Anh muốn cấm những kẻ gia nhập IS về nước
Thủ tướng Anh David Cameron hôm qua tiết lộ dự luật chống khủng bố mới, bao gồm quyền tước hộ chiếu của các phần tử gia nhập Nhà nước Hồi giáo, cấm các hãng hàng không hạ cánh nếu không cung cấp thông tin hành khách.
Thủ tướng Anh David Cameron. Ảnh PA
Theo Telegrah, ông Cameron đưa ra thông báo trên trong bài phát biểu trước quốc hội Australia vào ngày 13/11, trước thềm Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20). Ông cho biết Anh phải thực thi các biện pháp đối phó do “những chiến binh ngoại quốc lên kế hoạch tấn công người dân đất nước chúng tôi”.
Theo “sắc lệnh loại trừ tạm thời” mới, chiến binh người Anh tham chiến ở Syria và Iraq bị cấm trở về nước, hoặc nếu được về, họ sẽ bị theo dõi nghiêm ngặt. Lệnh cấm trở về nước sẽ kéo dài hai năm và có thể bị gia hạn thêm một lần nữa. Những người cố tình trở lại Anh sẽ nhận án tù 5 năm.
Dự luật Thủ tướng Anh đưa ra cũng cho phép các quan chức hải quan, cảnh sát ở sân bay thu hộ chiếu của các nghi phạm khủng bố ngay tại sân bay.
Video đang HOT
Ngoài ra, các hãng hàng không bị cấm chở các nghi phạm khủng bố trở lại Anh và phải tiến hành sang lọc hành khách thêm, nếu được yêu cầu. Họ cũng sẽ phải chia sẻ thông tin về hành khách. Nếu không tuân thủ, các hãng hàng không sẽ bị phạt dân sự, trong đó có việc cấm hạ cánh xuống Anh.
Hơn 500 người Anh đã tới Iraq và Syria để gia nhập IS, và một nửa trong số họ được cho là đã trở về nước. Hơn 200 người đã bị bắt vì đe doạ khủng bố trong năm qua.
Vân Trang
Theo VNE
Mỹ lên kế hoạch tuyển dụng hàng ngàn chiến binh mạng
Theo một báo cáo mới của Lầu Năm Góc, Mỹ sẽ phải mở rộng lực lượng chiến binh mạng. Theo đó, toàn bộ lực lượng Quân đội, Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến của Mỹ đang triển khai chiến thuật tuyển dụng mới nhằm đảo bảo ưu thế của Mỹ trong không gian mạng.
Ảnh minh họa.
Báo cáo cũng vạch ra những nỗ lực cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu hiện tại của Bộ Tư lệnh không gian mạng Mỹ về kế hoạch thành lập "Đặc nhiệm mạng" - tuyển dụng 133 nhóm chiến binh mạng vào cuối năm 2016. Đó chỉ là sự khởi đầu cho kế hoạch tuyển dụng của bộ phận an ninh mạng, một lĩnh vực nhiều khả năng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ dù kế hoạch cắt giảm ngân sách ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận của quân đội Mỹ.
"Đó là kế hoạch được Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra nhằm tăng cường năng lực cho Đặc nhiệm mạng và cung cấp những kỹ năng chuyên môn độc nhất", góp phần thực hiện mục tiêu đảm bảo an toàn an ninh mạng cho Mỹ.
Báo cáo mang tên "Phân tích sứ mệnh hoạt động mạng" được gửi đến Capitol Hill đầu tháng Chín và đã được Quốc hội Mỹ ủy nhiệm hồi năm ngoái, giữa những mối lo ngại rằng các kế hoạch ban đầu vẫn còn nhiều thiếu sót.
Báo cáo cũng nói rõ lực lượng lính dự bị đóng vai trò rất quan trọng trong an ninh mạng, nhưng lại không nói rõ chi tiết, mà chỉ nêu lên "hãy còn quá sớm để đưa ra kế hoạch cụ thể".
Các quan chức quốc phòng Mỹ nhận thức rõ việc tuyển dụng và duy trì lực lượng an ninh mạng là rất khó khăn vì các tổ chức và công ty tư nhân luôn sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các nhân sự có chuyên môn.
Dù vậy, báo cáo cho rằng "một số chuyên gia an ninh mạng có thể nhận được mức lương cao hơn khi làm các công việc an ninh mạng dân sự, song việc trở thành một quân nhân an ninh mạng sẽ mang lại trải nghiệm độc đáo và cơ hội thực hiện các nhiệm vụ trong mạng quân sự mà các công ty tư nhân không thể có".
Tuyển dụng lực lượng mạng là một thách thức bởi các ứng viên phải có những kiến thức và kỹ năng đặc thù. Chính vì thế, các nhà tuyển dụng đang phát triển "bài kiểm tra mạng" để đánh giá khả năng của các ứng viên quân sự trong các kỹ năng mạng và máy tính.
Nhiều vị trí tuyển dụng trong các bộ phận an ninh mạng còn yêu cầu ứng viên ký vào các thỏa thuận "làm thêm", tương tự như những người thi tuyển vào ngành phi công hay một số vị trí trong ngành công nghiệp hạt nhân, bởi vì báo cáo cho biết các vị trí an ninh mạng cần trải qua quá trình đào tạo lâu dài và tốn kém. Chẳng hạn, lực lượng Hải quân Mỹ đang đưa ra lựa chọn tăng bậc lương cho một số người tòng quân có nền tảng an ninh mạng nếu họ đồng ý tòng quân trong 6 năm.
Bộ Tư lệnh không gian mạng Mỹ (CYBERCOM) đã đưa ra một khóa đào tạo 24 tuần, đồng thời đang phát triển các tiêu chuẩn chung và một "Hội đồng tuyển dụng và đào tạo cá nhân", xem xét các điều kiện trong đó các thành viên quân đội có kỹ năng an ninh mạng song lại muốn từ bỏ chế độ đào tạo bắt buộc. Ngoài ra, cũng có những quy định đối với các trường hợp một số chuyên gia an ninh mạng không muốn theo đuổi các yêu cầu nghề nghiệp và cho phép họ trở lại phục vụ trong những vị trí khác liên quan đến an ninh mạng.
Báo cáo cho rằng, các chiến binh mạng cũng có thể cần một môi trường đào tạo tinh vi, cung cấp những trải nghiệm thực tế tương tự như đối với các chuyên gia vũ khí chiến đấu.
Những chiến binh mạng muốn ra quân có thể sẽ được chính phủ Mỹ khuyến khích gia nhập lực lượng dự bị hoặc trở thành người của Bộ Quốc phòng, đó cũng là một phần nỗ lực của quân đội Mỹ nhằm bảo toàn khoản đầu tư vào công tác đào tạo.
Theo VnReview
SỐC: Cảnh sát Anh để lọt nghi phạm Hồi giáo cực đoan Tờ Daily Mail vừa đưa thông tin gây sốc, cảnh sát Anh từng bắt giữ một thanh niên theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan nhưng sau đó thả ra để tay này trốn sang Syria, gia nhập IS. Omar Hussain, một thanh niên 27 tuổi có tư tưởng Hồi giáo cực đoan, từng làm bảo vệ tại một siêu thị ở Morrison...