Ảnh ngực trần của nữ nghị sĩ Mỹ gây tranh cãi về ‘khiêu dâm trả thù’
Vụ phát tán ảnh bán khỏa thân của nữ nghị sĩ Katie Hill làm dấy lên tranh cãi pháp lý về việc liệu trang mạng Red State có thể bị xử lý hình sự hay không.
Theo Fast Company, nữ nghị sĩ Katie Hill tuyên bố trang mạng Red State đã sử dụng ảnh khỏa thân của mình khi không có sự cho phép. Những người ủng hộ bà Hill cho rằng nghị sĩ đảng Dân chủ là nạn nhân mới nhất của “ khiêu dâm trả thù”, khái niệm chỉ việc đăng tải hình ảnh khiêu dâm của người khác lên Internet mà không được sự cho phép của người trong cuộc.
Hiện chưa rõ liệu nhà chức trách California có hình sự hóa vụ việc Red State phát tán ảnh của bà Hill hay không. Một vấn đề quan trọng được truyền thông Mỹ đặt ra đó là liệu luật pháp California có thể được áp dụng cho vụ việc, từ đó xác định tính hợp pháp của việc sử dụng hình ảnh của bà Hill.
Nữ nghị sĩ Mỹ Katie Hill. Ảnh: Getty.
Luật pháp California coi việc phát tán hình ảnh khiêu dâm không có sự cho phép của người liên quan là tội hình sự. Tuy nhiên, vụ việc của bà Hill hiện phức tạp ở chỗ Red State đăng tải hình ảnh đã qua chỉnh sửa, trong khi luật pháp California quy định chỉ hình sự hóa vụ việc nếu hình ảnh cho thấy “rõ ràng bộ phận cơ thể”.
“Theo quy định của luật pháp California, khiêu dâm trả thù yêu cầu đòi hỏi cho thấy rõ bộ phận cơ thể, vì vậy hiện vẫn chưa rõ là việc chỉnh sửa hình ảnh có thể coi là cho thấy rõ ràng một bộ phận cơ thể hay không”, luật sư tại bang California John Rogers nói.
Luật sư người Mỹ cho biết pháp luật cũng yêu cầu nạn nhân của vụ việc phải trải qua “tổn thương cảm xúc trầm trọng”. Đây được coi là một khía cạnh không dễ để chứng minh khi có người bị khởi tố trong vụ việc.
Những vụ việc về sử dụng hình ảnh khiêu dâm không có sự đồng ý của người liên quan đã có lịch sử hàng chục năm, trong đó có nhiều vụ tống tiền, nhiều bang tại Mỹ gần đây đã thông qua luật cấm hành vi này, khi hình ảnh thân mật bị phát tán như một cách để trả thù sau những cuộc chia tay của các cặp đôi.
Quy định cụ thể về luật cấm “khiêu dâm trả thù” có sự khác biệt giữa các bang. Một số đạo luật cấm hành vi này thậm chí bị thách thức trước tòa án với lý do trái với Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ.
Theo danviet
Ngày 1.000 nhiệm kỳ TT Trump, cuộc họp thành màn đấu khẩu hỗn loạn
"Tôi ghét IS hơn bà ghét IS", Tổng thống Trump nói. "Sao ông biết được điều đó", Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi trả lời. Cuộc gặp của họ biến thành những câu lăng mạ, xúc phạm.
Cuộc họp giữa hai nhân vật quyền lực nhất Washington ngày 16/10 có lẽ là cuộc gặp tồi tệ nhất tại Nhà Trắng dưới thời ông Trump.
Sau cuộc họp bàn về Syria và đe dọa từ Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) - các vấn đề an ninh quốc gia hệ trọng đối với Mỹ - Tổng thống Mỹ và bà Pelosi lại tranh cãi xem ông Trump đã dùng chính xác từ nào để lăng mạ chủ tịch Hạ viện.
Video đang HOT
Theo bà Pelosi, ông Trump đã gọi bà là "chính trị gia lớp 3" (third-grade politician) trong cuộc họp nảy lửa với các lãnh đạo Quốc hội, còn Nhà Trắng thì nói ông Trump đã gọi bà là chính trị gia "hạng 3" (third-rate).
Khi căng thẳng lên cao, bà Pelosi còn cáo buộc tổng thống rằng "với ông thì mọi ngả đường dẫn đến Putin", tức Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump đã cán mốc 1.000 ngày, và ông Trump dường như vẫn giữ phong cách bốc đồng mà ông thể hiện trước khi lên nhậm chức.
Ông Trump và bà Pelosi từng có những cuộc gặp đổ bể như trên. Tháng 1, tổng thống đột ngột đứng dậy nói "bye bye" và bỏ đi. Một cuộc gặp tháng 5 kết thúc từ trước khi bắt đầu.
Nhưng cuộc gặp ngày 16/10, kéo dài 20 phút và là cuộc gặp đầu tiên kể từ khi đảng Dân chủ bắt đầu điều tra luận tội ông Trump, lại gây thất vọng đặc biệt, theo lời kể của các quan chức Dân chủ. Nhà Trắng cũng không phủ nhận các lời kể này.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi trả lời báo chí sau cuộc gặp Tổng thống Trump và giới lãnh đạo Quốc hội ngày 16/10. Ảnh: New York Times.
Họp về khủng hoảng Syria, biến thành cuộc đấu khẩu
Mở đầu cuộc họp, ông Trump nói thẳng là ông không muốn ở đây.
"Họ nói là các vị muốn cuộc họp này", ông Trump nói với các lãnh đạo Quốc hội. "Tôi không muốn họp, nhưng tôi vẫn đến".
Một số nghị sĩ trả lời rằng chính Nhà Trắng đã liên hệ với họ để thông tin thêm về chính sách Syria của chính quyền.
Ông Trump tiếp tục cuộc họp bằng bài nói dài về bức thư "ghê gớm" mà ông đã gửi tổng thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông coi đây là bằng chứng cho thấy mình không bật đèn xanh cho quân Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Syria.
Ông Trump sau đó yêu cầu Hạ nghị sĩ Kevin McCarthy của bang California, lãnh đạo phe Cộng hòa thiểu số ở Hạ viện, phát cho mọi người bản sao của bức thư.
Bức thư gạt bỏ hết mọi lời "rào trước đón sau" mang tính ngoại giao và mở đầu bằng một lời đe dọa không giấu giếm.
"Hãy cùng thỏa thuận với nhau", ông Trump viết trong bức thư đề ngày 9/10, chỉ vài ngày sau khi chính ông dường như bật đèn xanh cho chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ với việc rút quân Mỹ khỏi vùng đất do người Kurd kiểm soát.
"Ông không muốn chịu trách nhiệm cho hàng nghìn người chết, và tôi không muốn chịu trách nhiệm vì phá hủy nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ - và tôi có thể làm điều đó", ông Trump viết.
Không lâu sau, bà Pelosi nói với tổng thống rằng Hạ viện đã thông qua nghị quyết lưỡng đảng, được đa số phe Cộng hòa ủng hộ, nhằm lên án việc ông Trump nhường chỗ để Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd, vốn là đồng minh thiết yếu của Mỹ trong cuộc chiến chống IS.
Thượng nghị sĩ Chuck Schumer của New York cố gắng kết nối với ông Trump - cả hai cùng là người New York và từng sống qua vụ khủng bố 11/9.
"Tôi đã nói với tổng thống, chúng ta đều là người New York", ông Schumer kể lại với các phóng viên sau cuộc họp, "và chúng ta hiểu rõ mối đe dọa mà một tổ chức khủng bố như IS tạo ra. Và khi một người như Tướng Mattis nói IS đang mạnh lên, nguy hiểm hơn, thì tất cả chúng ta nên lo ngại".
Trong cuộc họp, ngay khi ông Schumer nhắc đến ông Mattis - người phản đối ông Trump rút quân khỏi Syria - ông Trump bắt đầu xúc phạm vị tướng bốn sao và chiến lược chống khủng bố của ông.
Ông Mattis là "vị tướng được đề cao quá mức", ông Trump nói. "Bạn có biết tại sao không? Ông ấy không đủ cứng rắn. Tôi tóm được ISIS. Ông Mattis nói sẽ mất hai năm. Tôi tóm được chúng trong một tháng".
Cuộc họp ngày càng chệch hướng. Căng thẳng lên tới đỉnh điểm khi bà Pelosi nói Tổng thống Putin, người đã nhanh chóng điều quân thế chỗ Mỹ ở Syria, "đã luôn muốn đặt căn cứ ở Trung Đông". Sau đó bà nói với ông Trump là "với ông, mọi ngả đường dẫn đến Putin".
Một thời điểm khác trong cuộc họp, ông Trump bào chữa rằng ông tâm huyết với chống khủng bố hơn bà Pelosi.
"Tôi ghét IS nhiều hơn bà ghét IS", tổng thống tuyên bố.
"Sao ông biết được điều đó", Chủ tịch Hạ viện trả lời.
Tổng thống Trump đăng ảnh trên Twitter, và nói bà Pelosi đã "nổi đóa". Ảnh: Nhà Trắng.
"Ta sẽ gặp lại nhau ở cuộc bầu cử"
Đến đây, cuộc họp trở thành cuộc đấu khẩu thực sự, không ai chịu kém một lời.
"Bà chỉ là một chính trị gia", ông Trump nói với bà Pelosi.
"Có lúc tôi ước ông cũng là chính trị gia", bà Pelosi phản bác.
Ông Schumer ngắt lời, nói với ông Trump rằng xúc phạm nhau là không cần thiết.
"Nói thế là xúc phạm hay sao, Chuck?", ông Trump nói, và lại quay sang bà Pelosi. "Bà không phải là chính trị gia, mà là chính trị gia lớp 3". (Nhưng một số người kể lại ông Trump đã nói "chính trị gia hạng 3".)
Bà Pelosi đứng dậy, chuẩn bị bỏ đi, nhưng lại ngồi xuống. Lúc này, Hạ nghị sĩ Steny Hoyer của Maryland, lãnh đạo phe Dân chủ đa số tại Hạ viện, nói đã đến lúc chấm dứt. (Sau đó, ông Hoyer nói ông bị xúc phạm vì cách ông Trump cư xử với bà Pelosi.)
"Như thế này không giúp ích được gì", ông Hoyer nói khi rời khỏi phòng họp.
"Chào", tổng thống nói với theo. "Ta sẽ gặp lại nhau tại cuộc bầu cử".
Trong những giờ sau đó, đảng Dân chủ và Nhà Trắng cùng tìm cách định hướng câu chuyện, đồng thời không quên châm chọc lẫn nhau.
Stephanie Grisham, phát ngôn viên Nhà Trắng, nói tổng thống luôn tự chủ trong cuộc họp.
"Tổng thống đã cư xử chừng mực, nêu sự thật, quyết đoán, trong khi Chủ tịch Hạ viện Pelosi bỏ đi một cách khó hiểu, nhưng không quá ngạc nhiên", bà Grisham nói trong thông cáo.
"Bà ấy không có ý định lắng nghe hay đóng góp vào một cuộc gặp quan trọng về vấn đề an ninh quốc gia. Trong khi giới lãnh đạo đảng Dân chủ bỏ đi, rồi ca thán với các phóng viên, những người khác trong ở lại họp và phục vụ đất nước".
Đến tối, ông Trump đăng ảnh của Nhà Trắng lên Twitter. Một ảnh cho thấy bà Pelosi đứng dậy, chỉ tay vào tổng thống. Ông nói bà đã "mất trí và nổi đóa".
Bà Pelosi thì lại nói chính Tổng thống Trump là người đã "nổi đóa".
Theo Zing.vn
Số nghị sĩ muốn luận tội TT Trump tăng lên tới 218 ở Hạ viện Số nghị sĩ trong Hạ viện Mỹ ủng hộ điều tra luận tội Tổng thống Trump đã đạt con số 218. Đây là số phiếu cần thiết để thông qua đề xuất luận tội ở Hạ viện. Thêm 70 nghị sĩ Dân chủ đã tuyên bố ủng hộ cuộc điều tra luận tội chính thức mà Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi công...