[Ảnh] Ngôi làng cổ Xứ Đoài mang đậm dấu ấn thời gian làm say lòng du khách
Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội mang đậm dấu ấn thời gian, không ồn ào, bịu bặm, chỉ có sự trong lành, của đất, của đá ong, của những ngôi nhà năm gian, hai trái.
Cổng làng Đường Lâm mang nét đẹp yên bình
Nơi lưu giữ hồn làng Việt cổ
Cổng làng Đường Lâm xây bằng đá ong, hai cánh làm từ gỗ lim theo hình cánh dế.
Bên trái là cây đa cổ thụ tỏa bóng cây , bên phải là một hồ nước trong xanh. Trước kia, đây là nơi nghỉ chân của những người nông dân sau giờ làm đồng.
Nơi dừng chân cho du khách đến tham quan
Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km. Từ lâu, điểm đến này được nhiều du khách yêu thích vì sự cổ kính và thanh bình.
Đền Phủ thờ bà Chúa Mía
Bà Chúa Mía là một vị Thánh Mẫu được dân chúng trong vùng kính nể, tôn thờ. Nhân dân trong vùng đã cho tạc tượng đưa vào phối thờ ở trong chùa Mía và cũng có một đền Phủ thờ riêng.
Văn bia Đền Phủ thờ Bà Chúa Mía
Trải qua nhiều thăng trầm cùng thời gian và lịch sử, chùa Mía và đền Phủ vẫn còn nguyên vẹn và là địa chỉ linh thiêng của người dân Đường Lâm và du khách gần xa.
Chùa Mía ẩn mình sau vẻ đẹp cổ kính
Với những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc độc đáo, với quy mô bề thế và đẹp, chùa Mía đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.
Video đang HOT
Kiến trúc độc đáo nhưng vẫn mang lại nét cổ xưa
Đình làng Mông Phụ. (Ảnh:Phương Linh)
Trọng tâm bảo tồn ở Đường Lâm là làng Mông Phụ, nơi có chiếc cổng cổ xưa nhất vẫn được gìn giữ tới bây giờ. Cổng làng được xây dựng từ năm 1833, phía trên tựa dòng chữ “Thế hữu hưng ngơi đại”, tạm dịch là thời nào cũng có người tài.
Đình làng Mông Phụ
Làng Mông phụ có các ngõ khá rộng, chạy ngoằn ngoèo, uốn lượn và thường được lát gạch ở phần giữa. Dọc 2 bên đường là tường hậu của các nhà dân xây bằng đá ong, hay gạch mộc.
Những cây đa, giếng nước, sân đình nơi đây đều có cả trăm năm tuổi
Quán nước trước đình làng Mông Phụ – nơi dừng chân của các du khách
Rặng Duối nghìn năm tuổi, đình làng Mông Phụ 500 năm, nơi sinh thành hai vị vua lớn: Ngô Quyền, Phùng Hưng. Đường Lâm mảnh đất giàu truyền thống ấy còn là nơi lưu giữ 450 ngôi nhà cổ, người ta vẫn hay gọi bằng cái tên quen mà lạ: Những ngôi nhà thời gian.
Những chiếc cổng đậm chất cổ xưa. (Ảnh:Phương Linh)
Nét cổ kính của ngôi làng hiện lên từ cổng vào đến những bức tường cổ, lối đi lát gạch nghiêng
Hầu hết các ngôi nhà cổ ở Đường Lâm đều được xây dựng bằng các vật liệu đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ xưa như: gỗ quý, đá ong, rơm rạ, bùn non, đất sét… Đến với Đường Lâm, du khách như được lạc một thế giới yên bình của vùng quê xưa, tách biệt với cuộc sống đô thị xô bồ bên ngoài.
Những bức tường đá ong có màu vàng sậm
K hông thể phủ nhận nét đẹp hiếm có tại nơi đây
Nhà cổ được làm bằng đá ong cổ kính, rêu phong
Theo thống kê ba làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh có đến 800 ngôi nhà cổ truyền thống, được xây dựng chủ yếu bằng đá ong. Các ngôi nhà ở đây được làm theo kết cấu chữ Nhất, chữ Nhị, chữ Đinh và chữ Môn.
Với vẻ ngoài cổ kính, Đường Lâm được ví như “phố cổ” thứ hai ở Hà Nội
Quán cafe cũng mang một nét cổ xưa đúng như tên gọi
Ngôi nhà kết hợp giữa hiện đại và cổ kính
Vào những ngày đầu tháng 6, những người nông dân cũng bước vào mùa gặt. Làng Đường Lâm cũng vậy, những cánh đồng lúa chín vàng báo hiệu một mùa gặt đã đến.
Cánh đồng lúa đẹp như bức họa
Người dân miệt mài với công việc
Nơi đây mang dáng dấp của vẻ đẹp thanh bình, yên ả. Dù xã hội ngày một hiện đại, cuộc sống người dân ngày một cải thiện nhưng nơi đây vẫn giữ được những nét đặc trưng của làng quê Việt, đặc biệt là vào những ngày mùa.
Khung cảnh bình yên của làng cổ Đường Lâm
Có lẽ hiếm nơi nào ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ sở hữu nhiều đặc sản truyền thống gắn với tên đất, tên làng như Đường Lâm. Nhắc tới Đường Lâm, người ta nhớ tới tương Mông Phụ, gà Mía, thịt quay đòn, chè lam, kẹo dồi… Tất cả những sản vật ấy đều được làm từ những nguyên liệu sẵn có ở một làng quê truyền thống có lối sống nông nghiệp, được các thế hệ kế thừa, trao truyền kinh nghiệm từ đời này sang đời khác.
Thịt quay đòn- một trong những đặc sản ở Đường Lâm
Cửa hàng bán chè lam, kẹo dồi
Điều đặc biệt ở Đường Lâm là vào bất cứ mùa nào, nơi đây cũng mang lại cho du khách một không gian yên bình, tĩnh lặng.
Sự yên bình giữa ngôi làng cổ
Nếu người Hội An tự hào về phố cổ, người Hà Nội hãnh diện với 36 phố phường thì những người con xứ Đoài cũng có thể tự hào về những ngôi nhà đá ong, và làng cổ Đường Lâm vẫn là một địa chỉ thu hút khách du lịch mỗi khi họ đến Sơn Tây – nơi đã đi vào thơ của Quang Dũng – Xứ Đoài mây trắng, làm ngẩn ngơ bao du khách.
Ngủ lại với Quảng Công
Không thật đông vui như Thuận An và cũng chưa thể sánh bằng Vinh Thanh (Phú Vang), thế nhưng Quảng Công (Quảng Điền) lại hấp dẫn du khách bởi sự trong lành của biển, cung đường lãng mạn và cả những khám phá mới lạ.
Khi hoàng hôn buông xuống
Cầu Tam Giang hay dân gian gọi là Ca Cút được xây dựng đã giúp cho hành trình từ Huế về Quảng Công ngắn lại. Lần đầu tiên rẽ lối nơi tuyến đường Kinh Dương Vương, vượt qua cầu Diên Trường 2 để rồi đi qua cầu Ca Cút, tôi thật sự ngỡ ngàng khi mở ra trước là cả không gian mênh mang và đầy lãng mạn, nơi con sông Hương dừng lại với Rú Chá, Cồn Tè... để rồi hòa nhập vô biển lớn.
Bên tê cầu Ca Cút, ngược về là Hải Dương (Hương Trà), còn thẳng tiến theo trục đường 49B thì điểm đến đầu tiên là Quảng Công với chợ Cồn Gai, nơi trước đó có bến đò cùng tên nổi tiếng. Đi giữa một bên là biển và bên kia là phá Tam Giang, Quảng Công là cả một bãi biển dài với 2 điểm nhấn là bãi tắm Cương Gián và Tân Thành. Đã nhiều năm nay, bãi tắm Cương Gián được chọn làm điểm đến vào dịp hè của nhiều du khách ở Huế và nhiều nơi khác. Họ thường là người cùng gia đình hay nhóm bạn muốn tìm thư giãn và những trải nghiệm an bình, đặc biệt vào dịp cuối tuần.
Chưa thật đông đúc, bãi biển còn khá nguyên sơ, không có nhiều dấu tích từ tác động của con người và với bãi cát dài thoải khá an toàn, nước biển xanh, sạch là điểm cộng lớn, thu hút và hấp dẫn du khách. Với mùa hè dịch bệnh COVID - 19 này, chẳng còn nghi ngờ chi, đó nơi lý tưởng cho việc thực hiện ... giãn cách khi tắm biển. Nhớ buổi chiều cuối tuần, bám lại với biển khi hoàng hôn đã dừng buông, đoàn khách chúng tôi được chứng kiến cảnh tượng nao lòng khi được dõi theo những chiếc thuyền đánh bắt trở về, từ thoắt ẩn thoắt hiện lúc ở xa cho đến khi thấy rõ mồn một những con cá biển tươi rói, nhảy lốp chốp.
Tắm biển Quảng Công
Ông bạn mới quen ở địa phương kể khiến tôi phát "thèm", rằng cứ thử về Quảng Công ở lại một đêm cho biết. Buổi sáng sớm ra vùng biển Tân Thành tắm biển và chứng kiến tàu thuyền tấp nập cập bến để "gỡ" cá trích, cùng với việc thương lái đến thu mua diễn ra ngay tại bờ biển vui thật là vui. Năm nay, cá trích được mùa. Nhớ ra rồi, dễ chừng cũng đã ngót chục năm, tôi có dịp ghé thăm một số mô hình nuôi cá đặc sản nơi đây. Lần đầu tiên, được biết một trong số những thức ăn ưa thích của chúng là loại cá trích này, được xay nhỏ cả hàng tạ, tôi giật mình, chuyện thật mà cứ tưởng là bịa.
Có lẽ, cũng bởi được thưởng thức các loại cá đặc sản có thức ăn đã là món cá trích thơm ngon kia đến cả người cũng thèm, cùng với những loại cá cua mới đánh bắt lên từ biển tươi rói nên không thể chối từ khi ai đó rủ, về biển Quảng Công ăn hải sản hè. Ừ thì, sau tắm là chuyện ẩm thực, được ăn món ngon lại càng thêm nhớ biển nơi đây. Chỉ tiếc rằng, biển Quảng Công chưa có nhiều hàng quán để lựa chọn và các hoạt động dịch vụ cũng còn rụt rè. Người bán quá thật thà, chân chất khiến khách ghé lại cảm thấy thương nhiều hơn là thỏa mãn được nhu cầu phục vụ.
Trong buổi chiều đến với biển Quảng Công, tôi có dịp dừng lại bãi biển Tân Thành, nằm trên trục đường ngay trung tâm xã, nối liền phá Tam Giang với biển và đi qua chợ Cồn Gai. Tôi được biết, nơi đây xã đã có quy hoạch hình thành một bãi tắm và đang kêu gọi đầu tư khu nghỉ dưỡng. Tôi như chợt hiểu ra rằng, biển Quảng Công lâu nay vẫn chưa có những dịch vụ nghỉ lại và vui chơi đúng nghĩa dành cho khách. Thì đây là câu trả lời. Cuối tuần, hãy về với Quảng Công nghỉ lại để tắm biển, trải nghiệm và khám phá.
Bãi biển lúc hoàng hôn hay khi bình minh ló dạng sẽ mang đến những phút giây nao lòng. Cùng với đó là chợ Cồn Gai với nhiều đặc sản biển và đầm phá, là cây thị di sản ở làng Cương Gián Đông, và nữa là hệ thống lăng mộ được xây dựng quy mô. Còn nếu gặp duyên vui thì lễ hội cầu ngư và đua thuyền trên biển sẽ giúp ta hiểu hơn đời sống tâm linh của cư dân đầm phá và vùng biển Quảng Công.
Vẻ đẹp ngược dòng thời gian ở xứ Huế Cố đô Huế bình yên và thơ mộng, là điểm đến mang đến cho du khách trải nghiệm tựa chuyến du hành thời gian lạc trôi về khung cảnh Việt Nam thời phong kiến. Khung hình trầm mặc đậm chất Huế Huế là điểm đến mang nét thu hút riêng trên tấm bản đồ du lịch của dải đất hình chữ S. Mảnh...