Anh, Nauy trừng phạt Myanmar
Anh hôm 18/2 thông báo áp đặt trừng phạt với ba tướng lĩnh Myanmar với cáo buộc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng sau cuộc đảo chính quân sự ở quốc gia này.
“Chúng tôi cùng các đồng minh quốc tế sẽ yêu cầu quân đội Myanmar chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền của họ và theo đuổi công lý cho người dân Myanmar”, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nhấn mạnh.
Theo đó, Anh sẽ lập tức phong tỏa tài sản và cấm đi lại với ba quan chức quân đội Myanmar, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mya Tun Oo, Bộ trưởng Nội vụ Soe Htut và Thứ trưởng Nội vụ Than Hlaing.
London cũng đang xúc tiến việc ngăn chặn viện trợ gián tiếp của nước này hỗ trợ chính phủ Myanmar do quân đội lãnh đạo.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab. (Ảnh: EPA-EFE)
Video đang HOT
“Quân đội và c ảnh sát Myanmar đã vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao gồm vi phạm quyền sống, quyền tự do hội họp, quyền không bị bắt hoặc giam giữ tùy tiện và quyền tự do ngôn luận”, tuyên bố của chính phủ Anh nêu rõ.
Trong một diễn biến liên quan, Na Uy cho biết nước này đã đóng băng viện trợ song phương cho Myanmar sau cuộc chính biến hồi đầu tháng.
“Cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2 đã thay đổi các điều kiện cho sự can dự của Na Uy vào Myanmar và là lý do khiến Na Uy đóng băng chương trình hợp tác chuyên môn giữa các cơ quan nhà nước Na Uy và Myanmar” , Bộ Ngoại giao Na Uy cho biết trong tuyên bố hôm 18/2.
Bộ này nói thêm rằng viện trợ cho người dân Myanmar, được phân phối thông qua các cơ quan và tổ chức từ thiện của Liên hợp quốc sẽ không bị ảnh hưởng bởi quyết định mới đây.
Na Uy năm 2021 chi ngân sách 7,84 triệu USD để thúc đẩy hoạt động các tổ chức công của Myanmar trong các lĩnh vực, gồm năng lượng tái tạo, môi trường và bảo vệ đại dương.
Số tiền bị đóng băng chủ yếu liên quan đến việc thanh toán của các chuyên gia Na Uy tham gia chương trình hợp tác và ở một mức độ nhỏ hơn khoản thanh toán cho các tổ chức của Myanmar.
Trước Anh, Mỹ cũng ban hành lệnh trừng phạt 10 quan chức quân sự ở Myanamar chịu trách nhiệm vụ đảo chính hôm 1/2. Nối gót Washington, New Zealand tuyên bố dừng mọi tiếp xúc cấp cao với Myanmar và áp lệnh cấm đi lại đối với các lãnh đạo quân đội nước này.
Thân tín của Aung San Suu Kyi bị bắt
Win Htein, lãnh đạo cấp cao đảng NLD, trợ lý chủ chốt của Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, bị bắt rạng sáng nay.
Kyi Toe, nhân viên báo chí của đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD), hôm nay đăng trên Facebook thông báo lãnh đạo đảng Win Htein đã "bị bắt lúc nửa đêm khi đang ở nhà con gái". Toe cho biết thêm ông Htein đang ở đồn cảnh sát ở Naypyidaw.
Htein là ủy viên Ủy ban Chấp hành Trung ương đảng NLD, đồng thời là người phát ngôn của cơ quan này. Ông được coi là một trong những trợ thủ thân cận nhất của Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi.
Lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) Win Htein trong một sự kiện ở Naypyitaw, Myanmar, hồi tháng 5/2017. Ảnh: Reuters.
Win Htein, 79 tuổi, trước đó đã gọi điện thoại cho Reuters thông báo ông đang bị các sĩ quan cảnh sát áp giải lên ô tô để di chuyển từ Yangon đến thủ đô Naypyidaw. Htein không nói ông có thể phải đối mặt với những tội danh nào.
"Họ là những người lịch sự nên tôi vẫn có thể gọi điện thoại. Chúng tôi đã liên tục bị đối xử tệ trong một thời gian dài. Tôi chưa bao giờ sợ họ vì cuộc đời tôi chưa làm gì sai trái", lãnh đạo NLD nói.
Htein bị bắt sau 4 ngày xảy ra đảo chính quân sự ở Myanmar, khiến Cố vấn Nhà nước Suu Kyi và loạt quan chức cấp cao của chính phủ dân sự bị bắt giữ. Cảnh sát Myanmar cáo buộc bà Suu Kyi nhập trái phép thiết bị liên lạc và bà sẽ bị giữ cho đến ngày 15/2 để điều tra.
Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị của Myanmar (AAPP) hôm 4/2 cho biết khoảng 147 người đã bị bắt giam kể từ sau cuộc đảo chính, trong đó bao gồm các nhà hoạt động, nhà lập pháp và quan chức trong chính phủ của bà Suu Kyi.
Cuộc đảo chính hôm 1/2 diễn ra vài giờ trước cuộc họp đầu tiên của quốc hội mới của Myanmar kể từ sau cuộc bầu cử tháng 11/2020, trong đó đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo. Tuy nhiên, quân đội Myanmar cáo buộc đã xảy ra gian lận bầu cử, buộc họ phải quyết định "hành động theo luật pháp".
Mỹ, Anh, Liên Hợp Quốc và EU đã lên án cuộc đảo chính, kêu gọi quân đội Myanmar sớm trao trả quyền lực cho chính phủ dân sự. Trung Quốc trong khi đó kêu gọi cộng đồng quốc tế không "làm trầm trọng thêm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình Myanmar". Các quốc gia như Thái Lan, Campuchia và Philippines lại khẳng định việc Suu Kyi bị bắt là "vấn đề nội bộ của Myanmar".
Hội đồng Bảo an bất đồng về Myanmar Các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ chưa thể ra tuyên bố chung sau cuộc họp khẩn về tình hình Myanmar, nhưng sẽ tiếp tục thảo luận. "Trung Quốc và Nga yêu cầu thêm thời gian. Tuyên bố chung đang tiếp tục được thảo luận", các nhà ngoại giao tiết lộ sau khi kết thúc cuộc họp kín trực tuyến kéo dài...