thế giới

22:27:35 04/07/2024
Thiết bị không người lái trên biển (USV) được hải quân Ukraine phát triển trong cuộc chiến với Nga là một phần của cuộc cách mạng trong chiến tranh hiện đại.

NSX Anh trai chông gai thay đổi 1 điểm trong live stage ca khúc chủ đề, netizen khen ngay "đỉnh nóc, kịch trần, bay phấp phới"

Tv show

22:23:06 04/07/2024
Sau khi khiến khán giả nức nở với MV chủ đề Hỏa Ca, BTC Anh Ttrai vượt ngàn chông gai tiếp tục tung ra sân khấu live đầu tiên cho ca khúc này của 33 Anh Tài.

Cùng MyTV thưởng thức phim ngôn tình ngọt ngào nhất tháng 7 - Em đẹp hơn cả ánh sao

Phim châu á

22:16:01 04/07/2024
Em đẹp hơn cả ánh sao được đ.ánh giá là bộ phim ngôn tình ngọt ngào nhất tháng 7 cũng là bộ phim đang có độ hot lớn nhất vào thời điểm hiện tại.