Ảnh: Nắng nóng kỷ lục, người dân Ấn Độ đối phó ra sao?
Nhiệt độ khắp Ấn Độ bắt đầu tăng lên do nắng nóng gay gắt. Hàng triệu người dân nước này có nguy cơ kiệt sức vì mất nước và say nắng.
Aljazeera hôm 18/5 đưa tin, Ấn Độ đã bước vào mùa hè năm 2023 với nắng nóng được dự báo ở mức kỷ lục.
Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) dự báo, từ tháng 4 đến tháng 6, người dân nước này sẽ phải chịu đựng nhiều đợt nắng nóng vượt ngưỡng trung bình. Ở một số khu vực, mức nhiệt có ngày vượt quá 45 độ C.
Ấn Độ là quốc gia có số người lao động chịu ảnh hưởng bởi nắng nóng nhiều nhất thế giới. Phần lớn trong số 1,1 tỷ người trong độ tuổi lao động ở Ấn Độ phải làm các công việc ngoài trời mà không có đầy đủ phương tiện che nắng.
“Thật khó để làm việc trong cái nóng bức bối này. Chúng tôi luôn có nguy cơ mất mạng vì nó. Chúng tôi buộc phải giảm giờ làm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế”, Mohammed Tabraiz, nhân viên xử lý rác ở New Delhi (thủ đô Ấn Độ), nói với Aljazeera.
Năm 2022, nắng nóng đã khiến 30 người thiệt mạng ở Ấn Độ, theo số liệu từ IMD.
Hồi tháng 4 năm nay, 13 người Ấn Độ đã chết do say nắng khi họ tham gia một sự kiện ngoài trời ở bang Maharashtra.
Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc, Ấn Độ là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là các đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài.
Trong thời tiết nắng nóng cực đoan, người dân Ấn Độ buộc phải tìm cách thích nghi và bảo vệ sức khỏe:
1. Bà Prema Devi, 70 tuổi, là người buôn bán trái cây nhiều năm ở thành phố New Delhi. Bà phải thường xuyên vẩy nước vào hoa quả để giữ cho chúng còn tươi trong cái nắng như thiêu như đốt.
“Thật khó để giữ chúng khỏi héo. Tôi phải giảm số hoa quả bày bán. Tôi cũng phải giảm giờ bán vì không chịu nổi nắng nóng”, bà Prema nói. (ảnh: Aljazeera)
Video đang HOT
2. Một đám trẻ ngồi trước chiếc quạt điện duy nhất của 15 gia đình sống dưới gầm cầu vượt ở thành phố New Delhi (ảnh: Aljazeera)
3. Manoj Kumar, một người bán nồi đất sét, đang gắn vòi vào nồi. Ở Ấn Độ, nhiều người không có tiền mua tủ lạnh đã chọn trữ nước trong nồi đất. Nồi đất giữ nước mát lâu hơn.
“Vào mùa hè, tôi làm 2.000 – 3.000 nồi đất để bán”, anh Manoj nói. (ảnh: Aljazeera)
3. Dưa hấu được bảo quản trong kho mát trước khi bán. Ở Ấn Độ, dưa hấu là loại quả rất được ưa chuộng vào mùa hè (ảnh: Aljazeera)
4. Deva Kumari – nông dân ở vùng Uttar Pradesh – đang chăm sóc cánh đồng lạc của mình. Sau nhiều vụ trồng lúa thất bát do nắng hạn, cô chuyển sang trồng lạc – loại cây tốn ít nước tưới hơn (ảnh: Aljazeera)
5. Người đàn ông dội nước vào đầu để giải tỏa cái nóng (ảnh: Aljazeera)
8. Arthi, 17 tuổi, phải dùng quạt tay để giải nhiệt. Gia đình cô sống ở New Delhi nhưng quá nghèo nên không có tiền mua quạt điện (ảnh: Aljazeera)
9. Một tiểu thương đang mời chào món sharbat ở New Delhi. Sharbat (nước ép trái cây kết hợp với đường, đá) là thức uống giải nhiệt truyền thống ở Ấn Độ (ảnh: Aljazeera)
10. Ở Ấn Độ, có dịch vụ cho thuê điều hòa, quạt hơi nước và tủ lạnh cho các gia đình nghèo (ảnh: Aljazeera)
11. Người đàn ông bán đá lạnh trong một khu chợ ở Old Delhi. Anh phải bán thật nhanh trước khi khối đá lạnh tan chảy hết (ảnh: Aljazeera)
Nguồn cung gạo toàn cầu nhận tin xấu từ Nam Á
Biến đổi khí hậu đang ngày càng tác động đến sự phân bố lượng mưa tại các quốc gia Nam Á, đan xen những ngày mưa dữ dội với những ngày khô hạn ảnh hưởng đến mùa vụ.
Một nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng khô cằn ở ngoại ô thành phố Ahmedabad, Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Theo Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD), Nam Á cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho mùa mưa moonson đến muộn vào tháng tới và những cơn mưa thất thường từ tháng 6 đến tháng 9, gây ra nắng nóng kéo dài và ảnh hưởng đến sản lượng lúa gạo tại khu vực cung cấp gạo hàng đầu thế giới.
Các nghiên cứu chỉ ra biến đổi khí hậu do con người gây ra đang khiến các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như sóng nhiệt có khả năng xảy ra cao gấp 30 lần. Nửa cuối tháng 4, nhiệt độ kỷ lục đã được thiết lập ở các vùng của Bangladesh và Ấn Độ.
IMD cho biết mùa mưa hàng năm, chiếm 70% lượng mưa của cả nước, dự kiến đổ bộ vào bang Kerala phía Nam nước này vào ngày 4/6 thay vì ngày 1/6 như thường lệ.
Công ty tư nhân Skymet Weather dự báo do ảnh hưởng từ mối đe dọa hiện hữu El Nino, lượng mưa năm nay sẽ thấp hơn một chút so với những năm thông thường.
El Nino và La Nina là hai hiện tượng khí hậu trái ngược nhau trên Thái Bình Dương. La Nina thường mang lại thời tiết mát mẻ, ẩm ướt hơn, trong khi El Nino báo trước khí hậu nóng hơn, khô hơn. Các mô hình khí hậu trên toàn cầu cho thấy "khả năng cao" El Nino quay trở lại vào tháng 6 và thay thế La Nina.
Mahesh Palawat, Phó Chủ tịch phụ trách khí tượng và biến đổi khí hậu của Skymet Weather, cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng mùa mưa có thể đến chậm hơn và có một số lý do khiến các dòng hải lưu không thể hình thành. Nếu đến chậm từ 4-5 ngày, nhiệt độ sẽ không giảm".
Ông Palawat cho biết mùa mưa moonson xuất hiện muộn là do bị gián đoạn bởi một cơn bão xoáy trên Biển Arab cũng như sự xuất hiện của cơn bão Fabien trên Ấn Độ Dương. Chuyên gia này cho biết thêm hướng gió trên Vịnh Bengal cũng có thể lệch hướng vào đầu tháng 6.
Điều đó có nghĩa là một số khu vực nhất định ở như ven biển Kerala và Karnataka có khả năng hứng chịu mưa lớn.
Palawat cho biết còn quá sớm để dự đoán lượng mưa moonson trên khắp miền Trung, miền Đông và miền Bắc của Ấn Độ.
Trong khi đó, ông Raghu Murtugudde, giảng viên tại Viện Công nghệ Ấn Độ Bombay và là giáo sư danh dự tại Đại học Maryland, cho hay khí hậu đang chuyển từ mùa đông La Nina sang mùa hè El Nino và đây có thể là một tin xấu.
"Sự xuất hiện của mùa mưa có thể bị kéo chậm lại và chúng ta có thể bị thâm hụt lượng mưa khá lớn", chuyên gia Murtugudde giải thích. Tuy nhiên, tác động đối với mùa màng có thể kiểm soát được nếu dự đoán của IMD về mùa mưa hàng năm đúng.
Khí hậu của vùng Nam Á hiện đang trở thành mối quan tâm của toàn cầu vì Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam là ba nhà cung cấp gạo hàng đầu thế giới.
Chuyên gia Palawat cho biết biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng đến sự phân bố lượng mưa của mùa mưa với những ngày mưa dữ dội xen kẽ với những ngày khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến mùa màng, mặc dù tổng lượng mưa tổng theo mùa có thể tương đương với những năm trước.
"Điều này không có lợi cho nông dân vì nó không có thời gian để nước ngầm phục hồi và dẫn đến tình trạng lũ quét", ông Palawat giải thích.
Trong suốt 20 năm qua, sự nóng lên toàn cầu đã khiến hệ thống gió mùa phát triển trên Vịnh Bengal, sau đó chuyển hướng từ hướng Đông Bắc sang hướng Tây, làm giảm lượng mưa trên các vùng vựa ngũ cốc phía Bắc của Ấn Độ.
World Weather Attribution, một tổ chức hợp tác học thuật, ngày 17/5 cho biết toàn cầu nóng lên 1,2 độ kể từ cuối những năm 1800 đồng nghĩa với việc những hiện tượng thời tiết cực đoan 100 năm mới xảy ra một lần như đợt nắng nóng ở Bangladesh và Ấn Độ có khả năng rút gọn tần suất xuống còn 5 năm một lần.
Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2 độ, những sự kiện như vậy có thể xảy ra ít nhất 2 năm một lần.
Friederike Otto, Giảng viên cao cấp về Khoa học Khí hậu tại Viện Biến đổi Khí hậu Grantham cho biết, các kiểu mưa thất thường như mùa mưa moonson có thể khuếch đại tác động và dẫn đến các đợt nắng nóng ẩm. "Chúng tôi thấy rằng biến đổi khí hậu làm tăng đáng kể tần suất và cường độ của các đợt nắng nóng, một trong những sự kiện thời tiết nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, các kế hoạch hành động ngăn ngừa nắng nóng lại được triển khai rất chậm trên toàn cầu", nữ giảng viên báo động.
Liên hợp quốc dự báo dân số thế giới sẽ lên 8 tỷ người vào giữa tháng 11 Liên hợp quốc (LHQ) ước tính dân số thế giới sẽ lên 8 tỷ người vào giữa tháng 11 và con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong những thập kỷ tới dù ở tốc độ chậm hơn và không đồng đều giữa các khu vực. Người dân Ấn Độ trên đường phố ở Kolkata, tháng 7/2011. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN LHQ...