Anh nêu điều kiện ký Nghị định thư Bắc Ireland
Ngày 24/2, Ngoại trưởng Anh James Cleverly tuyên bố nước này sẽ không ký thỏa thuận sửa đổi quy chế thương mại của Bắc Ireland hậu Brexit với Liên minh châu Âu (EU) nếu không có sự ủng hộ của đảng Hợp nhất dân chủ (DUP), chính đảng ủng hộ London lớn nhất tại Bắc Ireland.
Quốc kỳ Anh (trái) và cờ Liên minh châu Âu (EU) tại một cuộc họp ở Brussels, Bỉ ngày 9/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại London, phát biểu trên đài phát thanh Times Radio, ông Cleverly cho biết các cuộc đàm phán của Anh về Nghị định thư Bắc Ireland tập trung vào việc giải quyết các mối lo ngại của DUP. Ông nhấn mạnh: “Hy vọng rằng khi chúng tôi giải quyết được những vấn đề đó, DUP sẽ nhận ra rằng chúng tôi đã giải quyết lo ngại của họ. Chúng tôi sẽ không ký vào thỏa thuận cho đến khi giải quyết được những lo ngại của DUP”.
Anh và EU đang cố gắng sửa đổi Nghị định thư Bắc Ireland, vốn được hai bên nhất trí nhằm tránh việc thiết lập đường biên giới cứng giữa vùng Bắc Ireland của Anh với Cộng hòa Ireland, thành viên EU khi Anh rời EU (Brexit) vào năm 2020. Tuy nhiên, London cần sự ủng hộ của DUP đối với thỏa thuận để khôi phục chính phủ chia sẻ quyền lực của Bắc Ireland mà đảng này hiện đang tẩy chay để phản đối Nghị định thư.
DUP đã chứng tỏ vai trò trung tâm trong các cuộc đàm phán Brexit bế tắc suốt 7 năm qua và sự phản đối của họ đã phá hỏng những nỗ lực đạt thỏa thuận trước đó. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy đa số cử tri Bắc Ireland, vốn trước đó phản đối Brexit, và đa số nghị sĩ được bầu vào nghị viện Bắc Ireland năm 2022 đã ủng hộ ý tưởng về Nghị định thư này.
Tuy nhiên, việc áp đặt kiểm tra đối với một số hàng hóa đến từ các khu vực khác của Vương quốc Anh vào Bắc Ireland đã khiến nhiều người ủng hộ Anh lo ngại điều này làm suy yếu khối liên hiệp với Anh.
Một cuộc thăm dò hằng quý do Đại học Queen’s Belfast (Bắc Ireland) công bố ngày 24/2 cho thấy 53% số người được hỏi coi việc áp dụng các quy định nhẹ nhàng hơn hiện tại là một phương tiện thích hợp để quản lý Brexit, giảm 1 điểm phần trăm trong 3 tháng qua. Con số phản đối đã tăng lên 38% từ mức 34% lần trước đó.
Anh, EU sẽ đàm phán về Nghị định thư Bắc Ireland trong tuần này
Ngày 3/10, người phát ngôn của Liên minh châu Âu (EU) cho biết trong tuần này, các quan chức của Anh và EU sẽ tiến hành các cuộc đàm phán đầu tiên trong 7 tháng về Nghị định thư Bắc Ireland.
Cờ Anh và cờ của EU. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN
Phát biểu tại họp báo, người phát ngôn nêu rõ hai bên đã nhất trí tìm kiếm giải pháp liên quan vấn đề Nghị định thư Bắc Ireland. Dự kiến sẽ có các cuộc đàm phán mang tính kỹ thuật, các cuộc thảo luận, trao đổi. Phía EU cam kết thúc đẩy các nỗ lực nhằm tìm kiếm các giải pháp chung cho vấn đề Bắc Ireland.
Các cuộc đàm phán chính thức giữa Anh và EU để giải quyết những bất đồng liên quan tới Nghị định thư Bắc Ireland sẽ được nối lại lần đầu tiên kể từ tháng 2 sau khi Ngoại trưởng Anh James Cleverly có cuộc trao đổi trực tuyến với Trưởng đoàn đàm phán EU, Maros Sefcovic, vào chiều 30/9. Ngoại trưởng Cleverly cho biết hai bên nhất trí muốn tìm kiếm các giải pháp để bảo vệ thỏa thuận hòa bình "ngày thứ Sáu tốt lành" và sẽ sớm nối lại đàm phán. Về phần mình, ông Sefcovic mô tả đó là một "cuộc trao đổi tốt" và hai bên nhất trí tìm kiếm các giải pháp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất đồng cả về phương diện chính trị lẫn kỹ thuật.
Đàm phán giữa Anh và EU liên quan tới Nghị định thư Bắc Ireland đã đi vào bế tắc kể từ tháng 2 năm nay. Nghị định thư là một phần quan trọng của thỏa thuận Brexit, cho phép Bắc Ireland nằm trong thị trường hàng hóa chung của EU nhằm tránh một biên giới cứng trên đảo Ireland. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là hàng hóa đến từ Vương quốc Anh sẽ phải qua thủ tục kiểm tra hải quan. Anh cho rằng không thể thực hiện nghị định thư này vì gây ra sự chậm trễ và gián đoạn đối với vận chuyển hàng hóa giữa các vùng lãnh thổ khác của Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Anh khẳng định không muốn 'làm điều tồi tệ với Nga' Bộ trưởng Ngoại giao Anh James Cleverly cho biết, các nước phương Tây muốn chấm dứt xung đột giữa Moscow và Kiev, họ không mong muốn "làm điều gì đó tồi tệ cho Nga". Theo ông Cleverly, việc giao vũ khí cho Ukraine sẽ tiếp tục vì nước này có quyền tự vệ. "Bất chấp cuộc xung đột vũ trang ở Ukraine, không...