Anh muốn em “cắt máu” thì con em sống bằng gì?
Dân bất động sản không ai xa lạ với vấn nạn “cắt máu” trên thị trường hiện nay. Nhiều môi giới chán nản, phải bỏ nghề, khách hàng lãnh hậu quả cũng vì chuyện này.
Dưới đây là chia sẻ của My Lan, môi giới bất động sản có thâm niên tại TP.HCM.
“Cắt máu” là từ khá thông dụng trong dân môi giới. Họ có thể chiết khấu một phần hay toàn bộ phần hoa hồng khi thực hiện một giao dịch cho khách hàng. Mục đích có thể là để chạy đua doanh số hoặc tranh khách, kiếm 1 chút hoa hồng.
Việc “cắt máu” như vậy đúng hay sai thì cũng tùy tình huống để phán xét. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là không bao giờ cắt máu, thà mất giao dịch đó. Trong nhiều trường hợp đã trải qua, cũng có lúc mất khách nhưng đa phần là khách suy nghĩ lại và bỏ qua chuyện “cắt máu”.
Môi giới “cắt máu” khá phổ biến trên thị trường
Có 1 câu chuyện xảy ra cũng khá lâu nhưng tôi vẫn còn nhớ mãi. Lúc đó, tôi mới sinh em bé 5 tháng và mới đi làm trở lại. Hoàn cảnh gia đình cũng đang lúc khó khăn. Đi làm 2 tháng chưa có giao dịch nào. Đang chán nản thì có khách hàng đến công ty và muốn mua 1 căn hộ tại dự án quận 7.
Gặp lần đầu tiên, khách từ Hà Nội vào mua đầu tư. Sau khi dẫn đi xem dự án tôi thấy khách rất tiềm năng. Tôi gợi ý anh nên đặt giữ chỗ để chọn căn đẹp, để lâu sợ khách khác mua mất. Tuy nhiên, anh nói còn ở Sài Gòn vài ngày nữa nên chưa vội và sẽ liên hệ lại sau.
Chiều hôm sau, tôi gọi lại anh để hỏi anh đã có quyết định gì về căn hộ đó chưa. Tôi khá bất ngờ, khi anh nói, anh đồng ý mua, nhưng môi giới khác đang chào bán cho anh với mức chiết khấu 20 triệu. Anh hỏi tôi có thể chiết khấu mức đó không?
Tôi nhẩm tính, đi làm 2 tháng, cộng chi phí cũng hết đứt 15 triệu. Bán căn này phí cùng lắm 23 triệu, chiết khấu 20 triệu thì lỗ nặng, cả gia đình sẽ sống bằng gì…Tôi lấy hết bình tĩnh, xin gặp anh café để trao đổi thêm. Sau khi gặp và trình bày hoàn cảnh khó khăn, anh nói sẽ suy nghĩ lại. Ngay sáng hôm sau, anh lên công ty đặt cọc mà không cần “cắt máu”.
Có thể có người nói tôi gặp may. Nhưng thử nghĩ mà xem, điều gì sẽ xảy ra khi môi giới phải “cắt máu”? Ai sẽ được lợi trong câu chuyện này? Hậu quả sẽ ra sao?
Môi giới “cắt máu” để bán được hàng thì coi như không đủ bù chi phí. Làm sao có thể làm việc hết mình vì khách hàng được? Chưa nói họ có thể làm việc vô trách nhiệm sau đó.
Video đang HOT
Làm việc với môi giới trong tình huống đó, liệu khách hàng có được lợi không? Có thể họ được giảm 20 triệu nhưng khi xảy ra chuyện thì ai đứng ra hỗ trợ? Rồi những lời tư vấn sau đó liệu có thực sự vì lợi ích khách hàng?
Tôi từng chứng kiến nhiều trường hợp khách hàng trả giá đắt vì đòi “cắt máu”. Phần thiệt này còn lớn hơn nhiều so với phần chiết khấu từ môi giới.
Có người nghĩ rằng môi giới “cắt máu” thì chủ đầu tư vẫn được lợi vì họ bán được hàng. Tuy nhiên, thực tế không hẳn là như vậy. Đơn giản là khách hàng sẽ cảm nhận ra sao khi cùng 1 dự án mà mỗi môi giới chào mỗi giá, chính sách khác nhau? Sự thiếu minh bạch như vậy chỉ làm khách hàng thấy bất an hơn và nghi ngờ uy tín của chủ đầu tư.
Là 1 người môi giới, tôi nghĩ nên trau dồi kiến thức, kỹ năng, am hiểu về thị trường, sản phẩm để mang lại thông tin tư vấn có giá trị nhất cho khách hàng. Đây là cạnh tranh lành mạnh và bền vững. Nếu bạn phải “cắt máu” thì cũng đồng nghĩa bạn đang tự làm hại mình và làm cho thị trường càng mất niềm tin mà thôi.
Theo_VietNamNet
Môi giới địa ốc đẳng cấp không thể không biết những điều này
Bạn có thể là người hiểu sâu về các dự án, có nhiều kiến thức hỗ trợ... nhưng nếu thiếu kỹ năng chốt khách, thì rất khó để thành công với nghề môi giới.
Dưới đây là kinh nghiệm chốt khách được đúc kết qua thực tế của Kerry Le, môi giới có nhiều năm trải nghiệm tại thị trường TP.HCM.
Theo Kerry Le, bán bất động sản có giá trị lớn chưa bao giờ được coi là việc dễ dàng, đặc biệt với những bạn nhân viên mới. Tuy nhiên, chỉ cần nắm một số lưu ý cơ bản về chốt khách có thể giúp công việc có hiệu quả hơn.
Chốt khách là kỹ năng quan trọng của nghề môi giới
Thứ nhất: Hãy định hình cho mình phong cách chốt khách
Trong thực tế, có bạn chốt theo phong cách "nồng nhiệt", tức là nhồi thông tin nhiều cho khách hàng khiến khách hàng nóng lên trong từng câu nói và hối khách hàng xuống tiền.
Có bạn thì chốt theo phong cách "lạnh lùng", tư vấn từ từ rồi đề nghị khách hàng xuống tiền. Sau đó im lặng để khách hàng suy nghĩ và quyết định.
Có bạn chốt theo phong cách "dễ thương", khách hàng nắm đủ thông tin, thích thú với sản phẩm và người bán hàng. Sau đó, mua hàng với niềm vui phấn khởi...
Mỗi phong cách sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Ví dụ: Bạn chọn phong cách "nồng nhiệt". Gặp khách hàng không thích bị hối, khách hàng sẽ đi và không trở lại. Nhưng nếu khách thích bạn, có thể chốt nóng giao dịch ngay lần gặp đầu tiên. Do vậy, cần ứng biến linh hoạt tùy vào tính cách của mình và đối tượng khách hàng cụ thể.
Thứ 2: Hãy nghiên cứu thật kỹ thông tin dự án và cảm nhận giỏ hàng
Nếu bạn bán hàng mà ít để ý tới cập nhật giỏ hàng hằng ngày tức là bạn đang nằm ngoài cuộc chơi bán hàng. Khi bạn cập nhật giỏ hàng bạn sẽ nhận thấy được sức nóng của dự án, vẻ đẹp của từng căn, bạn sẽ giải thích được căn nào đẹp căn nào sốt, để có thể tăng sức nóng trong câu từ bạn truyền tải tới khách hàng. Khi bạn quan tâm tới giỏ hàng, thì bạn có thể ngay lập tức tư vấn chọn được căn cho khách hàng, sau khi nghe xong nhu cầu của khách.
Thứ 3: Không tự tin bạn không thể chốt được khách
Nếu bạn yêu sản phẩm của bạn bán, tự tin với tất cả thông tin về dự án, thì bạn sẽ tư vấn rất lưu loát, trôi chảy. Sự tự tin của bạn sẽ mang đến cho khách hàng sự an tâm. Nếu bạn đặt bạn vào vị trí người mua nhà bạn được 1 nhân viên tư vấn nhìn sáng sủa, nói năng ngon lành, tự tin nhanh nhẹn thì có lẽ bạn sẽ thích nhân viên đó.
Thứ 4: Hãy sử dụng ngôn từ khẳng định
Sự khác biệt của những nhân viên kinh nghiệm và nhân viên chưa có kinh nghiệm là thời điểm nói "chốt" và câu từ "chốt. Hãy tham khảo những lời "chốt" gợi ý nhé!
Vậy anh chị quyết định lấy căn này nhé! (thay vì nói "Anh có thể lấy căn này được không?)
"Cuối cùng" - Hôm nay là buổi cuối cùng chương trình khuyến mãi đặc biệt của dự án rồi, anh chị quyết định luôn nhé!
Căn này là căn đẹp cuối cùng của đợt bán hàng này rồi, anh chị quyết định luôn nhé!
"tranh giành"- Căn này là căn rất hot, em có mấy khách đang đòi lấy nhưng em quyết dành để cho anh chị, anh chị quyết lấy luôn nhé!...
"Nếu là em, em cũng chọn mua căn này, người thân của em, em cũng tư vấn mua dự án ngay tầng 10...".
Thứ 5: Tránh tỏ ra mình là người mới vào nghề và yếu kinh nghiệm
Một số bạn mới thường mắc phải điểm này. Khi nói chuyện với khách hàng, lỡ có sơ suất gì đó, là nói với khách "anh chị thông cảm, em mới làm bất động sản". Thực ra, câu nói này có khách thông cảm, có khách không. Trao niềm tin tiền tỉ thông qua một nhà môi giới mới vào nghề thì thực sự không ít người sẽ e ngại. Có thể khách hàng sẽ tìm một nhà môi giới khác.
Vì vậy, hãy tự tin và chứng minh cho khách hàng thấy "bạn là một nhà môi giới chuyên nghiệp và có nhiều năm làm việc trong ngành môi giới bất động sản". Em bán 5,6 căn tại dự án này rồi, em làm bất động sản 2 - 3 năm rồi, bán nhiều dòng sản phẩm cao cấp nên em cảm nhận được rất rõ vẻ đẹp của căn nhà anh chị chọn, anh chị lấy căn này nhé! Em tin anh chị đã lựa chọn đúng...
Thứ 6: Dùng phương pháp "năn nỉ"
Nếu khách hàng còn phân vân giữa 2 nhân viên tư vấn bạn hãy thử cách này, để đánh vào lòng trắc ẩn của khách hàng.
"Anh chị mua ủng hộ bé A nhé, giờ bé ấy mới vào nghề, gia đình khó khăn, bé còn nuôi em và 2 ba mẹ già ở quê, tội lắm! Coi như anh chị mua nhà nhưng lại đang làm 1 việc tốt".
"Em sinh viên mới ra trường, lương thấp, vất vả lắm mới tìm được anh chị. Giờ anh chị mua ủng hộ em căn này nhé".
"Anh mua em đi mà" bạn nữ nào giọng dễ thương kết hợp ngoại hình thì cách này khá hiệu quả...
Bạn có thể sử dụng linh hoạt phương pháp này nhưng đừng sa đà quá, tránh ảnh hưởng tới cái nhìn của khách hàng vào nhà môi giới.
Theo_VietNamNet
Môi giới khóc ròng vì khách truy chuyện thế chấp dự án "Tại sao dự án đã thế chấp rồi mà em lại bán cho chị? Nếu em không làm rõ chuyện này chị sẽ lôi công ty ra tòa. Lúc nào cũng giới thiệu là công ty uy tín mà làm ăn kiểu gì vậy?..." Câu chuyện của Hoàng Nam, môi giới tại Q.2, kể về việc khách hàng truy vấn tới tấp như...