Anh, Mỹ, Pháp và Đức từ chối bình thường hóa quan hệ với Syria
Bốn quốc gia phương Tây trên tuyên bố sẽ không bình thường hóa quan hệ với Syria cho đến khi tìm được giải pháp chính trị đối với cuộc nội chiến ở nước này.
Khói đen bốc lên sau một cuộc giao tranh tại Raqqa, Syria năm 2017. Ảnh: Reuters
“Chúng tôi không bình thường hóa quan hệ với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Assad. Chúng tôi cũng không tài trợ cho quá trình tái thiết sau những thiệt hại do xung đột, chúng tôi cũng không dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Vì lợi ích của người dân Syria, chúng tôi sẽ không bình thường hóa cho đến khi đạt được tiến trình đích thực và lâu dài hướng tới một giải pháp chính trị”, tuyên bố chung giữa Anh, Mỹ, Pháp và Đức đưa ra nhân kỷ niệm tròn 12 năm xung đột Syria nêu rõ.
Các nước phương Tây này cho biết họ đã ban hành biện pháp miễn trừ trừng phạt khẩn cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cứu trợ nhân đạo tới các khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất ở Syria hồi tháng 2.
Tuy nhiên, bất chấp động thái kể trên, cách tiếp cận chung đối với chính phủ Syria vẫn không thay đổi.
Video đang HOT
Bốn quốc gia phương Tây đã lên tiếng kêu gọi về một tiến trình chính trị do Syria dẫn đầu và được Liên hợp quốc hỗ trợ phù hợp với Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Phong trào biểu tình chống chính phủ ở Syria nổ ra ngày 15/3/2011. Các lực lượng biểu tình sau đó đã lan ra tất cả các thành phố lớn, kêu gọi tiến hành cải cách dân chủ cũng như yêu cầu Tổng thống Bashar al-Assad phải từ chức. Những sự kiện đó đã dẫn đến một cuộc đối đầu vũ trang giữa chính phủ và phe đối lập, sau đó trở thành nội chiến với sự tham gia của các quân đội quốc tế.
Pháp thúc đẩy sự ủng hộ năng lượng hạt nhân trong EU
Reuters ngày 27/2/2023 đưa tin, hôm thứ Ba (28/2), Pháp sẽ tổ chức một cuộc họp của Bộ trưởng Năng lượng với 12 quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu (EU), để thúc đẩy một liên minh các quốc gia ủng hộ năng lượng hạt nhân trong các chính sách năng lượng của EU.
Nhà máy điện hạt nhân Tricastin, ở Saint-Paul-Trois-Chateaux, Pháp. Ảnh: Reuters/Eric Gaillard.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh tranh chấp ngày càng gia tăng giữa Pháp và các quốc gia có cùng chí hướng muốn EU có nhiều chính sách hơn để thúc đẩy năng lượng hạt nhân như một nguồn năng lượng carbon thấp, và những quốc gia như Đức và Tây Ban Nha cho rằng nhiên liệu này không nên được đặt ngang hàng với năng lượng tái tạo.
Một quan chức Pháp cho biết cuộc họp sẽ do Bộ trưởng Năng lượng Pháp Agnes Pannier-Runacher triệu tập bên lề cuộc họp của các Bộ trưởng Năng lượng các nước EU tại Stockholm, tập trung vào đóng góp của năng lượng hạt nhân cho các mục tiêu biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng.
Quan chức Pháp cho biết mục đích của cuộc họp nhằm hình thành một liên minh ủng hộ năng lượng hạt nhân với các quốc gia khác trước các cuộc đàm phán của EU, tuy nhiên không nêu rõ cuộc đàm phán này liên quan đến chính sách nào.
Các quốc gia sẽ tham dự là Romania, Bulgaria, Slovenia, Cộng hòa Séc, Thụy Điển, Ý, Slovakia, Ba Lan, Hungary, Croatia, Hà Lan, Phần Lan, cũng như Ủy ban châu Âu.
Bất đồng sâu sắc liên quan đến năng lượng hạt nhân trong EU
Hiện nay, từng thành viên EU chịu trách nhiệm về hỗn hợp năng lượng quốc gia của mình và có quan điểm khác nhau về năng lượng hạt nhân.
Bộ trưởng Năng lượng Hà Lan Rob Jetten cho biết Hà Lan hoan nghênh sự hợp tác năng lượng trong EU, nhưng lưu ý rằng Hà Lan không đồng ý với Pháp về một số điểm, trong đó quan điểm của Hà Lan cho rằng EU nên ưu tiên hydro dựa trên năng lượng tái tạo trước các dạng nhiên liệu có hàm lượng carbon thấp khác. Bộ trưởng Rob Jetten hoan nghênh cuộc họp như một diễn đàn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với các quốc gia hạt nhân.
Các quốc gia như Pháp, Thụy Điển và Hungary đã sử dụng năng lượng hạt nhân, trong khi Ba Lan muốn xây dựng các lò phản ứng đầu tiên. Áo và Luxembourg phản đối nguồn năng lượng này, với lý do lo ngại về chất thải phóng xạ và an toàn. Một số nước khác, trong đó có Đức, đang loại bỏ dần các lò phản ứng hạt nhân.
Sự bất đồng về cách xử lý năng lượng hạt nhân đã làm trì hoãn các cuộc đàm phán về các mục tiêu năng lượng tái tạo mới của EU, sau khi Paris thúc đẩy việc đưa hydro có nguồn gốc từ năng lượng hạt nhân vào các mục tiêu năng lượng carbon thấp và năng lượng tái tạo.
Các quan chức EU nói rằng tranh chấp này đang lan sang các chính sách khác. Tuần trước, các nước EU đã thất bại trong việc thống nhất các ưu tiên trong chính sách ngoại giao về biến đổi khí hậu do tranh chấp về năng lượng hạt nhân, vốn cũng đang đe dọa số phận của một dự án đường ống dẫn khí hydro trị giá hàng tỷ euro.
Pháp, Đức kêu gọi ngăn chặn xung đột gia tăng tại Bờ Tây Ngày 27/2, Pháp đã ra tuyên bố phản đối vụ tấn công của người định cư Israel tại khu Bờ Tây, nhấn mạnh các hành vi bạo lực nhằm vào người dân Palestine là không thể chấp nhận. Người biểu tình Palestine đụng độ với lực lượng an ninh Israel tại Beita, phía nam thành phố Nablus của Bờ Tây. Ảnh tư liêu:...