Ảnh: Nét đẹp bình dị, nguyên sơ của chợ nổi Long Xuyên
Không thương mại hóa, không mở rộng để làm du lịch, chợ nổi Long Xuyên (An Giang) đã tồn tại hàng trăm năm nay vẫn giữ lại được nguyên vẹn nét hoang sợ, bình dị vốn có của vùng sông nước miền Tây.
Không lớn như các khu chợ nổi khác, cũng không chạy theo xu hướng thương mại hóa để phục vụ khách du lịch, chợ nổi Long Xuyên (xã Mỹ Phước, TP Long Xuyên, An Giang) đến nay vẫn giữ nguyên những nét yên ả, bình dị, nguyên sơ như chính những con người sông nước nơi đây.
Cách trung tâm TP Long Xuyên khoảng 2km, nằm dọc bên dòng sông Hậu, từ sáng sớm hàng trăm tàu, xuồng tụ tập cùng nối đuôi nhau ra khu chợ, bắt đầu một ngày buôn bán mới.
Hàng hóa chủ yếu ở đây là các loại hoa màu như rau, dưa, cà, cải, bí, khoai… và các món ăn vặt nổi tiếng của An Giang như bún cá, bánh tầm, bánh da lợn.
Điểm đặc biệt là hàng hóa mua bán tại đây không thách đố, trả giá bởi chợ nổi Long Xuyên rất ít du khách, người dân không bị tác động bởi thương mại hóa du lịch. Bất cứ ai ghé thăm cũng cảm nhận được tình cảm chân thành, tính cách hiền lành của con người miền Tây ở khu chợ này.
Vì không lớn và không chạy theo xu hướng thương mại hóa nên đến nay chợ nổi Long Xuyên vẫn giữ nguyên được những nét hoang sơ.
Từ tờ mờ sáng, những chuyến ghe đã nối đuôi ra khu chợ nổi nằm một bên dòng sông Hậu để lấy hàng.
Khoảng 6h -7h, những chuyến ghe chở đầy rau, củ, quả nối đuôi vào bờ.
Hàng hóa ở đây chủ yếu là nông sản, hoa quả,…
Hoặc những món ăn đặc sản của An Giang.
Video đang HOT
Vì vẫn còn nguyên sơ nên khi mua hàng, hầu như không ai phải trả giá hay nói thách.
Một điều độc đáo chỉ có trong văn hóa buôn bán ở chợ nổi đó là “bẹo hàng”. Chủ ghe dùng một cây sào nhỏ treo lủng lẳng mặt hàng buôn bán của mình phía trước để các thương lái, du khách nhận biết.
Điều này tạo nên nét văn hóa độc đáo của các khu chợ nổi.
Người buôn bán trên chợ nổi đứng nói chuyện với nhau, rôm rả cả một khúc sông.
Nhiều đứa trẻ từ nhỏ đã theo cha mẹ sinh sống rồi lớn lên trên những chuyến ghe ở khu chợ nổi.
Những ngôi nhà nổi được dựng tạm bợ này chính là nơi sinh sống của nhiều gia đình buôn bán ở khu chợ nổi Long Xuyên.
Trạm xăng, dầu để cung cấp nhiên liệu cho ghe, thuyền của người dân.
NHẬT LINH
Theo VTC
Hậu bão số 12: Ghe, thuyền chạy trên phố Huế
Hầu hết các tuyến đường ở TP.Huế ngập sâu trong nước. Ghe, thuyền bắt đầu chạy trên đường phố để "giải cứu" người, phương tiện bị chết máy.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12 gây mưa to, sáng 5.11, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã bị ngập lụt. Cuộc sống người dân thành phố mộng mơ đang bị đảo lộn.
Chị Hoa, sống ở đường Trường Chinh cho biết, khoảng 7h sáng nay, nước bắt đầu dâng lên. Ngôi nhà chị Hoa đang ở dù cao hơn mặt đường khoảng 50cm nhưng vẫn bị nước lụt tràn vào gây ướt đồ đạc. Chị Hoa phải dọn những vật dễ thấm nước lên cao.
Được biết, 21h đêm 4.11, hồ Tả Trạch (Huế) đã cho xả nước với lưu lượng từ 300-500m3/s về hạ du sông Hương.
Ghi nhận của PV Dân Việt, dọc các tuyến đường của TP.Huế nhiều phương tiện chết máy. Nhà cửa người dân phải đóng lại để tránh rác tràn vào.
Ghe, thuyền được người dân đưa ra chạy dọc đường phố để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đồng thời giải cứu những chiếc xe chết máy giữa đường.
Hình ảnh PV Dân Việt ghi vào sáng nay tại TP.Huế:
Nước ngập lênh láng nhiều tuyến phố ở Huế.
Ghe, thuyền được huy động để chở người, phương tiện.
Xe chết máy phải dắt bộ.
Nước và rác trôi nổi trên đường phố.
Xe máy để ở sân nhà cũng bị ngập.
Ô tô chết máy giữa đường Trường Chinh (TP.Huế).
Đường Mai Thúc Loan (TP.Huế) ngập sâu. Ảnh: Gia Huân
Nhiều đường phố trong thành phố Huế ngập sâu. Ảnh: Gia Huân
Đi lại khó khăn do nước dâng lên quá nhanh. Ảnh: Gia Huân
Theo Danviet
Chen chân ở chợ hải sản rạng sáng bên vịnh Hạ Long Đều đặn hàng ngày, cứ từ 2 giờ sáng, chợ hải sản họp ngay trên cảng cá phường Bạch Đằng, TP.Hạ Long (Quảng Ninh) lại đông vui, náo nhiệt. Những chiếc bóng đèn cao áp chiếu sáng một vùng sân cảng rộng chưa đầy 300m2, soi rọi những gánh cá, tôm, cua, ghẹ, mực..., với cả nghìn người chen chúc nhau mua, bán......